Tử vong vì ăn thịt lợn ốm, sống: Chuyện đơn giản ai cũng biết nhưng vẫn đều đặn xảy ra

Chủ Nhật, 14 Tháng Giêng 20183:00 CH(Xem: 8411)
Tử vong vì ăn thịt lợn ốm, sống: Chuyện đơn giản ai cũng biết nhưng vẫn đều đặn xảy ra

Mới đây Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới trung ương đã tiếp nhận điều trị cho 2 bệnh nhân ở Lai Châu nhập viện do bị nhiễm giun xoắn. Trong đó một thanh niên 33 tuổi đã suy hô hấp, ngừng tim và tử vong sau khi ăn món thịt lợn được chế từ một con lợn ốm.

Bác sỹ Nguyễn Trung Cấp, Trưởng Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cho biết tại đây đang điều trị cho 1 bệnh nhân nhiễm giun xoắn vì ăn thịt lợn ốm.

Cách đây gần 1 tuần, 2 bệnh nhân là anh P.P.H (33 tuổi) và anh L.L.G (24 tuổi, cùng ở Mù Cả, Mường Tè, Lai Châu) được chuyển đến BV trong tình trạng gầy, suy kiệt, đau dữ dội các cơ, không thể nuốt được, nói rất khó khăn. Trong đó, bệnh nhân P.P.H. suy hô hấp, thở rất khó khăn vì đau và có những lúc loạn nhịp tim. Kết quả xét nghiệm đã phát hiện bệnh nhân bị nhiễm giun xoắn.

bnsotretveqb-1515079467284
Ăn thịt sống có thể dẫn đến tai họa đáng tiếc. (Ảnh minh họa)

Dù được điều trị theo phác đồ đặc hiệu và chăm sóc tích cực, hỗ trợ dinh dưỡng, tuy nhiên sau 2 ngày bệnh nhân H đã không qua khỏi sau khi xuất hiện cơn ngừng tim.

Đến ngày 4/1, sau gần 1 tuần điều trị, tình trạng sức khỏe của bệnh nhân G đã được kiểm soát, qua cơn nguy kịch.

Nguy hại của giun xoắn

Người ăn phải thịt nhiễm kén có ấu trùng giun xoắn chưa nấu chín, ấu trùng sẽ thoát kén tại dạ dày và sau 1 – 2 giờ di chuyển đến ruột non. Ở ruột non, sau 24 giờ, ấu trùng phát triển thành giun trưởng thành và xâm nhập ký sinh trong niêm mạc ruột non.

Sau 4 – 5 ngày, giun cái có thể đẻ ấu trùng. Một giun xoắn cái có thể đẻ từ 500 – 1.000 ấu trùng trong thời gian khoảng 4 – 6 tuần. Ấu trùng xâm nhập hệ tuần hoàn đến tim trái và tới các tổ chức cơ vân, cơ hoành… ký sinh, tạo kén.

1-11
Giun xoắn – mối họa rình rập trong thực phẩm sống. (Ảnh: baomoi.com)

Sau 10 – 15 ngày, các kén có ấu trùng này có khả năng lây nhiễm. Sau 6 – 9 tháng, kén sẽ bị vôi hóa dần. Kén giun xoắn trong cơ có thể tồn tại vài năm, thậm chí tới 20 – 30 năm và vẫn có khả năng lây nhiễm.

Các triệu chứng điển hình thường xuất hiện sau 5 – 15 ngày kể từ khi ăn phải thịt nhiễm ấu trùng giun xoắn và tùy thuộc lượng ấu trùng giun xoắn mà bệnh nhân ăn phải nhiều hay ít. Thời gian ủ bệnh có khi kéo dài tới 45 ngày nếu nhiễm ít ấu trùng.

Bác sỹ Cấp cho biết bệnh giun xoắn ở người gây ra bởi một loại giun tròn thuộc giống Trichinella. Có nhiều động vật mang ký sinh trùng này và ai cũng có thể nhiễm bệnh nhưng nguy cơ nhiễm bệnh cao nhất là những người ăn phải thịt heo sống (tiết canh), thịt tái hoặc chưa nấu chín có nhiễm giun Trichinella spiralis. Một số vùng các món ăn truyền thống của người dân như lòng sống, thịt lợn tái, thịt sống (món lạp, nem sống, nem chao, nem chua) cũng được coi là nguồn bệnh.

cach-lam-tiet-canh-lon-man
Những thực phẩm tươi sống như thế này vô cùng nguy hiểm. (Ảnh: checkinnhahang)

Triệu chứng khi nhiễm giun xoắn

Phù mi mắt, mặt, phù mi kèm theo xuất huyết dưới giác mạc, võng mạc; sốt nhẹ sau tăng dần; đau sưng cơ, đổ mồ hôi, mất ngủ, cảm giác kiến bò. Ngoài ra, có thể gặp các triệu chứng khác như tiêu chảy, khát nước, ra mồ hôi nhiều, cảm giác ớn lạnh và mệt mỏi kiệt sức. Các biến chứng về tim mạch và thần kinh như: viêm cơ, viêm phổi, viêm não. Tuỳ theo mức độ nhiễm ấu trùng giun xoắn, trường hợp nặng có thể tử vong do suy tim.

Cách phòng đơn giản nhưng nhiều người chủ quan

Thực tế cho thấy đa phần các trường hợp ngộ độc chết người đều là do nhiễm các tác nhân sinh học từ thịt sống, tiết canh sống có chứa mầm bệnh. Nguyên lý phòng trừ rất đơn giản, ai cũng biết đó là: Ăn chín uống sôi, rửa sạch tay chân và dụng cụ sau khi chế biến.

Nhiều người chủ quan với lợn nuôi vườn nhà, nuôi thả vì cho rằng đây là hình thức nuôi sạch… tuy nhiên đây là điều hết sức sai lầm. Các con vật đều có nguy cơ nhiễm ký sinh trùng, vi trùng nguy hiểm, loại nuôi thả thì nguy cơ càng cao.

Do vậy các chuyên gia khuyến cáo người dân không được ăn các món ăn từ động vật mà chưa được chế biến chín như tiết canh lợn, nem chạo… Đặc biệt, cần cẩn trọng với lợn cỏ, lợn mán… Vào dịp cuối năm thường có nhiều lễ hội, gặp mặt bạn bè, cưới hỏi… càng không thể quá ham vui mà tặc lưỡi phó mặc số phận cho may rủi.

Chi Mai

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn