Rượu làm tổn hại chuỗi phân tử DNA, dẫn đến bệnh ung thư

Thứ Sáu, 12 Tháng Giêng 20185:00 CH(Xem: 6862)
Rượu làm tổn hại chuỗi phân tử DNA, dẫn đến bệnh ung thư

Lâu nay, các chuyên gia y tế đã cảnh báo việc uống nhiều rượu sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư, đặc biệt là 7 loại ung thư gồm miệng, cổ họng, thanh quản hoặc vòm miệng, thực quản, vú, gan và ruột.

Một nghiên cứu vừa công bố đã làm rõ mối liên quan giữa việc uống rượu và bệnh ung thư, chỉ ra rằng rượu gây tổn hại đến chuỗi phân tử DNA (deoxyribonucleic) của các tế bào gốc có chức năng sản xuất máu mới, dẫn đến ung thư.

Acetaldehyde có thể phá vỡ và phá hủy cấu trúc DNA trong tế bào máu gốc.
Acetaldehyde có thể phá vỡ và phá hủy cấu trúc DNA trong tế bào máu gốc. (Ảnh: Conscious Life News).

Theo một nghiên cứu mới được công bố trên tạp chí khoa học Nature, các nhà khoa học đã cho chuột thí nghiệm uống rượu pha loãng, sau đó sử dụng phân tích nhiễm sắc thể và DNA để kiểm tra tổn hại di truyền do acetaldehyde gây ra. Đây là một loại chất được cơ thể sản xuất ra trong quá trình xử lý cồn.

Các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng acetaldehyde có thể phá vỡ và phá hủy cấu trúc DNA trong tế bào máu gốc, dẫn đến việc sắp xếp lại các nhiễm sắc thể và thay đổi vĩnh viễn chuỗi DNA trong các tế bào này.

Theo giới nghiên cứu, việc DNA hư hại có thể khiến các tế bào chết nhưng cũng đồng thời có thể kích hoạt cơ chế tự sửa chữa tự nhiên của cơ thể. Tuy nhiên, nếu DNA được sửa chữa sai, nó có thể dẫn đến ung thư.

Các nhà khoa học phát hiện ra rằng uống rượu có thể làm tăng nguy cơ tổn hại DNA. Nhóm nghiên cứu cũng đã chỉ ra rằng cơ thể chống lại sự tàn phá của rượu bằng cách sử dụng một loại enzyme có tên là ALDH, biến acetaldehyde thành axetat, mà các tế bào có thể sử dụng chất này làm năng lượng.

Theo nghiên cứu này, hàng triệu người, đặc biệt là người ở khu vực Đông Nam Á, đang thiếu các enzyme này hoặc có các DNA bị lỗi.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn