Tại sao các ký sinh trùng đường ruột lại không bị tiêu hóa trong cơ thể chúng ta?

Thứ Hai, 15 Tháng Giêng 20184:00 CH(Xem: 7981)
Tại sao các ký sinh trùng đường ruột lại không bị tiêu hóa trong cơ thể chúng ta?

Các kiểu thức ăn từ cứng đến mềm khi vào bụng chúng ta đều được tiêu hoá sạch sẽ. Vậy tại sao sán dây và các ký sinh trùng lại vẫn sống nhăn răng?

Quả là ác mộng khi biết rằng cơ thể chúng ta là nơi cư ngụ của các loài giun sán. Chúng vẫn nhởn nhơ tung tăng trong dạ dày cũng như đường ruột của ta mà không bị tiêu hóa như thức ăn. Vì sao vậy nhỉ?

Tại sao chúng không bị tiêu hóa khi ở trong dạ dày của chúng ta?
Tại sao chúng không bị tiêu hóa khi ở trong dạ dày của chúng ta?

Giun sán, cụ thể là giun đũa, giun móc, sán lá và sán xơ mít… trong quá trình tiến hóa đã hình thành “một lớp da thứ hai” - đặt chúng vào nhóm động vật sở hữu mô bì mới.

Lớp da này không giống như lớp tế bào chết ở da người mà là một mô sống và dày gấp 10 lần, có khả năng chống lại cả axit và kiềm.

Giun đất sở hữu lớp da tương tự.
Giun đất sở hữu lớp da tương tự.

Nói 1 cách dễ hiểu hơn thì lớp da (Tegument) này có lớp biểu bì mao - thường thấy trên cá thể giun đất hay cá thể thuộc lớp sán lông không ký sinh, sống trong nước hay môi trường ẩm ướt.

Lớp lông mao này có cơ chế tự bảo vệ chống lại sự tiêu hóa, đơn giản vì nó không có "vết nứt" giữa các tế bào để tế bào bạch cầu hay phân tử của enzym tiêu hóa trong cơ thể vật chủ có thể khai thác, tấn công.

Không những thế, lớp da này có khả năng tái sinh một cách nhanh chóng, bởi các nhân tế bào được bảo vệ kỹ càng bên dưới bề mặt.

Ngoài ra, phía bên ngoài da được phủ thêm một lớp chất nhờn giàu carbohydrate để bao vây và vô hiệu hóa các enzym tiêu hóa nữa.

Riêng ở loài sán dây, chúng còn sở hữu thêm một lớp vi nhung mao (Microvillus) làm tăng diện tích bề mặt để dễ hấp thụ thức ăn hơn.

Sơ đồ cấu tạo lớp Tegument bao phủ sán dây.
Sơ đồ cấu tạo lớp Tegument bao phủ sán dây.

Vì vậy, hầu hết ký sinh trùng trong cơ thể người dung nạp được các dịch vị đường tiêu hóa.

Những con trưởng thành của hầu hết loài ký sinh trùng phát triển trong đường ruột (ruột non và ruột già), nơi có độ PH trung tính vừa phải so với dạ dày. Những con sống ở dạ dày có lớp Tegument dai chắc hơn.

Hình ảnh trứng giun đũa trên kính hiển vi.
Hình ảnh trứng giun đũa trên kính hiển vi.

Không chỉ con người mà hầu hết các loài động vật có vú bị nhiễm trứng giun sán “đang ngủ đông” qua đường thức ăn. Những trứng này sẽ được đánh thức khi vỏ của nó bị tiêu hóa bởi axit dạ dày của vật chủ.

Điều này giải phóng ấu trùng thời kỳ đầu đến nơi ưa thích như dạ dày, ruột non, ruột già hay trong máu để lưu thông.

Sự thích ứng của lớp Tegument đã được hoàn thiện qua quá trình tiến hóa hàng triệu năm, cho phép ký sinh trùng sống sót trong những môi trường tương đối không thân thiện trong vật chủ.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn