Điều gì sẽ xảy ra nếu bạn ăn mì ăn liền liên tục?

Thứ Ba, 17 Tháng Mười Một 20205:02 SA(Xem: 5841)
Điều gì sẽ xảy ra nếu bạn ăn mì ăn liền liên tục?

Tùy thuộc vào sản phẩm bạn mua, mỗi sản phẩm mì ăn liền có thể chứa 1000 mg muối natri (hoặc nhiều hơn). Với lượng muối lớn như vậy nạp vào cơ thể, nguy cơ gây ra các bệnh tim mạch và đột quỵ là rất cao.

Mì ăn liền vừa rẻ vừa ngon, chưa kể lại vô cùng tiện dụng khi bạn có thể ăn mọi lúc mọi nơi. Đặc biệt với những người có thu nhập thấp, mì ăn liền là một cứu cánh tuyệt vời trong lúc đói. Tuy nhiên sẽ ra sao nếu như chúng ta ăn mì ăn liền quá thường xuyên? Liệu mì ăn liền có tốt cho bạn không? Và điều gì sẽ xảy ra nếu bạn ăn nó liên tục, chẳng hạn như sáu hoặc bảy lần trong một tuần?

Mì ăn liền vô cùng tiện dụng khi bạn có thể ăn mọi lúc mọi nơi. 
Mì ăn liền vô cùng tiện dụng khi bạn có thể ăn mọi lúc mọi nơi. 

Abbey Sharp, một chuyên gia dinh dưỡng tại Toronto và là tác giả của cuốn sách Mindful Glow Cookbook cho biết: "Trong một hộp mì ăn liền chỉ có thêm nước, không có nhiều thứ khác ngoài tinh bột và muối".

Sharp cho biết mì ăn liền có ít hoặc không có chất xơ hoặc protein. Đây là hai trong số các thành phần chính của thực phẩm khiến một người cảm thấy no sau khi ăn. Vì vậy, mì ăn liền khó có thể khiến bạn no lâu. Cô cho biết thêm: "Mì ăn liền cũng có rất ít vi chất dinh dưỡng, vì vậy nó không cung cấp quá nhiều vitamin hoặc chất chống oxy hóa có lợi".

Trở lại với câu chuyện carbohydrate và muối. Giả sử bạn đang đói và bạn quyết định ăn mì ăn liền. Tùy thuộc vào sản phẩm bạn mua, mỗi sản phẩm có thể chứa khoảng 1150 mg natri (hoặc nhiều hơn). Jim White, một chuyên gia dinh dưỡng và chủ sở hữu của trung tâm thể hình Jim White Fitness cho biết: "Đó là mức cực kỳ cao".

White chỉ ra rằng, Hướng dẫn chế độ ăn uống của Mỹ khuyến nghị người lớn chỉ nên tiêu thụ không quá 2.300 mg muối natri mỗi ngày. Hai gói mì sẽ đạt đến giới hạn đó và chưa tính tới bánh pizza, đồ ăn nhanh và các loại đồ ăn vặt khác.

Mì ăn liền cũng chứa monosodium glutamate (bột ngọt) và chất bảo quản thực phẩm
Mì ăn liền cũng chứa monosodium glutamate (bột ngọt) và chất bảo quản thực phẩm.

Giới y tế cảnh báo tiêu thụ quá nhiều muối sẽ làm tăng nguy cơ cao huyết áp, bệnh tim và đột quỵ. Nhưng trong ngắn hạn, việc tiêu thụ quá nhiều natri có thể dẫn đến tình trạng giữ nước nghiêm trọng, White cho biết, điều đó sẽ thúc đẩy tăng cân và tạo cảm thấy đầy hơi, chậm chạp hoặc lờ đờ.

Tất cả lượng natri đó cũng sẽ khiến cơ thể bị mất nước, dẫn đến suy giảm hoạt động thể chất và giảm nhận thức, bao gồm các vấn đề về trí nhớ, khả năng chú ý và nó rõ ràng không hề tốt cho những người phải hoạt động trí não thường xuyên.

White chia sẻ thêm: "Mì ăn liền cũng chứa monosodium glutamate (bột ngọt) và chất bảo quản thực phẩm". Mặc dù đa số chúng đều an toàn cho con người nhưng đôi khi có thể gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn.

Bột ngọt là một axit amin không thiết yếu mang lại cho mì một hương vị đậm đà và ngon miệng. Trong khi Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) coi bột ngọt là an toàn thì có không ít người cho biết, họ cảm thấy buồn nôn, đau đầu hoặc không khỏe sau khi ăn bột ngọt. Chất bảo quản cũng được coi là an toàn, mặc dù ở liều lượng cao có thể gây nhiễm độc não và một số vấn đề sức khỏe khác.

Mì ăn liền không phải món chính và càng không thể ăn thường xuyên thay cơm
Mì ăn liền không phải món chính và càng không thể ăn thường xuyên thay cơm.

Chuyên gia Abbey Sharp chỉ ra, liều lượng lớn cacbohydrat tinh chế trong mì ăn liền, tức cacbohydrat bị loại bỏ chất xơ cũng không hề tốt. Cô giải thích: "Bạn muốn ít nhất một nửa lượng cacbohydrat của mình đến từ các nguồn nguyên chất và còn chất xơ nguyên vẹn". Nhưng một số nghiên cứu đã tìm thấy mối liên hệ giữa việc ăn nhiều tinh bột tinh chế và sự gia tăng đáng báo động liên quan tới tăng cân và bệnh tiểu đường type 2 ở Mỹ.

Điều này không có nghĩa là mì ăn liền không có lợi gì và là đồ bỏ đi. White cho rằng, mì ăn liền thực chất vẫn chứa một số vi chất dinh dưỡng, cụ thể như riboflavin và thiamine. Ngoài ra nó cũng rất ít đường.

Nhưng hầu hết các chuyên gia dinh dưỡng đều khuyến khích mọi người nên thận trọng và không nên ăn quá nhiều mì ăn liền. White cho hay, ngay cả những thực phẩm lành mạnh cũng có thể không tốt cho sức khỏe nếu ăn liên tục, loại trừ những thứ thực sự tốt cho sức khỏe.

Mì ăn liền không phải là đồ ăn tệ nhất trên thế giới. Nhưng nếu bạn ăn nó mỗi đêm, bạn có thể sẽ tăng cân, cảm thấy háo nước và lờ đờ vào sáng hôm sau, thậm chí có thể gặp một số vấn đề liên quan đến tâm trạng hoặc mất tập trung. Ngay cả khi chế độ ăn của bạn không quá phong phú thì mì ăn liền cũng không phải là cách tuyệt vời để bạn bắt đầu một ngày mới.

Abbey Sharp nói: "Tôi nhìn mì ăn liền giống như cách tôi nhìn một chiếc bánh cupcake. Nếu bạn yêu thích những thứ đó, đừng tự ngăn cấm bản thân. Nhưng nó nên được xem như một món ăn, không phải là một bữa ăn hay thậm chí là một bữa ăn nhẹ đầy thỏa mãn".

Có lẽ với nhiều người, mì ăn liền là một món ăn tiện lợi và có thể ăn quanh năm. Nhưng hãy luôn ghi nhớ rằng, nó không phải món chính và càng không thể ăn thường xuyên thay cơm và các món ăn làm từ nguyên liệu chưa qua chế biến như bún, phở, miến, lúa mì,…

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn