Loại trái cây ngừa ung thư, giảm huyết áp, nhưng nếu ăn sai cách có thể gây nguy hiểm

Chủ Nhật, 15 Tháng Mười Một 20209:00 SA(Xem: 4285)
Loại trái cây ngừa ung thư, giảm huyết áp, nhưng nếu ăn sai cách có thể gây nguy hiểm

Bưởi là một loại quả phổ biến được rất nhiều người ưa thích. Tuy nhiên khi ăn bưởi cũng nên cẩn thận, bởi ăn bưởi sai cách có thể gây ảnh hưởng tới sức khỏe.

buoi-1

Các loại trái cây họ cam quýt rất giàu zeaxanthin và beta-carotene và có hoạt tính chống ung thư rất mạnh. Một cuộc khảo sát tại Úc cho thấy ăn trái cây họ cam quýt có thể làm giảm 50% tỷ lệ ung thư ở miệng, cổ họng, dạ dày và các bộ phận khác. Kết quả cũng cho thấy trái cây họ cam quýt có thể làm giảm đáng kể tỷ lệ mắc ung thư gan.

Trái cây họ cam quýt thường được chia thành bốn loại, đó là cam, quýt, chanh và bưởi. Hiện nay đang là mùa bưởi. Bài viết dưới đây, giáo sư Vu Khang thuộc Bệnh viện Đại học y Bắc Kinh sẽ giới thiệu về tác dụng của quả bưởi, đồng thời cũng nhấn mạnh nếu ăn bưởi sai cách cũng có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe.

Tác dụng của quả bưởi?

1. Ăn bưởi thường giúp giảm cân

Nếu bạn muốn trao giải cho nhà vô địch giảm béo của trái cây mùa thu, chuyên gia khuyên bạn nên tặng nó cho quả bưởi. Điều này là do:

  • Bưởi là một loại trái cây rất ít calo.
  • Sau khi ăn bưởi, nó sẽ không thúc đẩy quá trình tiêu hóa và hấp thu của cơ thể con người, ngược lại sẽ gây ra cảm giác no, do đó làm giảm lượng thức ăn đi vào cơ thể.

2. Giúp điều chỉnh lượng đường trong máu

Giáo sư Vu cho biết, điều cần nói trước trong vấn đề này là thực phẩm chỉ cần có chứa calo, đều làm tăng đường huyết. Vì vậy, bưởi không thực sự có tác dụng giảm đường huyết. Tuy nhiên, mức độ làm đường huyết của bưởi tương đối nhỏ, những người bị bệnh tiểu đường vẫn có thể ăn bưởi ở mức phù hợp.

Bưởi chứa vị ngọt, nhưng hàm lượng đường tổng thể của nó rất thấp.


Bưởi chứa vị ngọt, nhưng hàm lượng đường tổng thể của nó rất thấp.

Lý do tại sao bưởi làm tăng lượng đường trong máu tương đối nhỏ? Mặc dù bưởi chứa vị ngọt, nhưng hàm lượng đường tổng thể của nó rất thấp, đặc biệt khi so với các loại trái cây như chuối và dứa. Bưởi cũng chứa crôm, một thành phần của yếu tố dung nạp glucose. Yếu tố dung nạp glucose đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát lượng đường trong máu.

3. Bười còn giúp ổn định huyết áp

Đối với những người có huyết áp bình thường, khi ăn bưởi sẽ không bị tụt huyết áp, đối với người huyết áp cao, ăn bưởi lại giúp ổn định huyết áp. Chủ yếu là vì bưởi, đặc biệt là nước bưởi, rất giàu ion kali và có tác dụng bảo vệ tim mạch.

Lưu ý khi dùng bưởi có thể ảnh hưởng đến sức khỏe

Tuy nhiên, cần lưu ý rằng nếu bạn uống một lượng lớn nước ép bưởi cô đặc hoặc tinh chế trong một thời gian ngắn, nó có thể mang lại rủi ro sức khỏe cho cơ thể. Nếu uống nước bưởi trong khi dùng thuốc hạ huyết áp có thể khiến huyết áp giảm tương đối nhanh gây tổn thương tim mạch và thậm chí phát sinh một số tình huống nguy hiểm khác. Những người dùng thuốc hạ huyết áp theo đường uống nên cố gắng ăn riêng với bưởi, hoặc tốt nhất không nên ăn bưởi trong thời gian dùng thuốc.

Người dùng thuốc hạ huyết áp theo đường uống nên cố gắng ăn riêng với bưởi.


Người dùng thuốc hạ huyết áp theo đường uống nên cố gắng ăn riêng với bưởi.

Ngoài việc tránh các thuốc hạ huyết áp uống cùng nước bưởi, còn có một số loại thuốc hạ lipid thuộc nhóm statin, chẳng hạn như viên simvastatin thì cũng nên tránh xa nước bưởi. Tốt nhất nên ăn bưởi giữa các bữa ăn, và đừng ăn nó khi bụng đói vào buổi sáng. Lượng bưởi ăn vào cơ thể bình thường mỗi ngày không vượt quá 3 múi, trung bình mỗi ngày 2 múi bưởi là lượng tương đối thích hợp.

Để chọn được bưởi ngon ngọt, mọng nước, bạn cần chú ý tới phần vỏ bên ngoài: da bóng, gai nở, trái tròn và khi cầm lên phải nặng tay. Nhiều người không để ý đến những nốt gai trên vỏ bưởi, nhưng đó chính là dấu hiệu giúp bạn nhận biết trái bưởi đó già hay non, bưởi càng già thì nốt gai trên vỏ càng lớn.

Theo khampha

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn