Người có tuổi thơ kém may mắn sở hữu những 4 lợi thế so với người bình thường

Thứ Hai, 29 Tháng Sáu 202011:00 SA(Xem: 5036)
Người có tuổi thơ kém may mắn sở hữu những 4 lợi thế so với người bình thường
dfdg-3

Cuộc sống là vậy, có người sinh ra đã ở vạch đích, ngậm thìa vàng với đầy đủ mọi điều kiện để phát triển. Và cũng còn những người kém may mắn, là con nhà nghèo và có một tuổi thơ cơ cực, đầy khó khăn.

Những gì xảy ra thời thơ ấu đã được chứng minh là gây ảnh hưởng đến phần lớn quá trình hình thành nhân cách sau này. Với một tuổi thơ quá vất vả, chịu nhiều biến cố, khi lớn lên đứa trẻ có thể bị chấn thương tâm lý, mặc cảm về bản thân và gây ra nhiều vấn đề khác cho xã hội.

Tuy nhiên, đó không phải là tất cả! Cũng rất nhiều nghiên cứu chỉ ra lợi điểm của một người có tuổi thơ khó khăn. Và nếu đó là bạn, thì ít nhất bạn cũng có đến 4 lợi thế sau đây.

1. Tháo vát hơn, có thiên hướng nghệ thuật cao

Nghe rất hợp logic đúng không? Với một tuổi thơ cái gì cũng thiếu thì bạn sẽ phải tự mình làm mọi thứ, từ việc tự chế đồ chơi đến sửa chữa các vật dụng trong gia đình. Và hiển nhiên, bạn sẽ trở nên tháo vát hơn.

Nhưng còn câu chuyện nghệ thuật, khoa học nói gì? Vào tháng 5/2018, các chuyên gia từ ĐH Bang California đã làm một nghiên cứu để xác định mối liên hệ giữa 2 yếu tố này. Họ thực hiện khảo sát về tuổi thơ của 234 người đang làm công việc liên quan đến nghệ thuật: nhạc công, vũ công, diễn viên, thiết kế, ca sĩ…

Những người tham gia khảo sát được chia thành 3 nhóm, trong đó nhóm 3 có tuổi thơ khó khăn nhất. Kết quả, họ dễ mắc phải rối loạn lo âu và mặc cảm với bản thân, nhưng đồng thời lại có thể cống hiến tất cả cho nghệ thuật và có khả năng sáng tạo cao vượt bậc.

Theo Ian Morgan Cron – nhà tâm lý học từ ĐH California, khả năng sáng tạo và trí tưởng tượng phong phú đã giúp họ giảm bớt sự khó khăn đến từ tuổi thơ.

2. Khả năng thích nghi cực tốt, dễ vượt qua áp lực

Khả năng thích nghi cực tốt, dễ vượt qua áp lực

Khi một đứa trẻ phải lớn lên trong điều kiện khó khăn, tâm lý sẽ được trui rèn, giúp nó vượt qua áp lực một cách nhanh chóng. Điều này đã được rất nhiều nhà khoa học chứng minh.

Theo Bruce Ellis – giáo sư tâm lý học tại ĐH Utah, cuộc sống khó khăn đã giúp những người ngày có khả năng nhận thức hết sức linh hoạt, cho phép họ phân biệt được đâu là điều quan trọng và tập trung vào đó.

Tiến sĩ Jean Marie Bianchi – đồng nghiệp của giáo sư Ellis cũng đồng tình. Bianchi cho rằng những người lớn lên trong điều kiện bất định có kỹ năng tư duy kết hợp rất phát triển. Họ có thể thấy được mối liên hệ giữa các sự vật, sự việc, và từ đó đưa ra được quyết định phù hợp.

Trong nghiên cứu của họ có một ví dụ hết sức điển hình: 2 game thủ được đưa ra chỉ dẫn sai trong một trò chơi. Người đầu tiên có tuổi thơ êm đềm đã bám vào chỉ dẫn, để rồi càng ngày càng thấy trò chơi rối rắm. Người còn lại có tuổi thơ khó khăn hơn thì lại dám chấp nhận rủi ro, làm khác so với chỉ dẫn và cuối cùng hoàn thành được trò chơi.

3. Trực giác cảm nhận sự nguy hiểm

Trực giác cảm nhận sự nguy hiểm

Norepinephrine là hormone giúp chúng ta cảm nhận được sự nguy hiểm. Não bộ sẽ sản sinh ra hormone này khi chúng ta gặp phải tình huống bất ngờ và có phần đe dọa.

Theo nghiên cứu của Ian Robertson – nhà sinh học thần kinh, sự có mặt của norepinephrine cho phép chúng ta cải thiện trí nhớ và khả năng học hỏi. Và ở những người có tuổi thơ khó khăn, hormone này có xu hướng tiết ra nhiều hơn, cho phép họ cảm nhận và ứng biến trước nguy hiểm nhanh hơn.

4. Trí nhớ tốt, khả năng thấu hiểu, cảm thông cao

Trí nhớ tốt, khả năng thấu hiểu, cảm thông cao

Chiraag Mittal – chuyên gia từ ĐH Texas đã thực hiện một số nghiên cứu và đưa ra kết luận: trẻ em lớn lên trong môi trường khó khăn có trí nhớ tốt hơn. Những ký ức của họ có thể là những sự kiện khá tiêu cực, nên dễ dẫn đến ảnh hưởng về mặt tâm lý. Nhưng đổi lại, họ có bản năng tự vệ tốt hơn khi lớn lên.

Ngoài ra, cuộc sống khó khăn có thể giúp họ dễ dàng thấu hiểu cảm xúc từ người khác. Điều này cho phép họ trở thành một nhà tâm lý học với khả năng đọc cảm xúc chỉ bằng một cái liếc mắt thôi.

Theo helino
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn