Sợ thất nghiệp, sợ cảm giác vô dụng, người trẻ đổ xô tìm việc sau dịch

Thứ Ba, 07 Tháng Bảy 20203:00 SA(Xem: 4432)
Sợ thất nghiệp, sợ cảm giác vô dụng, người trẻ đổ xô tìm việc sau dịch

Sau đợt sa thải hàng loạt nhân viên do dịch bệnh, nhiều người trẻ chật vật tìm việc làm mới để trang trải cuộc sống khi không nhận được bất cứ sự hỗ trợ nào.

Zing trích dịch bài viết của tác giả Harvey Day đăng trên BBC, đề cập đến vấn đề xoay quanh nạn thất nghiệp ở người trẻ, cùng với đó là sự thiếu quan tâm từ Chính phủ đối với nguồn lực chính của đất nước.

“Thiếu tiền. Thiếu tất cả.

Mỗi ngày, tôi đều phải vật lộn với chứng mất ngủ và suy nghĩ làm cách nào để có tiền một cách nhanh chóng. Tôi gần như mệt mỏi và áp lực với mọi thứ”.

Giống nhiều người trẻ khác, Matthew (23 tuổi) mất việc trong đợt sa thải nhân viên của công ty sau khi Covid-19 bùng phát. Kể từ đó, việc đối phó với vấn đề tài chính, các khoản thu chi, từ tiền nhà đến tiền tiêu vặt, trở thành thách thức lớn đối với anh.

Theo Turn2us, một tổ chức từ thiện quốc gia, kể từ khi nạn thất nghiệp gia tăng, các khoản vay khẩn cấp từ những người trên 30 tuổi tăng gấp đôi, còn đối với những người dưới 30, con số này tăng gấp 4 lần, lên đến 540.000 bảng Anh (khoảng 676.133 USD).

“Đây là một sự gia tăng khủng khiếp, cho thấy sự ảnh hưởng của dịch bệnh tác động đến nhóm đối tượng này, những người trẻ trên dưới 30 tuổi”, Anna Stevenson, chuyên gia phúc lợi của Turn2us, chia sẻ với BBC.

nguoi tre that nghiep sau dich anh 1

Lindsay Graham, cố vấn chính sách độc lập, cho biết thất nghiệp là điều tàn độc nhất mà dịch bệnh mang đến cho người trẻ.

Nỗi sợ cảm giác bất tài vô dụng

Matthew sống trong căn phòng thuê nhỏ với bạn gái của anh ở Newquay, Cornwall. Trước khi có lệnh phong tỏa, anh cho biết anh gần như không phải lo lắng gì về các vấn đề tài chính.

Trước đây, anh kiếm khoảng 17.000 bảng Anh mỗi tháng nhờ vào công việc nhân viên tạp vụ ở khách sạn. Sau khi làm việc ở đó được hai năm với hợp đồng 0 giờ, loại hợp đồng mà người ký cam kết sẵn lòng đi làm bất cứ khi nào có yêu cầu, anh được mời làm việc ở một khách sạn khác nhưng với thời gian cố định tốt hơn.

“Chúng tôi chưa bao giờ phải lo tháng tiếp theo sẽ phải làm gì. Chúng tôi luôn chuẩn bị những khoản dự phòng và chi tiêu cho ít nhất 6 tháng sau đó”, anh nói.

Thế nhưng, tình hình bắt đầu căng thẳng khi anh dùng số tiền tích góp để mua xe phục vụ cho công việc mới của mình và ngay sau đó, Covid-19 bùng phát.

“Khách sạn có lẽ là ngành bị ảnh hưởng nặng nề nhất, chúng tôi có nguy cơ không thể đi làm cho đến tháng 8 hoặc thậm chí sau đó”, anh chia sẻ.

Matthew vẫn chưa trả được tiền thuê nhà và cũng chưa nộp thuế Hội đồng trong năm. Anh nói rằng những khoản nợ hiện tại này chỉ vừa mới xuất hiện trong khoảng 10 tuần vừa qua.

Anh cho biết tiền bạc đã ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần của mình cũng như gây nhiều căng thẳng cho các mối quan hệ xung quanh. Hơn hết, Matthew cảm thấy có lỗi với gia đình và bạn gái của mình.

nguoi tre that nghiep sau dich anh 2

Cơ hội tìm kiếm việc làm cũng trở nên khó khăn hơn bao giờ hết khi số lượng người thất nghiệp tăng đột biến trong 4 tháng vừa qua.

Anh đã liên tục xin việc và trở thành nhân viên giao hàng bán thời gian. Anh đang cân nhắc việc chuyển ra nước ngoài để tìm kiếm công việc ổn định hơn và bắt đầu một kế hoạch chu toàn cho tương lai.

“Đó không phải điều tôi thực sự mong muốn nhưng tôi cho rằng đó là một điều cần thiết với tình hình hiện tại. Tôi hy vọng mọi thứ sẽ sớm khả quan hơn”, Matthew nói.

Thiếu sự hỗ trợ dành cho nguồn lực chính của đất nước

Sau vài tháng kể từ khi tốt nghiệp, Lynsey (25 tuổi, làm nghề quản lý dự án) quyết định độc lập hoàn toàn tài chính của mình vào tháng 1 năm nay.

Cô đã ký hợp đồng có thời hạn với một hãng hàng không và dự định bắt đầu kế hoạch vào đầu tháng 3, nhưng sau đó mọi thứ đã sớm bị hủy bỏ do dịch bệnh. “Đó là một sự mở đầu khắc nghiệt”, cô nói.

Trong nhiều năm, Lynsey đã hỗ trợ mẹ cô, hiện làm việc trong một viện dưỡng lão, bằng cách trả tiền thế chấp cho ngôi nhà họ đang ở chung.

“Mẹ tôi làm việc trong ngành chăm sóc xã hội, đồng nghĩa với việc bà đi làm với mức lương cực kỳ thấp. Tôi đã phụ giúp tài chính cho bà từ khi tôi 16 tuổi.

Thế nhưng bây giờ, từ mức lương thoải mái 30.000 bảng Anh có thể nuôi sống hai mẹ con, tôi lại hoàn toàn phụ thuộc vào bà ấy như lúc còn nhỏ”, cô cho biết.

Lynsey cho biết nỗi lo lắng lớn nhất là sợ rằng mẹ cô sẽ kiệt sức khi bất đắc dĩ trở thành trụ cột gia đình và hỗ trợ chi phí cho cả mình.

Bên cạnh việc liên tục tìm kiếm các công việc trực tuyến thông qua trang web, Lynsey phải đảm bảo hoàn tất công việc ở vị trí là một nhân viên hỗ trợ sức khỏe tâm thần của Dịch vụ Y tế Quốc gia (NHS).

Mỗi ngày, cô hoạt động trong một nhóm Facebook với những người trẻ có cùng hoàn cảnh và giúp họ bắt đầu một cuộc sống mới, một công việc mới, như cô.

nguoi tre that nghiep sau dich anh 3

Các chuyên gia nhận định thế hệ trẻ cần nhận được nhiều sự đầu tư và hỗ trợ hơn bởi họ chính là nguồn lực hiện tại của đất nước.

Theo Anna Stevenson, những người dưới 30 tuổi thường mới chập chững bắt đầu sự nghiệp, vì thế, họ có nhiều khả năng gặp phải các tình huống bấp bênh và chưa có kinh nghiệm thích ứng với chúng.

Bên cạnh đó, cô nói thêm rằng yếu tố bổ sung đặc biệt ảnh hưởng đến nhóm tuổi này là những người dưới 25 tuổi không nhận được mức hỗ trợ nào như những người ở các độ tuổi khác.

Chuyên gia cho biết: “Nghèo đói có thể trở thành một cái bẫy khi mọi người rơi vào tình trạng phải vay các khoản chi phí cao, nhận bất kỳ công việc nào vì họ cần tiền, nhưng cuối cùng đó lại không phải là nơi họ có thể phát triển trong sự nghiệp.

Vì vậy, tôi mong muốn sự trở lại của giới đầu tư vào các dịch vụ thanh thiếu niên, sức khỏe tâm sinh lý hay phát triển cộng đồng dành cho người trẻ. Họ thực sự là nguồn lực của đất nước”
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn