Bệnh tiểu đường và bạn

Thứ Sáu, 12 Tháng Giêng 20185:00 SA(Xem: 6235)
Bệnh tiểu đường và bạn

Dù bạn đang mắc chứng tiểu đường, hay có nguy cơ bị bệnh, cũng nên ghi nhận những điều sau đây:

  1. Nếu bạn có nguy cơ bị bệnh

Bạn có biết phân nửa số người tuổi từ 65 trở lên sống ở Mỹ đang trong tình trạng tiền tiểu đường (prediabetes) không? Đó là tình trạng lượng đường trong máu của họ cao hơn mức bình thường, nhưng chưa cao tới độ được xếp hạng tiểu đường loại 2 (type-2 diabete). Hiểu biết về nguy cơ bị tiểu đường có thể giúp bạn phòng ngừa hoặc ngăn chặn được bệnh.

Nếu bạn

– 45 tuổi hoặc lớn hơn

– cân nặng quá mức, với chỉ số thể lượng – body mass index (BMI) trên 25 *

– không hoạt động

– gia đình có người từng bị tiểu đường loại 2

Thì bạn dễ mắc chứng bệnh này, nên xin bác sĩ cho thử nghiệm đường trong máu ngay.

  1. Nếu bạn mới được chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường

Có thể bạn sẽ bị “sốc”, vì đó là chứng bệnh làm thay đổi cuộc đời. Nếu không được chữa trị đúng, nó có thể đưa đến những tình trạng nghiêm trọng cho sức khỏe. Tuy nhiên, với 3 thay đổi sau đây, bạn có thể sống lành mạnh và hạnh phúc:

– Tìm hiểu về bệnh: Đừng ngần ngại hỏi bác sĩ khi cần biết

– Ăn uống lành mạnh: Nếu quá nặng cân, nên tìm cách giảm cân từ 5% đến 7% một năm. Chỉ cần thay đổi thói quen ăn uống cũng có thể tạo được kết quả

– Quyết tâm hoạt động thể dục 150 phút mỗi tuần lễ. Tức là chỉ hơn 20 phút mỗi ngày, và có thể bắt đầu từ từ.

  1. Nếu bạn đang sống với bệnh

Ngoài việc ăn uống đúng cách, hoạt động thể dục và uống thuốc theo toa, hãy có những thử nghiệm thường xuyên để giúp bạn được khỏe mạnh:

– Khám mắt: Diabetic retinopathy (Bệnh màng lưới do tiểu đường) là nguyên nhân chính dẫn tới tình trạng mù lòa. Khám mắt hàng năm có thể giúp ngừa các bệnh về mắt.

– Thử nghiệm protein trong nước tiểu: Thử nước tiểu để theo dõi thận và giúp giảm thiểu những tai hại thường gây ra do bệnh tiểu đường.

– Hemoglobin A1C (HbA1C): Thử nghiệm này đo lượng đường trung bình trong máu trong 3 tháng vừa qua. Biết được kết quả có thể xác định về tình trạng sức khỏe của bạn và giúp bác sĩ điều trị đúng cách, ngừa được những biến chứng phức tạp.

 

* Chỉ số thể lượng (Body Mass Index – BMI) được nhà bác học Adolphe Quetelet người Bỉ đặt ra năm 1832, dùng chiều cao và cân nặng để đánh giá mức độ gầy, mập hoặc trung bình của một người, theo công thức:

Gọi W là khối lượng của một người (tính bằng kg) và H là chiều cao của người đó (tính bằng m), chỉ số khối cơ thể được tính theo công thức:

Công thức tính BMI khi W được tính bằng pound và H được tính bằng inch là:

bmi-tieuduong

 

TM

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn