Không gian sống bừa bộn là nguyên nhân khiến bạn luôn cảm thấy căng thẳng

Thứ Ba, 04 Tháng Hai 20207:00 SA(Xem: 4095)
Không gian sống bừa bộn là nguyên nhân khiến bạn luôn cảm thấy căng thẳng

Không gian ở và nơi làm việc thường xuyên trong tình trạng bừa bộn, hỗn loạn, là một trong những yếu tố ảnh hưởng tiêu cực tới tâm trạng, sức khỏe cũng như hiệu suất làm việc của mỗi người.

Không gian sống bừa bộn là nguyên nhân khiến bạn luôn cảm thấy căng thẳng
Không gian sống bừa bộn là nguyên nhân khiến bạn luôn cảm thấy căng thẳng. (Ảnh qua 3errresmx)

Tuy nhiên, theo nhà tâm lý học Kahleen, có một điều thú vị là những người có phòng làm việc bừa bộn thường hay đưa ra những ý tưởng sáng tạo lạ lùng, và đột phá hơn so với những người làm việc trong căn phòng ngăn nắp.

Điều này có thể giải thích tại sao rất nhiều nhà thiên tài không bao giờ bận tâm giữ bàn làm việc của họ gọn gàng.

Làm việc trong một không gian lộn xộn, nới lỏng các chuẩn mực xã hội và cho phép mọi người thoát khỏi các quy tắc và kỳ vọng xã hội. Điều này giúp chúng ta nghĩ ra những ý tưởng độc đáo, phát triển tư duy và sự sáng tạo của não bộ. Bàn làm việc của nhà khoa học Einstein là một minh chứng.

Không gian sống bừa bộn là nguyên nhân khiến bạn luôn cảm thấy căng thẳng
Căn phòng bừa bộn của Einstein. (Ảnh qua Life)

Nhìn vào bức ảnh, ta thấy gốc làm việc của nhà khoa học Einstein thật sự là một mớ hỗn độn. Trên bàn không có chỗ nào là không có giấy. Sách, bản thảo, tạp chí và phong bì bày ra khắp mọi nơi. Trên các kệ cũng bừa bộn không kém. Một kệ có các tạp chí được sắp xếp gọn gàng, nhưng ở nơi khác là đống giấy tờ. Nó thật sự là một mớ hỗn độn nhưng lại đem đến hiệu quả làm việc cho ông ấy, cũng giống như Mark Twain, Steve Jobs và nhiều nhà thiên tài khác.

Tuy nhiên, không phải một lối sống bừa bộn đều đem đến kết quả tích cực cho tất cả mọi người.

Không gian bừa bộn ảnh hưởng đến tinh thần của chúng ta như thế nào?

Bằng nghiên cứu của mình, các nhà khoa học tại Viện Khoa học thần kinh thuộc Đại học Princeton nhận thấy rằng, sống hoặc làm việc trong môi trường bừa bộn sẽ ức chế khả năng tập trung và xử lý thông tin của chúng ta.

“Nhìn những thứ bày bừa lộn xộn có thể ảnh hưởng xấu đến não bộ của chúng ta. Chúng liên tục kích thích lên vỏ não thị giác làm hạn chế khả năng tập trung, khả năng xử lý vấn đề cũng như suy giảm trí nhớ.” 

Kết quả là bạn cảm thấy như thể không bao giờ có thể hoàn thành những mục tiêu đã đề ra. Theo thời gian, số lượng công việc không hoàn thành tiếp tục tăng lên và điều đó dần dần làm cho tinh thần của bạn suy sụp. 

6 lý do giải thích tại sao sự bừa bộn lại khiến chúng ta căng thẳng và lo lắng

Không gian sống bừa bộn là nguyên nhân khiến bạn luôn cảm thấy căng thẳng
Phòng làm việc lộn xộn khiến bạn có cảm giác như bị bủa vây bởi công việc. (Ảnh qua Kare11)
  1. Một căn phòng bừa bộn sẽ khiến cho tinh thần và thể chất của chúng ta cảm giác dường như không có được một không gian để thư giãn.
  2. Phòng làm việc lộn xộn khiến bạn có cảm giác như bị bủa vây bởi công việc, dường như mọi công việc không bao giờ có thể hoàn thành.
  3. Nó khiến chúng ta luôn cảm thấy lo lắng vì phải nghĩ về cách sẽ dọn dẹp đống hỗn độn này như thế nào.
  4. Nó khiến cho chúng ta cảm thấy tội lỗi và xấu hổ vì không ngăn nắp, đặc biệt là khi ai đến thăm chúng ta bất ngờ.
  5. Sự lộn xộn còn cản trở năng suất làm việc và sự sáng tạo của chúng ta.
  6. Nó làm phiền chúng ta bằng cách khiến mọi thứ khó khăn hơn khi ta cần phải tìm một thứ gì đó (các tập tin và giấy tờ cần phải tìm trong một đống giấy chồng chất hay chiếc chìa khóa bỏ quên đâu đó trong một căn phòng bừa bộn).

Nếu bạn cảm thấy sự bừa bộn là nguyên nhân dẫn tới sự căng thẳng, hãy thử áp dụng 5 gợi ý dưới đây để cải thiện tâm trạng cũng như môi trường xung quanh mình.

1. Tập trung dọn từng chút một

Khi bắt đầu dọn dẹp, hãy chọn một góc của căn phòng và ước lượng thời gian cần thiết để dọn xong nó. Sau đó hãy tập trung hoàn tất công việc thay vì ‘gặp đâu dọn đó’. Việc loay hoay vừa dọn nơi này chưa xong thì nơi khác đã ngổn ngang sẽ khiến bạn thêm mất thời gian và công sức. Chưa kể nhìn khắp căn nhà trong tình trạng ‘đang dọn dẹp’ sẽ khiến bạn càng khó chịu hơn.

2. Phân loại mọi thứ bằng 4 chiếc thùng

Không gian sống bừa bộn là nguyên nhân khiến bạn luôn cảm thấy căng thẳng
Phân loại mọi thứ bằng 4 chiếc thùng. (Ảnh qua Hrinsider)

Phân loại rác với 4 thùng: rác phân hủy, đồ đem cho, đồ giữ lại và những đồ cần tái chế. Kiểm tra kỹ lưỡng các món đồ và phân loại cho phù hợp với từng thùng. 

3. Lựa chọn vị trí thích hợp để đặt các món đồ

Ngay sau khi bạn dùng xong một món gì đó, hãy đặt nó ngay ngắn lại ở vị trí cũ. Ví dụ: Đặt các vật dụng làm việc trong văn phòng hoặc trên bàn làm việc của bạn, các sản phẩm chăm sóc tóc và mỹ phẩm trong phòng tắm, v.v. Bằng cách này, bạn sẽ không phải mất công tìm kiếm và ngăn chặn được việc để đồ bừa bộn khắp nhà.

4. Cho đống giấy tờ vào các quyển sổ kẹp khác nhau

Nhìn đống giấy tờ lộn xộn khiến tâm trạng của bạn trở nên căng thẳng hơn. Sắp các giấy tờ như hóa đơn, bản đơn giá, mẫu giấy ghi chú, v.v vào các bìa kẹp giấy hoặc cặp hồ sơ để bàn làm việc của bạn trông gọn gàng hơn.

5. Thực hiện thử thách 12-12-12

Nếu bạn có con, bạn sẽ mong muốn công việc dọn dẹp trở nên thú vị hơn – giống như là một trò chơi thi đua chứ không phải là một công việc bị ép buộc. Với thử thách này, bạn hay giao cho bọn trẻ một nhiệm vụ đơn giản là định vị 12 vật phẩm bỏ đi, 12 vật phẩm đem tặng, và 12 vật phẩm sẽ phải xếp lại đúng vị trí cũ. Đây thực sự là cách thú vị giúp 36 vật dụng trong nhà của bạn được xếp đặt lại một cách nhanh chóng.

Dọn dẹp đồ đạc lộn xộn trong nhà hoặc nơi làm việc không chỉ giúp bạn tăng sức tập trung, cảm thấy yên tâm và hài lòng mà còn khiến cho tâm trí của bạn được thư giãn, cải thiện sức khỏe tinh thần và cảm xúc của bạn, cũng như giải tỏa căng thẳng.

Nhà là nơi bạn trở về nghỉ ngơi sau một ngày dài làm việc. Nếu nơi làm việc bừa bộn thì có thể tạm chấp nhận được nhưng với không gian nơi mình ở thì nên giữ cho gọn gàng và sạch sẽ. Điều này mang lại lợi ích tuyệt vời cho cả cả thể chất và tâm trí của bạn.

Hạo Nhiên (theo Daily Health Post)

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn