Bí quyết của những người cao tuổi giữ được trí nhớ tốt

Thứ Tư, 31 Tháng Giêng 20188:00 CH(Xem: 6424)
Bí quyết của những người cao tuổi giữ được trí nhớ tốt

Suy giảm trí nhớ là bệnh khá phổ biến hiện nay, đặc biệt đối với những người cao tuổi. Nguyên nhân có thể do sự lão hóa nhanh của các tế bào thần kinh, do môi trường sống, stress, rối loạn giấc ngủ, v.v. Đây có thể là chứng hay quên đơn thuần do tuổi tác nhưng cũng có thể là biểu hiện ban đầu của sa sút trí tuệ, một bệnh lý thoái hóa não tiến triển dẫn đến mất trí nhớ.

người già
Ảnh minh họa từ flickr

Ở độ tuổi 103, bà Edith Smith rất tự hào về sức khỏe của mình. Khi nhắc đến bạn bè của mình, bà sẽ có rất nhiều chuyện để kể về họ.

Ví dụ như người bạn Johnetta năm nay 101 tuổi của bà bà Edith Smith, hai người họ quen nhau đã 70 năm. Johnetta bị chứng mất trí, “mỗi ngày tôi đều gọi điện cho Johnetta và nói: ‘Hi, bạn có khỏe không? Bạn ấy không biết tôi là ai, nhưng bạn ấy trả lời tôi một câu: “‘Hi’, tôi trêu Johnetta như vậy đấy”, bà Edith Smith kể.

Ví dụ như bà Katie, 93 tuổi. Khi bà Edith Smith dạy ở học ở Chicago đã quen bà Katie. “Mỗi ngày chúng tôi đều nói chuyện với nhau. Đến nay Katie vẫn còn có thể lái xe, ở trong căn phòng riêng của mình, Katie sẽ kể hết những gì mình biết cho tôi nghe”.

Còn có bà Rhea, năm nay 90 tuổi. Bà Edith Smith định kỳ hẹn đến chỗ của Rhea để nói chuyện. Còn bà Mary 95 tuổi không còn ra ngoài được nữa. “Cho nên mỗi tháng, tôi đều lấy một ít thạch và một ít điểm tâm cho vào giỏ, sau đó bắt taxi đưa đến cho Mary”. Đối với những người bạn cùng sống trong khu cộng đồng người cao tuổi, bà sẽ đem đến thiệp sinh nhật và đồ ăn vặt khi đến sinh nhật bất cứ ai.

“Tôi là một người rất hiền lành vui tính”, bà Edith Smith nói một cách sảng khoái.

Ở độ tuổi 103, nhưng trí nhớ của bà vẫn còn rất tốt, có lẽ chính là do công lao của “hiền lành và tốt bụng”.

Những điểm chung của người lớn tuổi đặc biệt: có mối quan hệ ôn hòa

Một nghiên cứu của trường Đại học Northwestern cho thấy, quan hệ giữa người với người có liên hệ trực tiếp với sức khỏe của đại não.

9 năm qua, nhóm chuyên gia này vẫn luôn nghiên cứu nhóm người cao tuổi đặc biệt, tức là những người hơn 80 tuổi, trí nhớ vẫn tốt như những người trẻ hơn họ 20 đến 30 tuổi. Để thu thập dữ liệu, cứ vài năm họ lại mời những người lớn tuổi tham gia cuộc nghiên cứu điền vào bảng các câu hỏi về cuộc sống, đồng thời tiến hành đánh giá thông qua trắc nghiệm tâm lý thần kinh, quét não bộ và kiểm tra hệ thống thần kinh.

“Khi mới bắt đầu nghiên cứu, chúng tôi thật sự không xác định được liệu có tìm được những người như yêu cầu hay không”, ông Emily Rogalski, phó giáo sư thuộc Ngành nhận thức bệnh học thần kinh và Trung tâm Bệnh Alzheimer của  Feinberg School of Medicine chia sẻ.

Nhưng cuối cùng họ đã tìm được 31 người lớn tuổi (cả nam giới và nữ giới) có trí nhớ rất đặc biệt, hiện những người này đang tham gia vào cuộc điều tra nghiên cứu. “Một trong những mục tiêu của chúng tôi chính là tìm được đặc điểm của họ – họ là ai, là người như thế nào” , ông Emily Rogalski nói.

Trước đây Đại học Northwestern đã làm một công trình nghiên cứu, nghiên cứu này đã tìm được manh mối rất đặc biệt, đó là, những người cao tuổi đặc biệt có những đặc trưng đại não khác với đại đa số: lớp vỏ đại não tương đối dày (có thể chống lại sự lão hóa), vùng vòng cung vỏ não trước tương đối lớn (có tác dụng rất quan trọng đối với sự tập trung và trí nhớ).

Đương nhiên, những người cao tuổi này có tư duy nhạy bén, lại không hoàn toàn dựa vào kết cấu đặc biệt của đại não.

Trong nghiên cứu mới nhất, nhân viên nghiên cứu đã mời 31 người cao tuổi đặc biệt và 19 người cao tuổi có khả năng nhận thức bình thường cùng điền vào bảng câu hỏi về sức khỏe tâm lý. Kết quả cho thấy, những người cao tuổi đặc biệt có một đặc điểm nổi trội: họ có một mối quan hệ giữa người với người khiến họ rất hài lòng, cảm thấy ấm áp, tin cậy. (Còn các phương diện khác, như mục tiêu cuộc đời hoặc khả năng độc lập, đáp án của họ không khác so với những người cao tuổi bình thường khác)

Emily Rogalski cho rằng, “quan hệ xã hội” đối với đối với khả năng duy trì nhận thức của nhóm người lớn tuổi, có thể khởi tác dụng vô cùng quan trọng. Các nghiên cứu khác cho thấy, mối quan hệ tốt có tác dụng giúp làm giảm thiểu nguy cơ mất khả năng nhận thức, khả năng nhận thức giảm nhẹ và mất trí.

Bí quyết của người cao tuổi đặc biệt

người cao tuổi
Ảnh minh họa từ Pixabay

Những người cao tuổi đặc biệt này đối với giao tiếp qua lại giữa người với người có phương pháp và kiến giải độc đáo.

1. Không oán trách, không buông xuôi, không chán ghét phiền muộn

Bà Edith Smith chính là một trong những người cao tuổi đặc biệt, đối với vấn đề này, có thể bà có rất nhiều cách nhìn nhận khác nhau. Trong khu cộng đồng người nghỉ hưu của bà, có 9 người cao tuổi rất đặc biệt, họ đều rất hoan nghênh cư dân mới đến, và họ còn nghĩ mọi cách để khiến cho hàng xóm mới cảm thấy thoải mái, giống như đang sống trong một đại gia đình. Bà Edith Smith cũng chính là một trong số 9 người đặc biệt này. “Tôi sẽ mỉm cười với bất cứ ai”, bà nói, “chỉ cần có người mới dọn đến đây, tôi sẽ cố gắng nhớ kỹ tên của họ, nếu gặp họ, tôi sẽ nói ‘chào buổi sáng, hôm nay thấy thế nào?’”

“Rất nhiều người cao tuổi, chỉ thích kể cho bạn cùng một câu chuyện hết lần này đến lần khác”, bà Edith Smith nói. “Có lúc, họ cứ luôn nói những lời trách móc, và không để ý đến bạn đang nói gì. Làm như vậy thật sự không tốt. Chúng ta cần phải nghe xem người ngác muốn biểu đạt điều gì”.

Brian Fenwick – người quản lý trong khu này nói, bà Edith Smith là “người chị cả trong khu vực”. Bà rất năng nổ, “mỗi khi có chuyện gì xảy ra, bà đều sẽ chú ý đến và dám nói ra.”

Từ cách đây 15 năm trước, bà Edith Smith phải chăm sóc chồng hàng ngày, cách đây 4 năm, chồng bà qua đời. “Những năm đó, ông ấy vẫn luôn ốm đau bệnh tật, còn tôi vẫn cần phải làm việc của mình.” bà Edith Smith nhớ lại, “bạn không thể nào bỏ hết tất cả mà không quản, mà lại hy vọng có một ngày bạn còn có thể nhặt nó lên; bạn không thể từ bỏ bạn bè, chờ đợi một ngày nào đó bạn chuẩn bị tốt mọi thứ rồi, còn họ vẫn sẽ ở chỗ cũ đợi bạn.”

Những việc bà làm hằng ngày, dùng lời của bà mà nói, chính là “bảo với người khác, tôi đang quan tâm bạn”.

2. Nam giới cũng cần học cách biểu đạt cảm thụ

Ông William Gurolnick, 86 tuổi, là một người tham gia vào nghiên cứu người cao tuổi đặc biệt. Năm 1999 ông rời khỏi vị trí nhân viên tiếp thị, ông phát hiện, học cách biểu đạt tình cảm bản thân là rất quan trọng.

“Nam giới thường không muốn biểu đạt cảm thụ của bản thân, tôi cũng thuộc kiểu người thích giấu tất cả những sự việc trong lòng” ông nói, “một trong những việc tôi học được, chính là mở rộng cánh cửa lòng với người khác”.

Dưới sự giúp đỡ của ông William Gurolnick, một nhóm nhỏ những người nam giới đã xây dựng nên một nhóm gọi là “Đàn ông hưởng thụ ngày tháng nhàn rỗi”. Hiện nhóm người này có gần 150 thành viên, còn phát triển 4 nhóm tương tự ở khu vực ngoại ô Chicago. Mỗi tháng, các thành viên đều sẽ có một buổi tụ họp 2 tiếng đồng hồ, sau đó dùng 1 tiếng đồng hồ để bàn về vấn đề cá nhân như ly hôn, sự đau đớn của bệnh tật, con cái không tìm được việc làm, v.v.

“Chúng tôi hiểu được, khi người ta bị cuốn vào khó khăn, nhưng không cô đơn một mình”, ông  William Gurolnick chia sẻ thêm, rất nhiều người trong nhóm trở thành anh em tốt của nhau.

“Ông William Gurolnick là người tập hợp mọi người lại”, Buddy Kalish – thành viên 80 tuổi của nhóm chia sẻ.

Ông  William Gurolnick còn thông qua các hoạt động khác nhau để kết giao với rất nhiều người. Thứ Hai, ông cùng hơn 10 người đàn ông lớn tuổi khác cùng đạp xe khoảng 20-  ~ 30 dặm (32 ~ 48 km), sau đó họ cùng nhau ăn cơm. Thứ Ba, ông lại cùng những người khác cùng đi bộ tập luyện, sau đó đi uống cà phê. Thứ Tư, ông lại đến Trung tâm cộng đồng người Do Thái Wenger đánh bóng chuyền 2 tiếng đồng hồ. Thứ Năm, ông đi đánh pickleball.

“Bạn thực sự có một cảm giác đang sống”, ông nói, “bạn sẽ không cảm thấy mình cô đơn một mình”.

3. Giữ liên lạc với bạn bè để không bị “cách ly với thế giới”

Nếu như không có người bạn trong tòa chung cư, thì bà Evelyn Finegan, 88 tuổi, có thể sẽ “cách ly với thế giới”. Bà là một trong những người tham gia nghiên cứu người cao tuổi đặc biệt. Tai của bà không nhạy bén lắm, thị lực cũng kém, nhưng ngoài đó ra, sức khỏe của bà khiến người khác phải kinh ngạc.

Bà nói: “Giữ liên lạc với bạn bè là điều vô cùng quan trọng, hãy nhấc điện thoại lên và gọi cho họ”. Hằng ngày, bà đều nói chuyện với người bạn tốt nhất của mình tên là Grayce, và cũng thường xuyên liên lạc với 4 người bạn từ thời học cấp 3.

Hiện nay, bà Evelyn Finegan thường đến nhà thờ; câu lạc bộ sách báo hàng tháng tháng; làm tình nguyện viên trong cửa hàng bán đồ; qua lại với một số người trong tòa chung cư; tham gia câu lạc bộ phụ nữ; có thời gian rảnh bà cũng đi thăm con gái, con dâu và các cháu.

“Thời gian ở cùng Evelyn Finegan tôi cảm thấy rất tốt”, bà June Witzl, hàng xóm của bà Evelyn Finegan chia sẻ. Bà June Witzl năm nay 91 tuổi, thỉnh thoảng lái xe chở bà Evelyn Finegan đi đến bác sĩ. Bà nói, “Evelyn Finegan rất hiền lành, lại phóng khoáng. Bà ấy chia sẻ với bạn cách nghĩ của mình, cho nên bạn sẽ cảm thấy mình rất hiểu bà ấy, chứ không phải là không biết bà ấy đang suy nghĩ điều gì”.

Theo Kaiser Health News

Thanh Xuân

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
Thứ Sáu, 15 Tháng Mười Một 20191:00 CH
Thứ Sáu, 15 Tháng Mười Một 20191:00 SA