Tăng cường sức đề kháng của cơ thể là phương pháp hiệu quả nhất giữa đại dịch Vũ Hán

Chủ Nhật, 19 Tháng Tư 20209:00 SA(Xem: 5268)
Tăng cường sức đề kháng của cơ thể là phương pháp hiệu quả nhất giữa đại dịch Vũ Hán

Trong bối cảnh chủng virus Vũ Hán đang hoành hành ngày một phức tạp trên toàn thế giới. Trong khi các chuyên gia vẫn đang trong quá trình điều chế phương thuốc chữa trị thì Y học cổ truyền được xem là một phương án hiệu quả nhằm phòng ngừa dịch bệnh. 

Trong một cuộc họp báo, Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh Hoa Kỳ cho hay hiện “vẫn chưa có vắc-xin phòng ngừa, phương thức điều trị hay phương thức chẩn đoán bệnh chính thức nào cho dịch bệnh virus Vũ Hán”. Do đó cách phòng ngừa lây nhiễm hiệu quả nhất vẫn là tránh để bản thân bị phơi nhiễm. 

Bên cạnh một số biện pháp được chính phủ đưa ra để phòng ngừa virus thì Y học cổ truyền cũng góp phần giúp tăng cường hệ miễn dịch để chúng ta có thể phòng ngừa dịch bệnh tốt hơn. 

gettyimages-1202162577-700x420
Một nhân viên y tế đang cầm túi thuốc lỏng truyền thống Trung Quốc tại một bệnh viện ở Thẩm Dương, Trung Quốc, vào ngày 20 tháng 2 năm 2020. (Ảnh: Getty Images)

Ví dụ tại Mỹ, Y học cổ truyền bắt đầu trở nên phổ biến từ năm 1971, sau khi nhà báo James B. của tờ New York Times viết một bài báo kể về trải nghiệm khi được thực hiện liệu pháp châm cứu tại Trung Quốc. Kể từ đó, chuyên ngành này dần được người dân trên khắp cả nước biết đến và hiện đã có 50 trường học đào tạo chuyên ngành Y học cổ truyền với hơn 18.000 cá nhân được cấp bằng chuyên môn. 

tang-cuong-suc-de-khang-cua-co-the-la-phuong-phap-hieu-qua-nhat-giua-dai-dich-vu-han-1
Liệu pháp châm cứu của Trung Quốc. (Ảnh qua Booking Care)

Y học cổ truyền đã phát triển và trở thành một trong những liệu pháp trị liệu phổ biến nhất tại Mỹ, trong đó phương pháp châm cứu còn được áp dụng tại nhiều bệnh viện. 

Tiến sỹ Leslie Smith, Trưởng khoa chuyên ngành Y học Tích hợp và Y học ẩm thực tại Trường Y ĐH Nam Illinois đã chia sẻ với tờ The Epoch Times rằng, sự thay đổi trong việc tiếp nhận những kiến thức về y học cổ truyền trong lĩnh vực y tế “đã mở ra nhiều nghiên cứu về phương pháp trị liệu này”.

“Chỉ riêng năm ngoái, đã có khoảng 40.000 bài báo nói về phương pháp châm cứu và các kỹ thuật tích hợp được xuất bản”, ông nói. 

“Khi những mảng kiến thức ngày một phát triển, khi con người chứng kiến được những gì mà các nhà châm cứu đã và đang có thể làm được thì họ sẽ gây dựng được sự tín nhiệm và muốn được khám phá thêm nhiều điều hơn nữa”. 

Lịch sử của Y học cổ truyền (Đông Y)

Hơn 2000 năm qua, Y học cổ truyền đã trở thành phương thức hàng đầu trong việc chữa trị các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp tại Trung Quốc, thông qua áp dụng các phương thức điều trị như châm cứu, uống thuốc Bắc và liệu pháp ăn kiêng để đem lại sự cân bằng cho cơ thể và phục hồi sức khỏe.

tang-cuong-suc-de-khang-cua-co-the-la-phuong-phap-hieu-qua-nhat-giua-dai-dich-vu-han
Các nhân viên y tế tại một bệnh viện Y học cổ truyền Trung Quốc đang chuẩn bị thuốc trong thời điểm đất nước này đang bị tấn công bởi virus Vũ Hán tại tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc, vào 5/2/2020. (Ảnh: Reuters)

Giáo sư kiêm bác sỹ dược John K. Chen chia sẻ với tờ The Epoch Times: 

“Y học cổ truyền không có nhiều biến đổi, nhưng nó lại là một lĩnh vực vẫn duy trì được sự tồn tại và phát triển trong ít nhất 2000 năm qua. 

Trung y nghiên cứu thân thể người từ bên trong lẫn bên ngoài, họ nghiên cứu các chức năng của toàn bộ cơ thể, cách cơ thể hoạt động và tồn tại trong môi trường tự nhiên, cũng như cách bệnh tật phát sinh.”

Y học cổ truyền còn được áp dụng dựa trên khái niệm về khí công, hoặc năng lượng sống. Phương pháp có thể điều trị một loạt các bệnh như các cơn đau, căng thẳng, vô sinh và trầm cảm.

Một trong những bài luận nổi tiếng nhất vẫn đang được nghiên cứu đến ngày nay trong giới Y học cổ truyền với tên gọi “Chuyên luận về chứng sốt rét và bệnh tổng hợp”, được viết vào giai đoạn nhà Hán (năm 25 – 220), là tài liệu y học đầu tiên thảo luận về các diễn biến phát triển của một bệnh truyền nhiễm, từ đó cung cấp các phương pháp điều trị cụ thể và những đơn thuốc thảo dược cho từng giai đoạn bệnh. 

Cho đến nay, những phương thuốc thảo dược được sử dụng để điều trị bệnh từ thế kỷ II vẫn được loài người duy trì và sử dụng phổ biến. 

“Có vô vàn các loại thảo mộc được ứng dụng để chữa trị cho bệnh nhân, tùy thuộc vào giai đoạn bệnh mà họ đang gặp phải. Giai đoạn đầu thường được chúng ta gọi là giai đoạn phòng ngừa. Bệnh nhân lúc này vẫn khỏe mạnh, nhưng đã tiếp xúc với những người có khả năng mang mầm bệnh. Điều quan trọng nhất của giai đoạn này là phải giữ một thể trạng thật tốt, tăng cường sức đề kháng cho cơ thể”, ông Chen cho biết.

Không giống như các loại thuốc và thảo mộc phương Tây, thảo mộc Đông y thường ít khi dùng riêng mà sẽ dùng kết hợp theo công thức để tăng tính hiệu quả cũng như bài trừ được những yếu tố gây hại phát sinh. 

Mỗi công thức sẽ được tính toán và áp dụng riêng cho từng bệnh nhân nhằm đem lại hiệu quả hồi phục tốt nhất. Một số các loại thảo mộc Đông y hay dùng để điều trị viêm nhiễm đường hô hấp đã được nghiên cứu và phát hiện ra có chứa các thành tố kháng khuẩn và kháng virus. Trong khi đó, những chủng virus gây ra các bệnh như cảm lạnh hay cảm cúm thường không thể điều trị bằng thuốc Tây y và tính đến nay vẫn chưa có một loại thuốc Tây nào điều trị được cho cả 2 căn bệnh trên.

Vai trò quan trọng của hệ miễn dịch

Một báo cáo được công bố vào tháng Hai bởi Cơ quan Liên hợp giữa Tổ chức Y tế Thế giới và Trung Quốc đã chỉ ra rằng, trẻ em và thanh thiếu niên ít có nguy cơ bị lây nhiễm virus SARS-CoV-2 hơn và chỉ có 2.4% số ca lây nhiễm trong độ tuổi này mắc các triệu chứng phát bệnh nhẹ, còn lại là không có triệu chứng lâm sàng. Tỷ lệ lây nhiễm thấp đối với độ tuổi từ 18 trở xuống cho thấy rằng nhóm đối tượng này có một hệ miễn dịch khỏe mạnh và chất lượng sức khỏe toàn diện hơn. 

Trẻ dưới 18 tuổi có hệ miễn dịch khỏe mạnh hơn so với người lớn.
Trẻ dưới 18 tuổi có hệ miễn dịch khỏe mạnh hơn so với người lớn. (Ảnh qua Bao Bac Giang)

Ông Chen cho biết: “Đây là do những bệnh nhân trẻ thường có thể trạng khỏe mạnh, hệ miễn dịch của họ hoạt động linh hoạt nên khi virus tác động đến cơ thể, hệ miễn dịch sẽ nhận diện được và sản sinh ra kháng thể nhằm tiêu diệt virus.”

Hệ miễn dịch giữ vai trò bảo vệ chúng ta khỏi những mầm bệnh bằng cách sản sinh ra kháng thể để tiêu diệt những thành tố gây hại hoặc giải quyết những biến đổi tiêu cực xảy ra trong cơ thể. Hệ miễn dịch được chia ra thành 2 loại: hệ thống miễn dịch bẩm sinh và hệ miễn dịch thích nghi. 

Cả hai hệ thống này sẽ phối hợp chặt chẽ với nhau khi phản ứng miễn dịch được kích hoạt. Trong đó, hệ miễn dịch bẩm sinh giữ vai trò chính là xử lý mầm bệnh và các chất có hại khác xâm nhập vào cơ thể. Nó tạo ra một ‘tấm khiên’ nhằm chống lại virus, vi khuẩn hoặc các vi sinh vật khác gây bệnh; còn hệ miễn dịch thích nghi giữ vai trò sản sinh ra các kháng thể nhằm tiêu diệt mầm bệnh mà chúng nhận diện được. 

Trong một bức thư gửi cho tờ The Epoch Times, ông Alexander Khoruts, Giáo sư Y khoa thuộc Khoa Gan mật và Dinh dưỡng trường Đại học Minnesota đã chia sẻ: 

“Hầu hết cơ chế hoạt động của hệ miễn dịch tập trung vào sự tiếp xúc với những yếu tố từ môi trường, và phần ruột chính là khu vực tiếp xúc chủ yếu”. 

Hầu hết chúng ta đều không để ý đến cơ chế hoạt động của hệ miễn dịch cho đến khi đã bị phát bệnh. Và một khi cơ thể đã bị mắc bệnh như cảm cúm hay các bệnh hô hấp truyền nhiễm thì kháng sinh sẽ trở nên vô dụng, trừ khi bệnh hô hấp đó là một bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn gây ra. 

Kháng sinh không có hiệu quả đối với các bệnh do virus gây ra như cảm cúm hay cảm lạnh. Việc sử dụng kháng sinh liên tục trong những trường hợp như này sẽ khiến vi khuẩn kháng thuốc từ đó làm suy giảm hệ miễn dịch của cơ thể. 

“Kháng sinh chỉ có cơ chế tiêu diệt vi khuẩn nên trong trường hợp này nó sẽ làm suy giảm khả năng chống lại các mầm bệnh xâm nhập của cơ thể”, ông Khoruts cho hay.

Một hệ miễn dịch bị suy yếu sẽ gây nguy hại cho sức khỏe con người, khiến cơ thể chúng ta không thể thực hiện cơ chế miễn dịch tự nhiên nhằm chống lại mầm bệnh được nữa. 

Giáo sư Chen cho biết: “Với y học phương Tây, họ chỉ chẩn đoán được một bệnh nhân có hệ miễn dịch bị suy yếu hay không dựa vào việc phân tích các tế bào T và tế bào B. Nhưng với y học phương Đông, họ sẽ cố gắng tìm ra nguyên nhân gì đã làm suy yếu hệ miễn dịch của bệnh nhân đó”. 

“Chúng tôi không chỉ chẩn đoán tình trạng hệ miễn dịch mà còn cố gắng tìm ra nguyên nhân gì đã khiến nó bị suy giảm. Nói chung, một khi thực hiện được cả hai tiêu chí trên thì sẽ mang đến hiệu quả nhanh chóng cho và tác dụng lâu dài cho bệnh nhân”. 

Vị giáo sư cho rằng chúng ta nên gặp các bác sĩ châm cứu được cấp bằng chứng nhận chuyên môn để có thể giải tỏa lo lắng, căng thẳng và điều trị các bệnh khác giúp tăng cường hệ miễn dịch, kết hợp với việc rửa tay sạch sẽ và các biện pháp phòng ngừa được Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh khuyến cáo để mang lại hiệu quả tốt nhất cho quá trình phòng ngừa lây nhiễm virus Vũ Hán. 

Thanh Thiên (Theo The Epoch Times)

Ý kiến bạn đọc
Chủ Nhật, 19 Tháng Tư 20207:10 CH
Khách
"y học cổ truyền" trong bài viết này là "SỰ VUỐT ĐUÔI", ăn theo y học Tây phương
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn