Tại sao cơ thể con người lại nổi da gà? ( bác Hồ thì thầm: Sao bác đụng vào chỗ này thì cháu nổi da gà? )

Thứ Sáu, 13 Tháng Mười Một 20203:00 SA(Xem: 5038)
Tại sao cơ thể con người lại nổi da gà? ( bác Hồ thì thầm: Sao bác đụng vào chỗ này thì cháu nổi da gà? )

Nổi da gà hay gai ốc là phản ứng tự nhiên của cơ thể. Tuy nhiên, ít ai biết rằng đây thực chất là một cơ chế đặc biệt giúp con người giữ ấm và phản ứng khi trước cảm xúc.

Con người nổi da gà mỗi ngày

Bước ra từ phòng tắm vào mùa đông, hoặc bất chợt gặp cơn gió lạnh thổi ngang qua vào mùa hè, không ít người đều cảm thấy nổi da gà. Chẳng những vậy, mỗi khi nghe được bài nhạc đầy cảm xúc hay hồi tưởng lại ký ức xưa, người ta cũng có thể nổi da gà. Nói tóm lại, con người nổi da gà mỗi ngày vì nhiều lý do và trong nhiều trường hợp khác nhau.

Tại sao cơ thể con người lại nổi da gà? - Ảnh 1.

Từ thời nguyên thủy, phản ứng nổi da gà sẽ khiến lớp lông dày hơn, giữ ấm cho cơ thể tốt hơn. Thế nhưng với con người hiện đại, khi lớp lông đã tiến hóa trở nên thưa thớt hơn thì phản ứng này có tác dụng gì?

Cơ chế nổi da gà

Sởn gai ốc hay nổi da gà là phản ứng tự nhiên của cơ thể. Phản ứng này thường xảy ra khi cơ thể gặp lạnh hoặc cảm xúc mạnh như sợ hãi, tức giận, bất ngờ, phấn khích…

Tại sao cơ thể con người lại nổi da gà? - Ảnh 2.

Khi đó, da sẽ nổi lên những nốt tròn nhỏ, do da chân lông bị co thắt lại. Những nốt này xuất phát từ sự co cơ dính liền với mỗi sợi lông. Lông cắm sâu vào da và chân lông nằm trong nang lông. Mỗi cơ dính liền với nang lông sẽ khiến nang phồng lên, đội lớp da nhô lên thành những hột li ti trên bề mặt da và lông dựng đứng, tạo thành hiện tượng nổi da gà.

Tại sao cơ thể con người lại nổi da gà? - Ảnh 3.

Hiện tượng này thường thấy rõ nhất ở cánh tay, chân, cổ,… Cá biệt là xuất hiện trên mặt đối với một số người. Chúng sẽ tự hết khi tác nhân kích thích biến mất.

Tại sao cơ thể con người lại nổi da gà? - Ảnh 4.

Ở loài vật có lớp lông dài, hiện tượng này giúp tạo ra một vùng đệm, giúp ngăn thoát nhiệt và điều chỉnh nhiệt độ cơ thể. Lông càng dày thì nhiệt sẽ được giữ lại càng nhiều. Thế nhưng với con người hiện đại thì phản ứng này gần như vô dụng. Hiện nay, ngoài con người thì những loài động vật như mèo, nhím,… cũng có hiện tượng tương tự.

Cảm xúc là yếu tố khiến cơ thể nổi da gà

Con người đặc biệt hơn những loài động vật khác khi phản ứng nổi da gà không chỉ do điều kiện ngoại cảnh gây ra. Đôi khi con người còn bị ảnh hưởng bởi cảm xúc.

Khi con người nghe một bài nhạc hay xúc động trước những hồi tưởng về quá khứ, tiềm thức sẽ giải phóng hormone có tên adrenaline. Sau khi hormone được tiết ra, nó được phóng vào máu và đóng vai trò truyền tải xung thần kinh đến các cơ quan khác nhau. Adrenaline tác động trực tiếp lên các thần kinh giao cảm, giúp cơ thể phản ứng lại trước các mối nguy hiểm. Kết quả là cơ thể sẽ nổi da gà khi phát sinh cảm xúc nào đó cực mạnh.

Adrenaline được xem là liều thuốc giúp kích hoạt cơ chế lẫn bản năng sinh tồn của động vật. Trong nhiều trường hợp nó còn giúp giảm đau, tăng hung phấn và tỉnh táo. Ngoài nổi da gà, adrenaline còn có thể khiến tim đập nhanh, chảy nước mắt, lòng bàn tay đổ mồ hôi, tăng huyết áp, run tay.
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn