Chứng bệnh khiến 'cậu nhỏ' cương cứng liên tục ( Bác Hồ bệnh này, nên Vũ Kỳ phải kiếm gái cho bác liên tục )

Thứ Tư, 02 Tháng Mười Hai 20205:00 SA(Xem: 4856)
Chứng bệnh khiến 'cậu nhỏ' cương cứng liên tục ( Bác Hồ bệnh này, nên Vũ Kỳ phải kiếm gái cho bác liên tục )

Những người mắc chứng Priapism thường bị cương dương kéo dài không rõ nguyên nhân và gây đau đớn.

Tình trạng “cậu nhỏ” cương cứng kéo dài không phổ biến và thường xảy ra với một số nhóm nhất định. Bệnh khiến nạn nhân đau đớn và ảnh hưởng nhiều tới cuộc sống. Thậm chí, trường hợp được chẩn đoán có thể phải cắt cụt chi vì bệnh quá nặng như Danny Polaris ở Anh.

Đau đớn cương dương kéo dài 3 tuần

Năm 2019, Danny Polaris, ở Swansea, Anh, gặp phải tình trạng hy hữu. Sau khi uống thuốc Viagra để tăng cường sức mạnh trong “chuyện ấy”, Polaris bất ngờ bị cương cứng “cậu nhỏ” liên tục.

“Đó là quyết định tồi tệ nhất trong đời tôi”, người đàn ông này nói khi ở trên giường bệnh. Polaris lo ngại sau lần này, có thể anh sẽ không bao giờ làm “chuyện ấy” được.

Ban đầu, người đàn ông này không tìm sự trợ giúp vì cho rằng tác dụng của thuốc chưa hết. Tuy nhiên, hai ngày sau, tình trạng vẫn không thuyên giảm. Kèm theo cương dương là các cơn đau đớn tột cùng. Các bác sĩ chẩn đoán Polaris mắc chứng Priapism, còn gọi cương cứng kéo dài, dương vật cương không tự chủ trên 4 giờ, thuộc bệnh lý cấp cứu tối khẩn.

Tình trạng này kéo dài có thể gây thương tổn vĩnh viễn cho “cậu nhỏ” nếu không được điều trị. Các bác sĩ đã phải dùng kim đâm xuyên của quý của người đàn ông này 5 lần để loại bỏ máu tích tụ. Họ thậm chí đã phẫu thuật khẩn cấp, hút máu đông trong tĩnh mạch. Tuy nhiên, các biện pháp không mkang lại hiệu quả. Nam bệnh nhân vẫn bị cương dương và thường xuyên khóc vì căng thẳng, lo lắng tột độ.

cuong duong lien tuc hang chuc gio anh 1

Danny Polaris. Ảnh: The Sun.

"Mấy ngày nay anh ấy đau đớn đến mức ngất đi. Ngay cả tiêm thuốc giảm đau mạnh, nó cũng không hiệu quả”, bạn bè của bệnh nhân nói.

Cuối cùng, bác sĩ phẫu thuật tiết niệu, tiến sĩ Pottek, đã thực hiện ca gây mê toàn thân cho Polaris. Sau đó, ông nối tĩnh mạch từ chân đến gốc dương vật của bệnh nhân và hút toàn bộ máu bị ứ tắc. Tiếp đến, Polaris được tiêm thuốc làm loãng máu, kháng sinh và giảm đau.

Theo Guardian, cuối cùng, sau 3 tuần, nam bệnh nhân thoát khỏi tình trạng nguy kịch và được xuất viện, điều trị tại nhà. Khi đó, Polaris vẫn bị cương dương nhẹ và có xu hướng giảm, kiểm soát được.

Polaris không phải trường hợp đầu tiên gặp tình trạng cương dương kéo dài. Tài liệu của Mayo Clinic ghi nhận một người đàn ông 38 tuổi (không rõ nơi ở) mắc chứng tương tự vào năm 2005. Người này có tiền sử 20 năm bị tâm thần phân liệt, đến bệnh viện trong tình trạng "cậu nhỏ" cương cứng liên tục trong 48 giờ và gây đau đớn.

Nguyên nhân

Người mắc chứng Priapism sẽ cương dương kéo dài 4 giờ liên tục nhưng không có hứng thú trong “chuyện ấy”. Trục dương vật cứng nhưng đầu mềm. Bệnh nhân còn bị đau “cậu nhỏ” tiến triển. Một số người còn gặp hiện tượng nói lắp.

Ham muốn của nam giới thường đến từ kích thích thể chất hoặc tâm lý. Sự kích thích này làm các cơ trơn nhất định giãn ra, tăng lưu lượng máu đến các mô xốp ở dương vật. Hậu quả là “cậu nhỏ” chứa đầy máu, dẫn đến cương dương. Sau khi kết thúc kích thích, máu sẽ chảy ra ngoài và nam giới trở lại trạng thái bình thường.

Priapism xảy ra khi một số bộ phận của hệ thống này (máu, mạch máu, cơ trơn hoặc dây thần kinh) thay đổi lưu lượng máu bình thường nhưng tình trạng cương dương vẫn tiếp diễn. Hiện nay, nguyên nhân gây chứng Priapism vẫn chưa có kết luận chính xác. Đến gần 35% bệnh nhân mắc Priapism không có tác nhân nào cụ thể, rõ ràng.

cuong duong lien tuc hang chuc gio anh 2

Y học vẫn chưa tìm ra nguyên nhân chính xác gây ra chứng cương dương kéo dài. Ảnh: Freepik.

Priapism có thể ảnh hưởng đến nam giới ở mọi lứa tuổi. Hầu hết trường hợp xảy ra ở bé trai từ 5 đến 10 tuổi hoặc nam giới trong độ 20-50. Theo Mayo Clinic, một số yếu tố gây nên hiện tượng này gồm có:

Rối loạn máu: Các bệnh như thiếu máu hồng cầu hình liềm, bạch cầu, rối loạn huyết học khác thalassemia, đa u tủy… Theo WebMD, các nhà khoa học cho rằng khoảng 42% nam giới mắc bệnh hồng cầu hình liềm sẽ bị chứng priapism vào một thời điểm trong đời.

Sử dụng thuốc: Priapism có thể là tác dụng phụ xảy ra khi nam giới sử dụng một số thuốc như là thuốc tiêm trực tiếp vào dương vật để điều trị rối loạn cương dương (alprostadil, papaverine, phentolamine...); thuốc chống trầm cảm (fluoxetine/Prozac, bupropion/Wellbutrin sertraline); thuốc điều trị rối loạn lo âu hoặc loạn thần (hydroxyzine, risperidone (Risperdal), olanzapine (Zyprexa), lithium, clozapine, chlorpromazine và thioridazine...); thuốc làm loãng máu (warfarin, heparin...) hoặc thuốc điều trị rối loạn tăng động giảm chú ý...

Ngoài ra, nam giới sử dụng rượu, ma túy, chất kích thích cũng có thể dẫn đến cương dương kéo dài Priapism. Chứng hẹp bao quy đầu hoặc chấn thương vùng khung, đáy chậu, giữ gốc dương vật và hậu môn cũng là thủ phạm dẫn đến Priapism.

Thiếu máu cục bộ Priapism có thể gây các biến chứng nghiêm trọng. Máu bị mắc kẹt trong dương vật bị thiếu oxy. Khi cương cứng kéo dài quá lâu, lượng máu thiếu oxy này có thể làm hỏng hoặc phá hủy các mô trong dương vật. Kết quả, nếu không được điều trị, bệnh nhân bị rối loạn cương dương mạn tính.

Quỹ Dịch vụ Y tế Quốc gia Anh khuyến cáo bệnh nhân bị Priapism không nên chườm đá hoặc nước lạnh lên dương vật. Điều này có thể khiến tình trạng bệnh nặng hơn. Nạn nhân cũng không nên quan hệ tình dục hoặc thủ dâm.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn