Câu hỏi luân lý về dự án Salk Institute ở Mỹ tạo ra phôi thai khỉ có tế bào người

Human cells were grown in an early monkey embryo

Nguồn hình ảnh, Weizhi Ji/Kunming Univ of Science and Technology

Chụp lại hình ảnh,

Tế bào người được cấy trong phôi thai khỉ

Nhóm khoa học gia quốc tế do từ Viện Salk Institute ở Hoa Kỳ vừa công bố nghiên cứu về việc cấy và nuôi tế bào người trong phôi thai khỉ trên tạp chí Cell (Tế bào).

Trang web của Salk Institute cho biết họ có dùng phương pháp của một nhóm khoa học gia từ ĐH Khoa học và Công nghệ Côn Minh, Trung Quốc trong thí nghiệm này.

Dù phôi trong phòng thí nghiệm được hủy sau 20 ngày, công trình do Giáo sư Prof Juan Carlos Izpisua Belmonte chỉ đạo đã gây tranh cãi trên thế giới, và gặp phải phản đối của một số nhà khoa học.

Ông Belmonte cũng là trưởng nhóm nghiên cứu đã tạo ra phôi lai người và heo (human-pig hybrid) đầu tiên năm 2017.

'Đạt tiêu chuẩn đạo đức, và vì y học'

Trả lời báo chí, ông khẳng định công trình 'tế bào người trong bào thai khỉ' đạt các tiêu chuẩn về đạo đức và luân lý.

Theo ông Belmonte thì mục đích của nghiên cứu là vì y tế phục vụ con người.

Tuy vậy, một số nhà khoa học khác đã phản đối công trình này.

Nữ TS Anna Smajdor từ trường Y ở Norwich của ĐH East Anglia, Anh Quốc nói công trình này "tạo ra thách thức nghiêm trọng về pháp luật và đạo lý".

"Các nhà khoa học thực hiện nghiên cứu này nói những bào thai trộn chủng loài (chimeric embryo) đem lại những cơ hội mới vì chúng ta không thể thực hiện nghiên cứu đó trên cơ thể người, nhưng các bào thai này là người hay không thì là câu hỏi lớn."

GS Julian Savulescu, giám đốc 'Oxford Uehiro Centre for Practical Ethics', một trung tâm nghiên cứu về các luân lý thực hành tại ĐH Oxford, nói những gì các khoa học gia Mỹ và TQ vừa làm "mở ra hộp Pandora (hàm ý các rủi ro không biết trước được) dẫn tới việc tạo ra quái vật lai người."

Ông nhận định rằng dù bào thai khỉ trong thí nghiệm trên bị hủy sau 20 ngày nhưng mục tiêu của công trình đó là để "tạo nguồn nuôi các bộ phận cơ thể người".

Nhân câu chuyện này, báo chí quốc tế nhắc tới các chuyện huyền thoại về 'quái vật lai giữa các loài' (chimera).

Tuy thế, theo định nghĩa của y sinh hiện đại thì chimera là bất cứ cơ thể nào có tế bào từ hai loài khác nhau ngày càng tiến gần khả năng tạo ra vật lai với người.