6 phép dưỡng sinh tự nhiên người lớn cần học từ… trẻ nhỏ

Thứ Bảy, 04 Tháng Mười Một 201711:00 SA(Xem: 7763)
6 phép dưỡng sinh tự nhiên người lớn cần học từ… trẻ nhỏ

Đông y vốn không có khái niệm virus, vi khuẩn. Hoàng Đế Nội kinh viết: “Hư tà tặc phong, tị chi hữu thì”, tức cơ thể người có bệnh là do tà khí bên ngoài xâm nhập. Tuy nhiên, cơ thể người cũng có sẵn một chốt khóa để ngăn chặn tà khí này, mà ngay từ khi sinh ra chúng ta đã sử dụng rất thuần thục rồi.

Phương pháp phòng ngừa bệnh độc tà khí xâm nhập cơ thể, học được phương pháp này rồi, H1N1, SARS cho đến các loại virus có thể xuất hiện trong tương lai đều có thể bị bạn chặn đứng lại bên ngoài cơ thể.

Đông y cho rằng, hoạt động tinh thần của con người bao gồm ngũ thần (Thần, Hồn, Phách, Ý, Chí) và ngũ chí (Hỉ, Nộ, Ưu, Tư, Khủng). Toàn bộ hoạt động ý thức ngũ thần, ngũ chí này đều dựa vào chức năng điều tiết của ngũ tạng và do “tâm” chủ đạo.

zen-1
Tinh thần của con người bao gồm ngũ thần (Thần, Hồn, Phách, Ý, Chí) và ngũ chí (Hỉ, Nộ, Ưu, Tư, Khủng) (Ảnh: LinkedIn)

Có một người sau khi phẫu thuật cấy ghép tim, phát hiện rằng tính cách đã thay đổi trở nên rất giống với tính cách chủ nhân của quả tim, điều này khiến bác sĩ Tây y rất kinh ngạc, vì nó cho thấy tim cũng có khả năng ghi nhớ. Tuy nhiên người Trung Quốc cổ đại đã biết điều này từ mấy ngàn năm về trước, trái tim không chỉ có trí nhớ, mà còn là nơi trú ngụ của của “thần”.

Trong Hoàng đế nội kinh, tác phẩm kinh điển của nền y học Đông phương và là quyển sách gối đầu giường của các bậc danh y từ cổ chí kim, viết rằng: “Tâm tàng thần, phế tàng phách, can tàng hồn, tỳ tàng ý, thận tàng chí”. Và tà khí dễ dàng xâm phạm vào cơ thể nhất là khi chúng ta đang ở trong trạng thái “Hồn bay phách lạc”.

Cơ thể con người hoàn toàn có thể bách tà bất nhập!

Ý nghĩa là gì? Ví như trên mạng xã hội hay facebook của bạn, có phải là thường xuyên có một số những người như thế này, họ thoạt nghe nói có virus gì, thì sợ hãi kinh khiếp, lập tức đeo khẩu trang bịt kín, bảo vệ bản thân, mà thường thường bị lây nhiễm lại vẫn cứ là những người đó, nhiều người không sợ cứ lờ đi coi như virus không tồn tại thì lại không bị vấn đề gì.

Khi dịch SARS, bệnh nhân nhiều nhất là người thành niên, H1N1 cũng đa số mắc bệnh là người thành niên, cực ít trẻ em bị mắc. Đương nhiên, bạn có thể dùng phương pháp của Tây y để giải thích, bởi vì người thành niên tiếp xúc nhiều người, do đó nguy cơ tỷ lệ mắc bệnh là cao. Cũng có lý, tôi lúc nào cũng cho rằng Đông Tây y mỗi bên đều có sở trường riêng, sở đoản riêng. Không thể vì có sở trường mà đả kích sở đoản của người khác, mà nên phải hiểu bản thân không thập toàn, nên học sở trường của người khác.

Theo góc độ Đông y cổ truyền, thì trẻ sơ sinh mới chính là đại trượng phu. Chúng có bản sắc trượng phu “Núi Thái Sơn có đổ cũng không hề lay chuyển”. Trong “Đạo Đức Kinh”, Lão Tử nói: “Chuyên khí trí nhu, năng anh nhi hồ?”, nghĩa là trẻ sơ sinh chân khí tồn lưu trong cơ thể chứ không tiêu tan, nên không có cảm giác sợ hãi.

nui-thai-son-1
Trẻ con, chúng có bản sắc trượng phu “Núi Thái Sơn có đổ cũng không hề lay chuyển” (Ảnh: ĐKN)

Có người có thể nói, vì chúng không nhận thức được, không hiểu nên mới không sợ hãi. Kỳ thực, nguyên nhân thực sự là vì trong cơ thể của trẻ sơ sinh có những chốt khóa ngăn không cho tà khí từ bên ngoài xâm nhập vào.

Nếu chúng ta quan sát kỹ thì có thể thấy có một động tác mà trẻ sơ sinh làm rất nhiều lần, đó là nắm hai tay lại, hơn nữa còn nắm rất chặt. Khi nắm tay, trẻ thường đặt đầu ngón tay cái vào vị trí chỗ cuối ngón áp út trong lòng bàn tay, và 4 ngón nắm chặt lấy ngón tay cái. Và chính vì nắm tay như vậy mà “hồn” của trẻ mới không bị tiêu tán nên trẻ mới không cảm thấy sợ hãi, khi “hồn thịnh” thì cũng đồng thời có tác dụng ngăn không cho tà khí xâm nhập vào cơ thể.

Tại sao lại như vậy? Trước đó chúng ta đã nói qua về “Tâm tàng thần, can tàng hồn”. Vị trí phía bên dưới của ngón áp út trong lòng bàn tay, chính là “cửa ngõ” nơi tàng hồn của can. Đạo gia gọi kiểu nắm tay như trẻ sơ sinh vẫn làm là “nắm chặt”, nghĩa là vững chắc không thể lay động. Khí huyết trong can đởm của trẻ sơ sinh rất đầy đủ, nên trẻ có thể nắm rất chặt, rất tự nhiên, người lớn khí huyết bị hao tổn nhiều, phải dùng nhiều lực nên sẽ không được tự nhiên như vậy.

Trong dưỡng sinh của Đạo gia cũng thường dùng một loại thế tay, đặt đầu ngón tay cái vào trong lòng bàn tay, chỗ cuối ngón áp út, rồi gập 4 ngón kia lại, dùng lực nhẹ nắm lấy ngón cái, giống như cách trẻ sơ sinh nắm tay vậy.

nam-co
Cách nắm tay dưỡng inh của Đạo giáo (Ảnh: aboluowang)

Nắm chặt sẽ giúp chúng ta “định hồn”, nếu thực hiện thường xuyên thì “hồn” sẽ luôn vượng thịnh, và cơ thể hoàn toàn có thể “bách tà bất xâm”.

Khoảnh khắc khi sinh mệnh của con người ta chuẩn bị lìa đời, tức là “Can hồn tẫn thất, tát thủ nhi khứ” (Can hồn mất hết, buông tay mà đi). Ngón cái không chạm tới đoạn cuối ngón áp út, có thể để ở vị trí đoạn cuối ngón giữa.

Người nắm chặt không dễ bị ngoại tà làm tổn thương, có thể như trẻ sơ sinh, trong quá trình tu hành hồi về bản nguyên của bản thân; Còn có thể phòng ngự tà khí bên ngoài, “Núi Thái Sơn có đổ cũng không hề sợ”, trong chúng ta ai có thể làm được như vậy?

Vậy ai có thể làm được điều này? Thực ra, tất cả chúng ta đều không thể làm được, trên thế giới người duy nhất có thể làm được đó chính là trẻ sơ sinh. Bởi vì trẻ mới sinh tinh khí đầy đủ, thần chí vượng. Chúng ta rất nhiều người đi đường tối đều sợ mất mật, bạn thấy là chúng ta nên hay không nên học tập trẻ sơ sinh đây?

6 điều dưới đây chúng ta nên học từ trẻ nhỏ:

1. Học tập phương pháp dưỡng sinh của trẻ nhỏ

Trẻ nhỏ trời sinh ra là vô cùng biết cách dưỡng sinh, như “nắm chặt”, là một thế tay thường dùng trong tu luyện dưỡng sinh của Đạo giáo, loại thế tay này có tác dụng thúc đẩy tâm khí quy về một mối, tránh khí tà độc. Lão Tử nói: “Cốt nhược gân nhu mà nắm cố

bac-si-san-cat-nham-ngon-tay-tre-so-sinh-trong-ca-mo-de-1
Trẻ sơ sinh ngón cái nắm vào trong (Ảnh: The Diewell Project)

Vậy thì “nắm cố” hay “nắm chặt” là như thế nào, nên nắm như thế nào? Bạn chỉ cần chú ý quan sát trẻ nhỏ vừa mới sinh chúng nắm tay như thế nào, đó chính là cách nắm chuẩn, trẻ vừa sinh ra đã biết làm động tác đó rồi. Con người khi lớn lên, toàn muốn dùng tay nắm lấy tiền tài của cải, ngược lại càng không thể nắm chặt, vì tiền có thể đánh đổi sức khỏe mạng sống.

2. Học trẻ nhỏ ở tấm lòng đại lượng

Chúng ta đều nói: “Trẻ con đánh nhau không thâm thù”. Trong cuộc sống và công việc thường nhật sản sinh mâu thuẫn với người khác là điều không thể tránh khỏi, nhưng nhất định phải ghi nhớ kịp thời “biến chiến tranh thành tơ lụa”(dĩ hòa vi quý). Nếu không, thù hận trong lòng lúc nào cũng khó tiêu tan, chết đến nơi rồi mà cũng không buông hận.

3. Học tập trẻ nhỏ ở phương pháp tiêu sầu

Trẻ nhỏ dễ khóc, đúng vậy. Nữ giới cũng dễ khóc, do đó nữ giới tuổi thọ dài hơn nam giới. Khóc thực ra là một loại phương pháp giải tỏa uất ức trong lồng ngực một cách hợp lý. Chúng ta người bình thường đều tôn thờ “Nước mắt nam nhi không dễ rơi”, nhưng nhất định cũng cần ghi nhớ “Đàn ông hãy khóc đi, khóc không phải là một cái tội”. 

4. Học ở trẻ nhỏ ở “bi mà không thương”

b74-ngoisaovn-w500-h300-1125
Quan sát trẻ nhỏ chúng ta sẽ học được nhiều điều bổ ích (Ảnh: TELAVITA)

Trẻ con khóc có một đặc điểm: khóc xong rồi lập tức lại cười được ngay, không đau lòng lâu. Chúng ta khi lớn lên, thì thôi rồi, nếu có chuyện phiền muộn, cái sầu uất đó, thì quả là dường như trời sắp sập đến nơi rồi, “Sầu trắng cả mái đầu xanh, không bi thiết.” Có rất nhiều sự việc không đáng, chúng ta phải học cách “bi mà không thương, nhạt mà trường tình”.

5. Học trẻ nhỏ ở cảm thiên ứng địa

Trẻ nhỏ vô cùng mẫn cảm, có rất nhiều sự tình mà người lớn không cảm giác thấy, trẻ nhỏ đều có thể dự báo trước. Kinh mạch của chúng thông suốt, tinh khí thần hoàn toàn đủ đầy, rất dễ cảm ứng khí tức hơi thở của mẹ thiên nhiên, lí giải biến hóa của giới tự nhiên. Có đứa trẻ mới chỉ 3 tuổi, nói một người hình dạng bề ngoài ra sao đứng ở đó, người lớn nghe là biết đó là một người đàn ông đã chết cách đây mười mấy năm.

6. Học trẻ nhỏ ở “nói đại không kiêng kỵ”

3-cach-kich-hoat-tri-thong-minh-toan-dien-cho-tre-06
Câu hỏi “Tôi là ai? Tôi từ đâu tới, tôi sẽ đi về đâu?…” trông ngớ ngẩn như hàm chứa ý nghĩa nhân sinh (Ảnh: irebenkoved.ru)

Trẻ nhỏ nói không kiêng kỵ, là thiên tính của trẻ nhỏ, cũng là quá trình trẻ nhỏ tìm tòi chân lý, cảm ngộ nhân sinh. Chúng ta toàn cười trẻ nhỏ về những câu hỏi ngớ ngẩn: “Tôi là ai? Tôi từ đâu tới, tôi sẽ đi về đâu?…” Những loại câu hỏi như vậy thường thường làm cho người lớn rất khó ứng phó, thực ra đây cũng chính là 3 vấn đề lớn mà con người thế kỷ 21 cần phải giải quyết. Khổng lão phu tử yêu cầu mọi người cần “không ngại xấu hổ mà hỏi”, nhưng trên thực tế con người trưởng thành rồi khi có vấn đề cũng không dám hỏi, sợ người khác cười.

Chúng ta trong cuộc sống và công việc thường nhật đều vô cùng chú ý bảo dưỡng thân thể, để đạt được cảnh giới lý tưởng như thế này: Già rồi có thể “Phản lão hoàn đồng”, “Hạc phát đồng nhan” (Tóc bạc mặt hồng hào), “Phản bổn quy chân”. Tĩnh tâm xuống mà nghĩ một chút, chúng ta nếu không học tập con trẻ, làm sao có thể đạt được loại cảnh giới này? Do đó, chúng ta thật sự là cần vứt bỏ cái tôi xuống, đặt mình vào trẻ nhỏ dụng tâm nghiên cứu nhất cử nhất động nhất ngôn của trẻ nhỏ, trên tinh thần khiêm nhường học hỏi chúng.

Theo soundofhope
Liên Hoa
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn