“Đông não” – hiện tượng tưởng lạ nhưng khối người đã từng trải qua ( Nghiã bóng: Bệnh cuả Vẹm ngày nay )

Thứ Sáu, 15 Tháng Năm 20207:00 SA(Xem: 5387)
“Đông não” – hiện tượng tưởng lạ nhưng khối người đã từng trải qua ( Nghiã bóng: Bệnh cuả Vẹm ngày nay )
dong-nao

Một cây kem mát lạnh hay cốc đá xay hẳn là lựa chọn tuyệt hảo cho 1 ngày nắng đẹp. Thế nhưng, với không ít người, việc ăn chiếc kem thôi cũng khiến họ bị “đông não”.

“Đông não” nghe nguy hiểm nhưng thực chất chúng là cảm giác bị buốt lên tận não khi ăn đồ lạnh.

Ngược về quá khứ, đông não là 1 trong những bí ẩn có từ thế kỷ 19. Chúng được ghi nhận lần đầu vào khoảng năm 1939 và được chính thức công nhận là chứng đau đầu gây ra bởi thực phẩm lạnh vào năm 1988 bởi Hiệp hội Đau đầu Quốc tế.

Đến năm 2013, hiện tượng này đã được giới khoa học gọi tên là “chứng đau đầu do kích thích lạnh”.

“Đông não” thực chất chúng là cảm giác bị buốt lên tận não khi ăn đồ lạnh.

Những giả thuyết đầu tiên của hiện tượng này được đưa ra để giải thích lý do “đông não” là liên quan đến vấn đề thể chất.

Đông não xảy ra khi đồ ăn lạnh chạm vào vòm họng, kích thích dây thần kinh sinh ba (trigeminal nerve).

Đây là dây thần kinh chi phối cảm giác quanh vùng trán. Đó là lý do vì sao khi bạn khiến dây thần kinh này lạnh đột ngột, lạnh sâu, cơn đau của bạn sẽ thường tập trung ở vùng trán và thái dương.

Thực tế cho thấy, các dây thần kinh khác nhau sẽ gây ra cơn đau ở các vùng khác nhau trên đầu. Ví thử, đau răng sẽ kích thích dây thần kinh hàm dưới, gây cơn đau ở gần vùng giữa sọ.

Nhưng với hiện tượng đông não này, nguồn của cơn đau lại hơi khác hơn so với phần lớn các cơn đau khác. Nó gần giống lý do vì sao tay chân lại tê cóng vì lạnh.

Lúc này, cơ thể sẽ dồn máu vào khu vực này để cố gắng giúp cơ thể trở về trạng thái nhiệt độ bình thường. Trong suốt quá trình này, mạch máu của bạn sẽ giãn ra, dẫn tới những cơn đau nhói.

Tương tự, trong lúc đông não, mạch máu ở não sẽ giãn nở rộng, truyền dòng máu tới vòm họng và gây đau nhức. Dây thần kinh sinh ba là 1 trong những bộ phận quan trọng trong cơ thể. Vì thế, nếu đây là nguyên nhân thì ai cũng phải bị chứ nhỉ?

Vậy mà, chỉ có khoảng 40% người Mỹ, 15% người Đan Mạch, 21% trẻ em ở Đài Loan bị chứng lạ lùng này thôi… Giới khoa học lý giải rằng, có thể ở những người này, dây thần kinh sinh ba của họ kém nhạy cảm hơn những người khác.

Ngoài ra, một số nhà nghiên cứu khác còn cho rằng hiện tượng buốt óc khi ăn đồ quá lạnh này có một mối liên hệ mật thiết với chứng đau nửa đầu.

Hiện tượng buốt óc khi ăn đồ quá lạnh này có một mối liên hệ mật thiết với chứng đau nửa đầu.
Hiện tượng buốt óc khi ăn đồ quá lạnh này có một mối liên hệ mật thiết với chứng đau nửa đầu.

Vào năm 2004, Macit Selekler, một nhà thần kinh học Thổ Nhĩ Kỳ cùng các đồng nghiệp đã làm một thí nghiệm. Ông yêu cầu các tình nguyện viên đặt một khối nước đá nhỏ vào miệng.

Kết quả thí nghiệm cho thấy, 60% tình nguyện viên cảm thấy buốt óc và 80% trong số những người này mắc chứng đau nửa đầu.

Bên cạnh đó, cũng có thêm 9.000 thiếu niên trong độ tuổi từ 13 – 15 tình nguyện tham gia thí nghiệm. Và có tới 40% trong số họ cảm thấy hiện tượng buốt óc và 15% trong số đó được xác nhận có sự xuất hiện của bệnh đau nửa đầu.

Điều này khiến giới khoa học cho rằng, dây thần kinh sinh ba cũng đóng vai trò quan trọng trong chứng đau nửa đầu.

Nhưng dù lý do là gì thì bạn cũng đừng quá lo lắng bởi chỉ chờ 1 lúc thôi – khoảng 20 – 30 giây hiện tượng đông não sẽ hết. Cơ thể sẽ lại trở về trạng thái bình thường, thế nhưng lần sau nếu không muốn trải nghiệm cảm giác này thì bạn đừng ăn đồ lạnh 1 cách vội vã nhé!

Theo helino
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn