Virus corona: Phụ nữ gánh vác bao điều trong mùa dịch

Thứ Hai, 30 Tháng Ba 20201:00 CH(Xem: 4036)
Virus corona: Phụ nữ gánh vác bao điều trong mùa dịch
bc.com

Virus corona: Phụ nữ gánh vác bao điều trong mùa dịch

Lara Owen Phóng viên phụ nữ, BBC World Service

Nhiều phụ nữ lo lắng về an toàn của mình trong dịch bệnh Bản quyền hình ảnh Getty Images
Image caption Nhiều phụ nữ lo lắng về an toàn của mình trong dịch bệnh

Kể từ khi bùng phát ở Trung Quốc, virus corona đã lây lan và cướp đi sinh mạng hàng chục ngàn người trên khắp châu Á và đang lan nhanh trên toàn thế giới.

Cũng như các cuộc chiến về dịch bệnh khác, tác động xã hội của virus corona vô cùng to lớn đối với các nước châu Á. Và phụ nữ là đối tượng hứng chịu những gánh nặng này nhiều nhất.

"Khủng hoảng luôn khiến sự bất bình đẳng giới trở nên trầm trọng hơn", Maria Holtsberg, Cố vấn rủi ro nhân đạo và thảm họa tại UN Women Asia và Pacific nói.

Dưới đây là năm hình thức mà phụ nữ châu Á đang gánh chịu trước những biến động.

1. Đóng cửa trường học

"Tôi đã phải ở hơn ba tuần nay với bọn trẻ", nhà báo Sung So-young, người có hai con nhỏ nói.

Sung So-young sống ở Hàn Quốc, các trường học sẽ hoãn việc khai giảng thêm hai tuần nữa. Vì vậy, trẻ em sẽ tiếp tục ở nhà cho đến ngày 23/3.

Theo số liệu mới nhất của UNESCO, tính đến ngày 4/3, chỉ có hơn 253 triệu trẻ em ở Hàn Quốc, Trung Quốc và Nhật Bản từ độ tuổi tiểu học đến trung học phổ thông không đến trường.

Biện pháp cho trẻ ở nhà gây khó khăn với những người như cô Sung. Vì ở các nước Đông Á, người mẹ thường chịu gánh nặng trong việc quán xuyến gia đình nhiều hơn người bố. Và Sung nói rằng cô đã cảm thấy "chán nản".

"Thành thật mà nói, tôi muốn vào văn phòng làm việc vì không thể tập trung nổi khi ở nhà", cô Sung nói. "Nhưng chồng tôi là trụ cột gia đình và anh ấy thực sự không thể xin nghỉ."

Bọn trẻ, đứa con gái lớn 11 tuổi và đứa con trai nhỏ 5 tuổi ở nhà chơi điện tử và xem phim suốt ngày. Còn cô Sung tranh thủ làm việc khi hai đứa ngủ.

Bản quyền hình ảnh Getty Images
Image caption Nhiều phụ nữ mệt mỏi vì phải ở nhà trông con

Tình thế mà cô Sung đang gặp phải phản ánh tình trạng tồi tệ về bất bình đẳng giới trong công việc ở Hàn Quốc. Năm 2020, Diễn đàn Kinh tế Thế giới đã xếp hạng 127 trên 155 quốc gia về sự tham gia của phụ nữ trong hoạt động kinh tế.

Cô Sung chia sẻ rằng, có một số công ty đã cắt giảm tiền lương của các nhân viên nữ vì họ không thể đến văn phòng do phải chăm con khi trường học đóng cửa.

"Nhiều công ty không nói ra nhưng họ vẫn coi việc tuyển phụ nữ có con là một gánh nặng, vì họ ít ganh đua hơn. Dù gì thì nếu bạn không có con, bạn có thể đến văn phòng nhiều hơn", cô nói.

Chính phủ Nhật Bản tuyên bố trong tuần này, họ sẽ trả cho các doanh nghiệp tới 80 đô la/mỗi người/mỗi ngày nếu nhân viên được nghỉ có lương để chăm sóc con cái khi trường học đóng cửa.

Các trung tâm trông trẻ và trung tâm ngoại khóa được miễn chính sách đóng cửa để giúp đỡ các bố mẹ. Nhưng điều này cũng đặt ra câu hỏi về tính hiệu quả của việc đóng cửa trường học.


Natsuko Fujimaki Takeuchi, một chủ doanh nghiệp nhỏ nói: "Việc đóng cửa trường học không hoàn toàn ngăn chặn được virus lây lan. Nó chỉ làm tăng gánh nặng trên vai phụ nữ có con nhỏ".

"Điều này đặc biệt gây thách thức đối với doanh nghiệp như chúng tôi. Tôi không nhận được sự hỗ trợ như các công ty lớn hơn về những thiệt hại kinh tế phải gánh chịu."

2. Bạo lực gia đình

Với hàng triệu người ở Trung Quốc chỉ ở nhà, các nhà hoạt động về quyền cho biết ngày càng có nhiều vụ bạo lực gia đình.

Guo Jing, nhà hoạt động nữ quyền vừa chuyển đến Vũ Hán - nơi bùng phát dịch virus corona chủng mới - vào tháng 11/2019, cho biết rằng, cô nhận được những lời kêu gọi giúp đỡ từ những người trẻ hiện sống trong cảnh cách ly về vấn nạn bạo lực gia đình giữa bố và mẹ họ. Cô cho biết, những người gọi không biết tìm kiếm sự giúp đỡ từ đâu.

Bản quyền hình ảnh Getty Images
Image caption Nhiều người lao động không thể mua được khẩu trang hay nước rửa tay

Xiao Li, một nhà hoạt động người Trung Quốc sống ở khu vực giáp ranh với tỉnh Hà Nam, nói với BBC về nỗi lo lắng của cô khi một người họ hàng xa bị chồng cũ hành hung và cầu xin cô giúp đỡ.

"Thoạt đầu, chúng tôi không thể xin được cho cô ấy rời khỏi làng của mình", cô Li nói.

"Sau nhiều lần thuyết phục, cuối cùng cảnh sát cũng cho anh tôi giấy thông hành để có thể lái xe đến đón cô ấy và mấy đứa nhỏ".

Khi các báo cáo cá nhân về bạo lực gia đình xuất hiện trên các phương tiện truyền thông, một số phụ nữ đã làm những tấm bảng kêu gọi mọi người khi chứng kiến bạo lực gia đình, đừng là kẻ ngoài cuộc mà hãy chống lại nó.

Các hashtag #AntiDomestViolenceDuringEpidemia #疫期反# đã được nhắc đến hơn 3.000 lần trên nền tảng truyền thông xã hội Trung Quốc, Sina Weibo.

Tuần trước, Feng Yuan, Giám đốc một tổ chức phi lợi nhuận về quyền phụ nữ Weiping, có trụ sở ở Bắc Kinh cho biết, tổ chức của cô đã nhận được yêu cầu giúp đỡ từ nạn nhân bị bạo hành nhiều gấp ba lần so với trước khi cách ly.

"Cảnh sát không nên lấy lý do dịch bệnh để xem nhẹ những vụ bạo lực gia đình", cô nói.

Cơ quan Liên hiệp quốc về bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ cũng lo ngại về việc phân chia nguồn lực để ngăn chặn bạo lực giới giữa khi dịch bệnh bùng phát.

"Việc chuyển đổi nguồn lực từ các dịch vụ quan trọng bảo vệ phụ nữ, chẳng hạn kiểm tra sức khỏe định kỳ hoặc dịch vụ bạo hành trên cơ sở giới, là điều chúng tôi rất quan tâm", bà Holtsberg nói.

3. Nhân viên chăm sóc tuyến đầu

p0865lsl

Máy của bạn không hỗ trợ nghe xem

Covid-19: Bác sĩ Nguyễn Tố Như nói với BBC về cách xử lý dữ liệu trực tuyến chống dịch virus

Theo Tổ chức Y tế Thế giới, phụ nữ chiếm 70% lao động trong lĩnh vực y tế và xã hội.

Truyền thông Trung Quốc đã đề cao những câu chuyện ca ngợi phẩm chất "thánh thiện" và "như chiến sĩ" của những người phụ nữ làm việc ở tuyến đầu như y tá. Nhưng tình trạng thực tế của những nữ nhân viên y tế này là gì?

Trong tháng này, trên mạng lan truyền đoạn video cho thấy các nữ nhân viên y tế từ tỉnh Cam Túc bị cạo đầu tập thể trước khi đưa đến tuyến đầu để ngăn sự bùng phát của virus corona thu hút sự chú ý của nhiều người.

Câu chuyện về một nhân viên y tế mang thai 9 tháng gần đây bị sảy thai nhưng phải đi làm trở lại trong một chương trình tuyên truyền cũng gây phản ứng dữ dội vì sẽ tạo tiền lệ nguy hiểm.

Tháng trước, BBC nói chuyện với một y tá và cô cho biết, bệnh viện không cho phép cô được ăn, nghỉ ngơi hoặc sử dụng nhà vệ sinh trong suốt ca làm việc 10 giờ đồng hồ.

Theo Jiang Jinjing, việc này áp dụng với tất cả các nhân viên bệnh viện, nhưng phụ nữ phải chịu một sự phân biệt đối xử theo kiểu khác,

Là người đứng sau chiến dịch Hỗ trợ Chị em trong dịch virus corona, cô chia sẻ rằng, chiến dịch đang cố gắng cung cấp băng vệ sinh cho các nhân viên tiền tuyến ở tỉnh Hồ Bắc - nơi tâm dịch. Cô nói rằng, vấn đề kinh nguyệt của phụ nữ đang bị bỏ qua.

Viết trên trang Weibo của mình, cô nói: "Tính đến ngày 28/2, có 480.377 chiếc quần, 303.939 quần lót dùng một lần và 86.400 miếng băng vệ sinh đã được tặng."

Jiang Jinjing nói rằng, không nhiều người nghĩ đến việc cung cấp các sản phẩm vệ sinh cho hàng chục ngàn nữ nhân viên y tế.

Bản quyền hình ảnh Getty Images
Image caption Những nữ nhân viên y tế tuyến đầu chịu nhiều gánh nặng

Sau khi chiến dịch của các tình nguyện viên được nhiều người trên mạng xã hội Trung Quốc hoan nghênh, Tổ chức Phát triển Phụ nữ Trung Quốc cho biết, họ sẽ gửi các sản phẩm vệ sinh cho nữ nhân viên y tế.Presentational grey line

4. Người giúp việc nhập cư

Ước tính khoảng 400.000 phụ nữ giúp việc ở Hong Kong. Hầu hết trong số họ đến từ Philippines và Indonesia. Những phụ nữ này không chỉ ngày càng lo lắng về tình trạng công việc bấp bênh, mà còn về việc mua những vật dụng bảo hộ như khẩu trang và nước rửa tay.

Cynthia Abdon-Tellez, Tổng giám đốc của Tổ chức từ thiện cho người lao động nhập cư ở Hong Kong, nói: "Việc người dân đổ xô mua khẩu trang đã khiến mặt hàng này tăng giá quá cao, người lao động nhập cư không thể nào chi trả nổi".

"Không phải tất cả người lao động nhập cư đều nhận được khẩu trang từ chủ sử dụng lao động. Chúng tôi phải tự bỏ tiền ra mua và nó rất tốn kém. Một số người được chủ sử dụng lao động cung cấp khẩu trang thì phải dùng chúng trong suốt một tuần", một công nhân nhập cư Indonesia ở Hong Kong, Eka Septi Susanti nói với BBC Indonesia.

Cô Abdon-Tellez nói rằng, tổ chức của cô đã bắt đầu thu thập khẩu trang để phân phối cho người lao động nhập cư, khi chủ lao động không cung cấp cho họ.

"Lãnh sự quán Indonesia phát khẩu trang miễn phí nhưng vẫn chưa đủ - phải mất một giờ [xếp hàng] để nhận 3 cái khẩu trang. Chúng tôi cần ít nhất 6 khẩu trang trong một tuần", Sring Sringatin, chủ tịch Hiệp hội Lao động di cư ở Hong Kong nói.

Kiến nghị từ chính phủ Hong Kong gây thất vọng với những lao động nước ngoài khi kêu gọi họ ở trong nhà vào ngày nghỉ mỗi tuần, để bảo vệ sức khỏe của họ và giảm nguy cơ lây lan.

Điều này cắt đi thời gian quý giá của những người phụ nữ sống xa gia đình, và tăng nguy cơ khiến họ bị bóc lột.

Bản quyền hình ảnh KJRI Hong Kong
Image caption Xếp hàng nhận khẩu trang miễn phí ở Tổng lãnh sự Indonesia tại Hong Kong

"Những người lao động nhập cư ở nhà vào những ngày nghỉ nhưng vẫn phải làm việc", bà Sringatin nói.

"Họ sẽ phải nấu ăn cho chủ nhà, trông trẻ hoặc chăm sóc cha mẹ của chủ, mà không được trả thêm tiền. Những người khăng khăng đòi nghỉ bị đe dọa đuổi việc."

Không chỉ phụ nữ mới bị tác động nặng nề. Hàng triệu gia đình ở Philippines và Indonesia sống dựa vào số tiền mà những lao động nhập cư này gửi về, cũng chung cảnh ngộ.

Lượng kiều hối từ lao động Philippines ở nước ngoài đạt mức cao kỷ lục 33,5 tỷ đô la (25,7 tỷ đồng) trong năm 2019.

Chuyên gia kinh tế cấp cao Nicholas Mapa của ING Bank Manila cho biết, kiều hối người lao động Philippines ở nước ngoài gửi về chiếm khoảng 9% GDP và tác động của dịch lên nền kinh tế Philippines có thể cảm nhận rõ rệt.

"Việc người tiêu dùng chỉ ở trong nhà làm hạn chế nhu cầu sử dụng các dịch vụ do người lao động Philippines cung cấp. Điều này gây tổn hại đến lượng kiều hối họ gửi về cho gia đình. Việc hạn chế du lịch và đi lại cũng gây ảnh hưởng đến thu nhập và sự ổn định công việc của họ", ông nói với BBC.

5. Tác động dài hạn về kinh tế

Chính phủ các nước và các nhà kinh tế đang bàn thảo về việc tốc độ tăng trưởng kinh tế toàn cầu có thể ở mức chậm nhất kể từ năm 2009, do dịch bệnh bùng phát.

Những người bán lẻ có thể chịu thiệt hại đầu tiên Bản quyền hình ảnh Getty Images
Image caption Những người bán lẻ có thể chịu thiệt hại đầu tiên do sự bùng phát của dịch

"Nhìn chung, virus corona có tác động lớn đến việc đi lại, sản xuất và tiêu thụ, sẽ gây ảnh hưởng đến mọi khía cạnh của cuộc sống, mà cả phụ nữ và nam giới đều phải gánh chịu," Christina Maags, giảng viên tại Đại học SOAS London, nói.

"Tuy nhiên, phụ nữ có thu nhập thấp có thể chịu ảnh hưởng nhiều nhất do sức tiêu thụ chậm lại, vì phụ nữ thường làm việc trong ngành khách sạn, bán lẻ hoặc các ngành dịch vụ khác."

Ở Trung Quốc, "vì nhiều lao động nữ thuộc nhóm di cư nội địa không có hợp đồng lao động, dịch virus corona bùng phát đồng nghĩa với việc họ không nhận được bất kỳ thu nhập nào. Nếu họ không làm việc, họ sẽ không được trả tiền", bà nói.

"Không có an sinh xã hội, họ phải đối mặt với tình trạng tiến thoái lưỡng nan khi trở lại làm việc và chịu rủi ro bị nhiễm virus hoặc tiếp tục làm việc để trả tiền ăn ở. Ngoài ra, họ có thể bị buộc phải ở nhà và sống nhờ vào khoản tiết kiệm ít ỏi. Điều này đặt họ vào một tình huống rất nan giải".

Những phụ nữ lao động như ở Myanmar sẽ là đối tượng chịu nhiều ảnh hưởng Bản quyền hình ảnh Getty Images
Image caption Những phụ nữ lao động như ở Myanmar sẽ là đối tượng chịu nhiều ảnh hưởng

Và một số nhà máy may ở khu vực Đông Nam Á, vốn dựa vào nguyên liệu từ Trung Quốc, đang bị buộc phải đóng cửa.

Theo chính phủ Myanmar, hơn 10 nhà máy đã đóng cửa kể từ tháng 1, dù Bộ lao động cho biết, không phải tất cả đều do virus corona.

Ma Chit Su nói với BBC Burmese rằng. gia đình cô sống nhờ vào đồng lương từ công việc ở nhà máy, nhưng giờ nhà máy này lại đang bị đóng cửa.

"Tôi không cần bồi thường, tôi chỉ muốn trở lại làm việc", cô nói.

Theo Cơ quan Liên hiệp quốc về bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ, những người làm công ăn lương hàng ngày, chủ doanh nghiệp nhỏ và những người làm việc chui là đối tượng chịu tác động lớn nh

Mohammad Naciri, giám đốc khu vực của UN Women Asia và Thái Bình Dương cho biết: "Nhu cầu khác biệt giữa phụ nữ và đàn ông trong các nỗ lực phục hồi dài hạn và trung hạn cũng nên được xem xét".

"Phụ nữ đang đóng một vai trò không thể thiếu trong cuộc chiến chống lại dịch bệnh - với tư cách là nhân viên y tế, là nhà khoa học, nhà nghiên cứu, là người vận động xã hội, là người xây dựng và kết nối cộng đồng, và là người chăm sóc.

"Điều cần thiết là đảm bảo tiếng nói của phụ nữ được lắng nghe và công nhận."

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn