Bệnh polyp túi mật – Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Thứ Sáu, 10 Tháng Bảy 20203:00 SA(Xem: 5077)
Bệnh polyp túi mật – Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
fgd-1

Là căn bệnh bệnh lành tính song Polyp túi mật có thể biến chứng thành ung thư túi mật nếu như không điều trị kịp thời. Những dấu hiệu và cách điều trị polyp túi mật dưới đây sẽ giúp người bệnh hiểu thêm về căn bệnh này.

Polyp túi mật là gì?

Polyp túi mật (hay còn gọi là u túi mật), là một dạng các u hoặc u giả mọc lên ở niêm mạc túi mật. Polyp túi mật thường được phát hiện trên siêu âm.

Đa số các polyp túi mật là vô hại, chúng chỉ là các khối cholesterol được tích tụ chứ không phải là các tế bào ung thư. Tuy nhiên, polyp túi mật cũng có thể là các khối u nhỏ, một số trong đó có thể là ung thư trong khi những khối khác là u lành tính. Những khối u nhỏ này có thể nhô ra từ bên trong các thành của túi mật.

Khi nói đến polyp túi mật, kích thước chắc chắn rất quan trọng: polyp càng lớn, càng có nguy cơ ung thư túi mật. Polyp lớn hơn 1 cm có nhiều khả năng là ung thư, vì vậy các bác sĩ thường khuyên cắt bỏ túi mật ở bệnh nhân có polyp túi mật lớn. Những polyp nhỏ hơn ít có khả năng phát triển thành ung thư.

Triệu chứng thường gặp của polyp túi mật

Những dấu hiệu và triệu chứng của bệnh polyp túi mật là gì?

Polyp túi mật có thể không gây ra bất kỳ triệu chứng nào cả. Nhưng căn bệnh có thể gây ra cơn đau quặn mật (đau bụng từ túi mật). Cơn đau này thường do sỏi mật, nhưng nếu không tìm thấy sỏi mật, polyp túi mật có thể là nguyên nhân gây ra cơn đau.

Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Bệnh polyp túi mật có nguy hiểm không?

Polyp túi mật là bệnh rất phổ biến ở nước ta. Mặc dù hầu hết các polyp túi mật là lành tính, nhưng một số trường hợp là ung thư. Nếu như không phát hiện và điều trị polyp túi mật dạng ung thư, sức khỏe của bạn sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng và có thể mắc các biến chứng.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nêu trên hoặc có bất kỳ câu hỏi nào, xin vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ. Cơ địa mỗi người là khác nhau. Vì vậy hãy hỏi ý kiến bác sĩ để lựa chọn được phương án thích hợp nhất.

Nguyên nhân gây bệnh polyp túi mật

Nguyên nhân chính xác gây ra bệnh polyp túi mật vẫn chưa được biết rõ.Những khối u này thường lành tính nhưng không lúc nào cũng vậy, thậm chí còn có một số bằng chứng cho thấy tuổi của người, sỏi mật hoặc polyp có kích thước lớn cũng có thể tiến triển thành ác tính. Tuy nhiên, vì khối u thường không được chẩn đoán cho đến khi siêu âm bụng hoặc phẫu thuật túi mật, bạn phải hiểu biết về căn bệnh để ứng phó kịp thời.

Nguy cơ mắc phải polyp túi mật

Những ai thường mắc phải bệnh polyp túi mật?

Polyp túi mật có thể ảnh hưởng bệnh nhân ở mọi lứa tuổi. Bạn có thể kiểm soát polyp túi mật bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Hãy tham khảo bác sĩ để biết thêm thông tin chi tiết.

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc bệnh polyp túi mật?

Polyp túi mật là khối u trong túi mật. Hiện nay chúng ta có rất ít thông tin về các yếu tố dẫn đến sự xuất hiện của polyp túi mật. Tuy nhiên, sự hình thành polyp túi mật có liên quan đến quá trình chuyển hóa chất béo. Mối quan hệ giữa polyp túi mật và bệnh sử gia đình của một số bệnh cho thấy các bằng chứng để thực hiện một số nghiên cứu di truyền.

Bệnh nhân có hội chứng polyposis bẩm sinh như Peutz-Jeghers và hội chứng Gardner cũng có thể phát triển polyp túi mật.

Các yếu tố nguy cơ ở bệnh nhân polyp túi mật ác tính bao gồm độ tuổi trên 60, sỏi mật, viêm đường mật nguyên phát. Đặc điểm các yếu tố nguy cơ polyp bao gồm kích thước lớn hơn 6 mm, duy nhất và không có cuống.

Để có được một cái nhìn rõ về túi mật, các bác sĩ thường thực hiện phương pháp siêu âm.
Để có được một cái nhìn rõ về túi mật, các bác sĩ thường thực hiện phương pháp siêu âm.

Phương pháp điều trị polyp túi mật

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán bệnh polyp túi mật?

Để có được một cái nhìn rõ về túi mật, các bác sĩ thường thực hiện phương pháp siêu âm. Bạn có thể nhìn thấy polyp túi mật trên hình ảnh siêu âm và sau đó tính toán được kích thước (và độ nguy hiểm của khối polyp) của khối u.

Chụp cắt lớp phát xạ positron (PET) hoặc quét chụp cắt lớp vi tính (CT) có thể giúp đánh giá được khả năng phát triển thành tế bào ung thư trong polyp túi mật lớn hơn. Bạn có thể thực hiện cả hai hình thức xét nghiệm này để liên tục theo dõi polyp túi mật nhằm phát hiện bất kỳ thay đổi đáng ngờ nào có thể cho thấy đó là ung thư túi mật.

Những phương pháp nào dùng để điều trị bệnh polyp túi mật?

Về cơ bản, bạn có hai lựa chọn: Xem xét và chờ đợi hoặc phẫu thuật cắt bỏ túi mật. Polyp rất nhỏ, những khối u dưới cm (hoặc ít hơn 1,5cm, theo một số nghiên cứu), bạn có thể không cần phải phẫu thuật cắt bỏ túi mật, thay vào đó có thể theo dõi thường xuyên bằng cách quét và tái đánh giá bất kỳ thay đổi đáng ngờ nào có thể cho thấy đó là ung thư túi mật.

Polyp có kích thước lớn hơn 1cm có nhiều khả năng trở thành ung thư, đặc biệt là những polyp có kích thước lớn hơn 1,5cm – các polyp này có khả năng từ 46 đến 70% chứa các tế bào ung thư.

Bạn nên tiến hành theo dõi polyp túi mật nhỏ hơn 1,5cm mỗi 3-6 tháng đến hai năm, sau đó có thể ngưng nếu không có thay đổi nào trong các polyp. Không khuyến cáo điều trị polyp kích thước nhỏ hơn 0,5cm bằng cách cắt bỏ túi mật. Trong polyp túi mật kích thước nhỏ, nguy cơ ung thư túi mật là cực kỳ hiếm.

Bạn có thể điều trị polyp túi mật ung thư bằng phẫu thuật cắt bỏ túi mật. Đối với polyp túi mật lớn, bác sĩ cũng sẽ đề nghị cắt bỏ túi mật để ngăn chặn sự phát triển của ung thư.

Quyết định làm thế nào để điều trị polyp túi mật đòi hỏi sự cân bằng kỹ lưỡng giữa các rủi ro tiềm tàng của phẫu thuật với các rủi ro tiềm ẩn của sự phát triển ung thư túi mật. Bạn có thể chú ý đến nguy cơ ung thư nói chung và thường xuyên theo dõi tình trạng của polyp túi mật để bảo vệ sức khỏe của bạn.

Chế độ sinh hoạt phù hợp

Polyp túi mật kiêng ăn gì và nên ăn gì?

Chế độ ăn uống có thể đóng một vai trò quan trọng. Bạn nên ăn các thực phẩm giàu chất béo và chất xơ lành mạnh để giúp ngăn ngừa sỏi mật. Ngũ cốc đã tinh chế (tìm thấy trong ngũ cốc có đường, gạo trắng, bánh mì và mì ống) và đường được cho là có nguy cơ cao gây ra bệnh túi mật. Bác sĩ cũng khuyến nghị bạn nên ăn các loại ngũ cốc như gạo nâu, bánh mì nguyên chất, chất béo từ cá và dầu ô liu.

Bên cạnh đó, khi bị polyp túi mật, bạn nên kiêng các thực phẩm có chứa chất béo “xấu” như:

  • Chocolate: bạn nên kiêng ăn chocolate cho dù dưới dạng nào (thanh chocolate, sữa, bánh kem, cà phê, v.v.). Chocolate sẽ làm các triệu chứng polyp túi mật nặng hơn.
  • Sữa: không nhất thiết bạn phải kiêng sữa hoàn toàn mà có thể hạn chế dùng sữa.
  • Thực phẩm có chứa nhiều chất béo: những thực phẩm này sẽ người bệnh bị đau. Tuy nhiên, nếu tiêu thụ quá ít hoặc không tiêu thụ chất béo sẽ dẫn đến sụt cân nhanh chóng, gây ra chóng mặt và đau đầu.
  • Rượu: có tác hại không những đối với túi mật, mà còn ảnh hưởng xấu đến gan. Vì vậy, bạn nên hạn chế uống rượu khi bị bệnh.
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn