Ba chuyện không tưởng khi mang thai

Thứ Năm, 08 Tháng Hai 201810:00 SA(Xem: 6903)
Ba chuyện không tưởng khi mang thai
bbc.com
Claudia Hammond BBC Future

bà bầu Bản quyền hình ảnh INTI OCON/AFP/Getty Images
Image caption Những bà bầu được căn dặn nên thay đổi nhiều khía cạnh của cuộc sống, từ việc ăn uống đến việc đi máy bay - Ảnh chỉ mang tính chất minh họa

Những bà bầu được căn dặn nên thay đổi nhiều khía cạnh của cuộc sống, từ việc ăn uống đến việc đi máy bay. Có đúng thế không?

Phụ nữ được nghe rất nhiều lời khuyên lạ tai khi bạn bè và gia đình biết họ mang thai.

Mặc dù chúng thường là có lý, tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, những lời khuyên này có rất ít cơ sở khoa học. Ở đây chúng ta xét 3 trong số những chuyện không tưởng dai dẳng nhất.

Ăn bằng hai

Thật đáng buồn là để nuôi một bào thai không cần thêm nhiều calo đâu. Ngay cả trong ba tháng cuối của thai kỳ, Ngoài số 2000 calo ăn hàng ngày, phụ nữ chỉ cần thêm 200 calo nữa một ngày. Đó là tương đương với một bánh vòng hoặc một thìa canh đầy xốt mayonnaise, có gì nhiều đâu.

Phụ nữ thậm chí có thể làm theo một kế hoạch ăn kiêng mà không làm hại đến trẻ sơ sinh. Thực tế, chế độ ăn uống lành mạnh, không nhằm giảm cân, cho thấy là nó mang lại lợi ích cho người mẹ và em bé. Một phân tích tổng hợp của 44 thử nghiệm chọn ngẫu nhiên với số liệu từ 7.000 phụ nữ, được kết hợp và phân tích lại, cho thấy rằng những người theo kế hoạch ăn kiêng thì trung bình tăng trọng lượng 3,84 kg it hơn vào cuối ký mang thai so với phụ nữ trong các nhóm được kiểm tra.


Trong những nghiên cứu này, một số phụ nữ ăn uống kiêng theo chế độ cân bằng thông thường, một số khác theo chế độ ăn kiêng glycemic thấp. Điều này không gây khác biệt gì cho trọng lượng trẻ sơ sinh, nhưng chủ yếu, làm giảm nguy cơ tiền sản giật, tức rối loạn huyết áp mà nó là một trong những biến chứng phổ biến nhất khi có thai.

Hết đau khi kinh nguyệt

Mất một ngày mỗi tháng giữ bịch nước ấm ép vào bụng sẽ là việc của quá khứ một khi bạn sinh con, hoặc đó là những điều người ta nói với bạn. Mức đau, nếu có, mà phụ nữ phải chịu trong kỳ kinh nguyệt là rất khác nhau tùy người, một nửa số phụ nữ may mắn là ít khi bị hoặc không bao giờ bị đau. Đối với những người bị đau, bạn sẽ yên tâm nghĩ rằng sau khi có con, sẽ không bị đau nữa, nhưng không đơn giản như vậy đâu.

Bản quyền hình ảnh Angel Valentin/Getty Images
Image caption Việc sinh con sẽ giúp một số phụ nữ ít đau khi có kinh nguyệt

Mức nghiêm trọng của cơn đau trong kỳ kinh nguyệt là thay đổi theo năm tháng, thường là ít đi theo tuổi tác. Điều này thường được cho rằng là do có nhiều con. Nhưng vào năm 2006, một nhóm nghiên cứu ở Đài Loan tiến hành một nghiên cứu với phụ nữ trên 40 tuổi, và thấy rằng khi họ càng lớn tuổi, cơn đau của họ càng giảm, mặc dù không một ai trong số họ có con. Điều này đặt ra câu hỏi là tuổi tác hay việc đẻ con đã gây ra sự khác biệt.

Để cố gắng chứng minh điều gì đang xảy ra, nhóm nghiên cứu này đã theo dõi hơn 3.500 phụ nữ trong tám năm. Trong thời gian đó, một số có con và nhiều người đã thấy những cơn đau giảm dần sau khi sinh, nhưng không phải với tất cả mọi người. Trong số những người mổ lấy thai thì 51% vẫn thấy còn đau nhiều sau khi sinh, và cả ở những người đẻ theo cách thông thường thì 35% cho biết họ vẫn bị đau đớn. Thời gian mang thai cũng gây sự khác biệt, với 77% bà mẹ đẻ non vẫn bị đau.


Vì vậy, việc sinh con sẽ giúp một số phụ nữ ít đau khi có kinh nguyệt, nhưng rất tiếc không phải là tất cả. Các nhà nghiên cứu cho rằng sinh đẻ theo âm đạo có thể có tác dụng làm giảm đau sau này vì các tổn thương ở khung xương chậu có thể làm hỏng các dây thần kinh nối dạ con với cuống não, có nghĩa là không cảm thấy đau nữa. Họ cũng không rõ có phải việc sinh con theo âm đạo dẫn đến niêm mạc tử cung giải phóng ít chất prostaglandin (gây đau) hơn so với mổ lấy thai hay sinh thiếu tháng.

Các tác giả này gợi ý rằng những người vẫn còn bị đau ở kỳ kinh nguyệt, ngay cả sau khi sinh con theo âm đạo, có thể có một tình trạng tiềm ẩn gây ra đau, như chứng lạc nội mạc tử cung. Tuy nhiên nghiên cứu liên kết bộ gen đầu tiên được tiến hành năm 2016 cho thấy một yếu tố khác góp phần vào mức độ nghiêm trọng của sự đau khi kinh nguyệt. Nếu cơn đau này là xấu, thì nó một phần là do gien.

Tránh đi máy bay

Bản quyền hình ảnh PASCAL LACHENAUD/AFP/Getty Images
Image caption Phụ nữ được khuyên không nên đi máy bay vào cuối kỳ mang thai

Các hãng hàng không ngăn không cho phụ nữ bay vào cuối kỳ mang thai, không phải vì nguy hiểm cho bào thai hoặc người mẹ, mà vì trong trường hợp đau đẻ trên máy bay thì điều đó là không hay cho bất cứ ai liên quan.

Còn nói về mang thai ở giai đoạn đầu thì hầu hết các nghiên cứu là đối với tiếp viên hàng không, chứ không phải là hành khách. Một nghiên cứu của Phần Lan năm 1999 đã làm rung chuông báo động. Nó rà soát lại những số liệu từ nhiều năm trước và thấy những tiếp viên bay trong quãng 1978- 1994 có nguy cơ sảy thai tăng chút ít, nhưng có điều lạ là những người bay từ 1973 đến 1977 thì nguy cơ lại giảm chút ít.

Ngay cả trong những năm mà thấy nguy cơ tăng, người ta cũng không rõ là do một đặc trưng của vj bay hay do yêu cầu của công việc. Thật vậy, khi so sánh một nhóm nhiều tiếp viên hàng không với một nhóm giáo viên vào năm 2015, thì nguy cơ sẩy thai của họ không cao hơn.


Khi các nhà nghiên cứu kiểm tra số liệu của 2 triệu chuyến bay với 673 tiếp viên hàng không và nhìn chi tiết vào các mô hình ca kíp làm việc, thì họ thấy rằng những người bị gián đoạn lớn nhất về giấc ngủ có nguy cơ sẩy thai cao hơn là những người làm việc với các mô hình ca kíp dễ dàng hơn.

Vì vậy, một lần nữa, có vẻ không phải bản thân việc bay là thủ phạm mà là sự gián đoạn các nhịp sinh học tự nhiên của một ngày mà nó kiểm soát khi chúng ta ngủ.

Tất nhiên, hầu hết phụ nữ không bay thường xuyên như các tiếp viên hàng không, vì vậy đã có sự nhất trí là bay trong thai kỳ là an toàn cho hầu hết mọi người. Năm 2002 thường Cao Đẳng Sản và Phụ Khoa ở Mỹ có đăng tải điều nói trên song có kết luận rằng phụ nữ có huyết áp cao khi mang thai có nhiều nguy cơ đẻ non, hoặc bị tiểu đường khó kiểm soát thì nên xin ý kiến của bác sĩ trước khi bay. Bất kỳ phụ nữ nào có rắc rối về sức khỏe ở mức oxy thấp thì nên xem xét mang theo oxy.

Ở Anh, trường Cao Đẳng Sản Hoàng Gia Sản và Phụ Khoa của Anh đưa lời khuyên nên đi bộ đều đăn trên máy bay và giữ cho đủ nước để giảm nguy cơ huyết khối tĩnh mạch sâu, nhưng lại nhấn mạnh rằng không có bằng chứng nào cho thấy việc đi máy bay gây sẩy thai hoặc chuyển dạ sớm.

Vì vậy, có vẻ như một số lời khuyên cho phụ nữ khi họ mang thai không hẳn là đúng như người ta nói. Có thể tốt nhất là bạn đừng ăn nhiều quá, cứ đi máy bay nếu mình muốn, nhưng đừng nghĩ rằng sau khi mọi chuyện đã xong và em bé đã ra đời thì cơn đau ở kỳ kinh nguyệt là vấn đề của quá khứ. Nó có thể biến mất, nhưng rồi nó có thể lại vẫn còn.

Bài tiếng Anh trên BBC Future

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn