Kinh lạc: Vì sao người xưa biết trong khi giải phẫu tìm không thấy?

Thứ Tư, 29 Tháng Giêng 20201:00 SA(Xem: 5710)
Kinh lạc: Vì sao người xưa biết trong khi giải phẫu tìm không thấy?

Trên thế giới, thứ thần bí nhất chính là thân thể người. Dẫu có thể giải phẫu nó, phân tích cấu tạo nội tạng của nó, nhưng nhận thức của chúng ta về sự vận động trong cơ thể lại mịt mù như một con thuyền nhỏ giữa biển khơi. Điều thần bí nhất trong cơ thể người chính là kinh lạc, có thể cảm nhận được, nhưng lại không thể giải phẫu thành vật chất có thể nhìn thấy được.

Sơ đồ kinh lạc
Sơ đồ kinh lạc trên thân thể người

Kinh lạc là sự tồn tại thần bí của những vật chất vô hình, giải phẫu lâm sàng về căn bản không tìm thấy tung tích của nó. Dẫu là máy móc khoa học hiện đại tiên tiến nhất cũng khó có thể thăm dò chính xác sự tồn tại và hình thái của nó. Điều khiến người ta khó hiểu nhất là vì sao một thứ nhìn không thấy, sờ không được như vậy, lại được mô tả một cách chuẩn xác trong “Hoàng đế nội kinh”? Vì sao trong cuốn “Tử ngọ lưu chú” lại mô tả chuẩn xác như vậy về thời gian đóng mở của từng huyệt đạo?

Lâu dần, châm cứu, vốn bị y học phương Tây bài xích là vô căn cứ, lại nở rộ khắp các nơi trên thế giới, vô cùng thịnh hành. Không phải kinh mạch không tồn tại, mà là y học, khoa học hiện đại chưa phát triển tới mức có thể chứng minh sự tồn tại của kinh mạch. Gần 100 năm qua, rất nhiều nhà khoa học tiến hành chứng thực, nghiên cứu kinh lạc. Khi sử dụng điện trở để tìm hiểu, thì phát hiện ra khu vực mà kinh lạc đi qua, điện trở sẽ hạ thấp rõ ràng. Hay các nhà khoa học lợi dụng sự phát sáng của da để truy tìm nguồn gốc, thì phát hiện thấy tuyến đường có kinh mạch vận hành khá sáng. Còn rất nhiều nghiên cứu nữa cũng đang không ngừng được khám phá.

Dẫu các nhà khoa học bình luận sôi nổi thế nào, thì cảm giác châm cứu tới bệnh nhân là vô cùng chân thực. Cùng một huyệt vị nhưng cách châm cứu khác nhau, sẽ khiến bệnh nhân cảm giác thấy lúc lên lúc xuống, lúc sang trái, lúc sang phải khác nhau. Đau đầu có thể châm cứu huyệt Thái xung ở chân, mất ngủ có thể châm cứu huyệt Dũng tuyền dưới lòng bàn chân.

Châm cứu theo nguyên tắc vận hành của kinh lạc
Nhiều phương pháp chữa bệnh truyền thống như châm cứu dựa trên nguyên tắc của kinh lạc (ảnh: Shutterstock)

Lối tư duy và biện pháp trị bệnh của kinh lạc hoàn toàn khác so với Tây y. Ví như thoát vị đĩa đệm hoặc hẹp, dính hay gai đĩa đệm, sẽ gây tê bì từ chân đến các đầu ngón chân, thậm chí đi lại khó khăn. Có người vì vậy mà phải phẫu thuật, sau khi phẫu thuật bệnh tình cũng không thuyên giảm. Nhưng khi trị liệu bằng châm cứu, bệnh lại được chữa khỏi hoàn toàn. Tình trạng thoát vị đĩa đệm vẫn tồn tại, kỳ thực chỉ là kinh lạc và gân bị tổn thương mà thôi.

Đối với sự tồn tại và tác dụng thực tế của kinh lạc, dẫu giới y học bàn luận sôi nổi, nhưng lại không có lấy một đáp án thuyết phục.

Kỳ thực đáp án là có, chỉ là giới y học hiện đại sợ bị chụp mũ “mê tín”, nên không muốn và cũng không dám nhìn thẳng vào hiện thực này: Tức là sự phát hiện về kinh mạch nên quy công cho những vị thánh nhân tiên hiền có công năng “Nội thị” (nhìn thấu thân thể). Về điều này, Lý Thời Trân, vị thánh y thời nhà Minh, sớm đã chỉ ra rằng: “Con đường vận hành của kinh mạch trong cơ thể chỉ những người có khả năng nhìn ngược vào trong, mới thấy được rõ ràng.”

Nhìn lại tổng quan sự phát triển của Trung y, những vị thánh y có cống hiến trọng đại với Trung y, về cơ bản đều có công năng “nội thị” (nhìn thấu thân thể). Do vậy, họ mới có thể sử dụng “con mắt thứ 3” nhìn rõ sự tồn tại của kinh mạch, nhìn được tình trạng bệnh của cơ thể người, mới có thể tùy bệnh mà bốc thuốc, từ đó đạt được hiệu quả trị liệu tốt nhất. Ngay như bản thân vị Hoàng đế sáng lập ra thể hệ lý luận trung y, ông cũng là một vị thánh có năng lực nhìn thấu cơ thể. Do vậy, Hoàng đế mới có thể dùng kinh lạc làm cơ sở, xây dựng nên thể hệ Trung y vĩ đại, không hề suy bại theo thử thách của thời gian.

“Linh xu thiên” trong “Hoàng đế nội kinh” còn được gọi là “Châm kinh”, là ông tổ của châm cứu ngày nay. “Nhất châm, nhị cứu, tam dụng dược” là nguyên tắc trị bệnh từ kinh nghiệm trị liệu được người xưa đúc kết. (Cứu là lấy ngải cứu châm lửa đốt vào các huyệt để chữa bệnh.) Kinh lạc không những có thể điều tiết, khơi thông khí huyết, cân bằng âm dương, mà còn có thể trị bệnh, chẩn đoán bệnh. Thường ngày ấn huyệt, vỗ huyệt, đốt ngải vào các huyệt cũng là biện pháp dưỡng sinh rất tốt. Luyện khí công hay ngồi tĩnh tọa đều là đang luyện khí của kinh lạc.

phap-luan-cong-thien-dinh-x
Ngồi thiền theo phương pháp khí công của Pháp Luân Công

Đạo gia giảng mỗi huyệt vị đều là một khiếu (một hốc), khiếu này là cửa mà khí kinh lạc vào ra, cũng là cổng tiếp nạp. Khiếu môn này có thể đóng, có thể mở, có thể đổi chốt, nó tiếp nạp Thiên khí, nhân khí và địa khí. Hệ thống ẩn giấu trong cơ thể người được tạo thành bởi kinh lạc chạy ngang dọc, ra vào khắp các huyệt vị, liên lạc bên trong và bên ngoài tạng phủ. Cho nên, trong nội tạng không có chỗ cho huyết quản thần kinh, nhưng kinh lạc lại có thể xuyên suốt, hình thành nên “nội kinh” hay còn gọi là chỉnh thể “kinh lạc kết nối, tuần hoàn không đầu không cuối.” Đây chính là nguyên do trị liệu bằng châm cứu có công hiệu thần kỳ.

Hiệu quả trị liệu của châm cứu, về lâm sàng có thể quan sát thấy rằng, người bệnh càng đơn thuần, chất phát, càng thích gần gũi với tự nhiên, có lòng tin về châm cứu, thì càng dễ đạt được trạng thái Thiên nhân hợp nhất, hiệu quả chữa trị rất tốt. Hơn nữa thầy thuốc càng có tu dưỡng, tâm tồn thiện lương, thì y thuật lại càng cao siêu, càng có thể đón nhận, chuyển trời khí Thiên địa nhân, hiệu quả châm cứu sẽ ngày càng tốt hơn.

Lê Minh

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn