Cơn đau không chỉ là vấn đề thể xác, chưa bao giờ là như vậy

Thứ Ba, 21 Tháng Giêng 20201:00 SA(Xem: 5066)
Cơn đau không chỉ là vấn đề thể xác, chưa bao giờ là như vậy

Bạn đã từng nghe chuyện có người mặc dù đã bị cắt bỏ một phần nào đó trên cơ thể rồi, nhưng vẫn cảm thấy đau trên chính phần thân thể đã bị cắt bỏ đó chưa? Nếu cơn đau chỉ là vấn đề thể xác, vậy thì vì sao sự việc như thế này lại xuất hiện?

ADVERTISEMENT

Tin tốt hay xấu trước đây…? Bởi vì cái tốt có thể làm dịu đi cái xấu, vậy thì chúng ta hãy đến với tin xấu trước: Theo một mẩu tin mới đây trên Tạp chí Y khoa Anh quốc – British Journal of Medicine, Mỹ hiện đang đương đầu với khủng hoảng kép “cơn đau và thuốc giảm đau(Mackey & Kao, 2019). Cơn đau mãn tính, cơn đau kéo dài trên 3 tháng hoặc vượt quá thời gian hồi phục mong đợi, giống như một loại bệnh dịch đang ảnh hưởng đến hơn 100 triệu người Mỹ trưởng thành – còn nhiều hơn cả bệnh béo phì, bệnh tim và ung thư cộng lại – với chi phí ước tính vào khoảng 635 tỷ đô la Mỹ (IOM, 2011).

dau-dau-e1476085716598
Hãy cảnh giác với những cơn đau đầu bất thường (Ảnh: Shutterstock)

Cơn đau mãn tính có thể gây gián đoạn trong cuộc sống, cản trở khả năng làm việc, tập thể dục, tình dục, tham gia các sở thích, hoặc thậm chí là hoạt động ngoài trời. Đây là nguyên nhân số một của tình trạng khuyết tật dài hạn tại Mỹ (NIH, 2011). Dường như điều này còn chưa đủ tệ, khi mà chúng ta hiện nay còn đang đứng giữa sự hỗn loạn của cuộc khủng hoảng thuốc giảm đau – điều mà Bộ Y tế Hoa Kỳ gọi là “đe dọa lớn nhất và thách thức phức tạp nhất tới sức khỏe cộng đồng trong thời đại hiện nay.

Một lý do khiến chúng ta rơi vào tình thế khó khăn này chính là từ xưa đến nay nỗi đau được đóng khung như một vần đề “y sinh”, gây nên bởi các vấn đề sinh học như tổn thương mô và rối loạn chức năng giải phẫu. Do đó, nó chủ yếu được điều trị bằng các giải pháp y sinh, ví dụ như thuốc và các liệu trình. Tuy nhiên, cơn đau mãn tính vẫn không hề được chữa khỏi cũng như được giải quyết triệt để, tỷ lệ nghiện thuốc tăng vọt, và sự xuất hiện các cơn đau mãn tính vẫn tiếp tục gia tăng (Nahin et al., 2019). Mặc dù điều này không có nghĩa là chúng ta nên giật thuốc giảm đau từ tay những bệnh nhân đang chống chọi với các cơn đau kéo dài – nó là phi đạo đức và tàn nhẫn – nhưng rõ ràng là phải có điều gì đó cần được thay đổi.

Giờ thì đây chính là tin tốt: Tạ ơn sự tiên tiến của khoa học và y dược, hiện nay chúng ta đã hiểu rõ được các cơn đau hơn bao giờ hết. Nghiên cứu trên sự tổ chức của cơn đau và sự điều trị thường xuyên, cũng như các sai lầm quá khứ dường như đang tiến triển theo hướng đúng đắn. Chúng ta có tia hy vọng.

Để hiểu rõ hơn về cơn đau, đầu tiên hãy định nghĩa về nó: Hiệp hội Quốc tế về Nghiên cứu Nỗi đau (IASP) định nghĩa nỗi đau như một “trải nghiệm cảm giác và cảm xúc không thoải mái”. Nói một cách khác, nỗi đau hoàn toàn là cả về thể xác và cảm xúc. Nó không phải là chỉ một trong hai. Điều này đã được xác nhận bởi các nghiên cứu thần kinh học chỉ ra rằng nỗi đau được xử lý bởi nhiều phần của não bộ, kể cả hệ viền (limbic system) – trung tâm cảm xúc của não bộ con người (Martucci & Mackey, 2018).

Khoan đã. Tua lại xem nào.

Nỗi đau “thể xác” cũng và luôn luôn bị ảnh hưởng bởi cảm xúc.

Vậy thì tại sao chúng ta lại thấy đau? Câu trả lời chính là: cơn đau đóng vai trò như hệ thống phản hồi của cơ thể trước những nguy hiểm, giữ chúng ta an toàn và sống sót bằng cách cảnh báo trước những mối nguy hại tiềm năng. Cơn đau dạy cho chúng ta biết phải tránh những tình thế nguy hiểm trong tương lai và thúc đẩy chúng ta hành động trong hiện tại. Dẫm lên một cây đinh ư? Cơn đau sẽ khiến bạn phải rút cây đinh ra! Bể mắt cá chân khi đang chạy? Cơn đau thúc đẩy chúng ta phải dừng lại, tìm sự hỗ trợ và chữa trị. Và khi chúng ta làm bỏng tay khi chạm vào cái nồi còn đang nóng, rất có thể bạn sẽ học được rằng không bao giờ lặp lại điều này nữa.

Bạn có thể tin tưởng một cách rất có lý rằng cơn đau nằm trên cơ thể, ở phần bị đau. Nhưng khi các thông tin cảm giác từ cơ thể được xử lý thành nỗi đau, thì cơn đau này lại thực sự được tạo ra từ não bộ. Bằng chứng chính cho việc này chính là một hiện tượng được gọi là “đau nhức chân ma”, một nạn nhân bị mất một chân trong tai nạn đã liên tục cảm thấy đau đớn khủng khiếp ở phần chân đã bị mất đi. Nếu cơn đau thực sự xuất phát trên cơ thể, vậy bị mất một chân rồi thì làm gì còn thấy đau nữa!

dau-dau-goi
Cơn đau ở chân (Ảnh: Shutterstock)

Nó cũng khá hợp lý khi tin rằng cơn đau xuất phát từ các vấn đề sinh học của thể xác, ở đây là các mô hình y sinh (vd: vấn đề ở các mô tế bào). Tuy nhiên, những gì mà chúng ta đang biết – và đã biết trong hàng thập kỷ qua – rằng nỗi đau không chỉ là thể xác, mà còn phức tạp hơn nhiều, là tâm lý – sinh lý – xã hội (biopsychosocial).

Điều này có nghĩa là ba lĩnh vực chồng chéo lên nhau, đóng vai trò quan trọng như nhau nếu chúng ta muốn điều trị triệt để chứng đau mãn tính thì phải nhắm thẳng vào: sinh học, tâm lý học và xã hội học. Lĩnh vực sinh học bao gồm: di truyền học, hormone, tổn thương mô, viêm, các vấn đề về giải phẫu, rối loạn chức năng, thậm chí là về giấc ngủ và dinh dưỡng. Lĩnh vực này cần nhận được sự quan tâm nhiều nhất. Nhưng hai trong số ba điều của mô hình trên vẫn còn ở đó, yếu tố tâm lý – xã hội, nó rất quan trọng trong việc điều trị triệt để cơn đau thì thường bị bỏ qua.

Phạm vi tâm lý của cơn đau bao gồm những suy nghĩ và niềm tin (vd: “tôi hỏng rồi, tôi sẽ không bao giờ khỏe mạnh hơn”); kinh nghiệm cũ và các kỳ vọng; cảm xúc (vd: lo lắng, tức giận, trầm uất), và thái độ đối phó (vd: rút lui, tránh né việc di chuyển và các hoạt động). Yếu tố xã hội bao gồm tình trạng kinh tế xã hội, tiếp cận y tế, gia đình, bạn bè, văn hóa, cộng đồng, bối cảnh và các yếu tố môi trường xã hội khác nữa. Nghiên cứu khoa học thần kinh cho thấy những cảm xúc tiêu cực, suy nghĩ thê lương và hành vi đối phó không lành mạnh thực sự khuếch đại nỗi đau, làm trầm trọng thêm các triệu chứng, và khiến bạn bị kẹt lại trong vòng lẩn quẩn của sự sợ hãi, bất động, thống khổ và đau đớn. Nói một cách khác: căng thẳng, lo lắng, trầm cảm, suy nghĩ thê lương, dự đoán tiêu cực, bám cứng vào nỗi đau, trốn tránh xã hội, thiếu vận động thể dục, tránh né hoạt động còn khiến các cơn đau trở nên tồi tệ hơn nữa.

Nhưng ở một khía cạnh khác, điều này cũng mang đến cho ta một chút lạc quan: Nghiên cứu chỉ ra rằng chúng ta có thể kiểm soát cơn đau bằng cách chịu trách nhiệm cho những cảm xúc, suy nghĩ, niềm tin, quá trình chú ý và hành vi hợp tác bằng cách sử dụng những phương pháp điều trị ví dụ như Trị liệu Hành vi Nhận thức (CBT), phản hồi sinh họcGiảm căng thẳng dựa trên Sự Chánh Niệm (MBSR) (Cherkin et al, 2016; Kerns et al, 2011; Nahin et al, 2016; Sturgeon, 2014). Những can thiệp này có một cơ sở bằng chứng mạnh mẽ được phát triển qua từng ngày. Thêm vào đó, việc cung cấp cho bệnh nhân sự giáo dục về nỗi đau có thể giúp giảm đau và tàn tật, tăng hiểu biết về nỗi đau trong khi giảm thiểu sự sợ hãi hay trốn tránh việc vận động  (Louw et al., 2013; Louw et al., 2016).

Các biện pháp can thiệp sinh học như thế này đã được chứng minh là thay đổi cả não bộ và thể xác, khoa học thần kinh và sinh học, cho thấy tiềm năng làm dịu hệ thống cơn đau và tăng cường chức năng (Davidson et al., 2003; Flor, 2014; Petersen et al., 2014; Martucci & Mackey 2018). Thật vậy, các phương pháp tâm lý xã hội để quản lý cơn đau rất hứa hẹn, rằng một số chương trình giảm đau, chẳng hạn như các chương trình tại UCSF và Stanford, hiện đã kết hợp chúng vào các phòng khám quản lý nỗi đau tích hợp. Là một nhà tâm lý học về sự đau đớn, tôi thấy hiệu quả của các liệu pháp qua từng ngày, khi bệnh nhân ra khỏi giường và tiếp tục đời sống quan trọng của họ.

Vì vậy, nếu bạn đang phải đối mặt với những cơn đau mãn tính, hãy nhớ điều này: Thay đổi bộ não của bạn thì sẽ thay đổi nỗi đau. Việc giải quyết sức khỏe cảm xúc sẽ trực tiếp ảnh hưởng đến sức khỏe thể xác bởi vì não bộ và thân thể luôn luôn kết nối. Hãy cân nhắc việc tìm một nhà trị liệu với vai trò “hướng dẫn viên cho nỗi đau” – điều này không có nghĩa là bạn bị điên, và nó cũng sẽ không phải là tất cả những gì ở trong đầu bạn. Hãy thử các biện pháp can thiệp sinh học như trị liệu CBT, phản hồi sinh học và chánh niệm như đã nêu ở trên, và yêu cầu công ty bảo hiểm bồi hoàn lại các chi phí cho việc quản chế các cơn đau bằng thuốc và liệu trình thuốc. Nếu bạn là một nhà trị liệu hoặc nhà cung cấp y tế, sự giúp đỡ của bạn là rất cần thiết. Hãy tìm hiểu nhiều hơn về nỗi đau và truyền bá điều này cho thế giới. Bạn có thể tham khảo các cuốn sách trong mục sách tham khảo bên dưới và các bài viết liên quan để giúp bạn biết phải bắt đầu từ đâu. Hãy thuê các nhà trị liệu nỗi đau hoặc các nhà cung cấp dịch vụ tích hợp có liên quan cho bệnh viện hay phòng khám của bạn. Dạy cho bệnh nhân về sự vận hành của cơn đau, giúp họ kết nối tâm trí và thể xác, và cho họ niềm hy vọng.

Kiến thức chính là sức mạnh. Hãy truyền sức mạnh cho bệnh nhân – và cho mỗi chúng ta – để tìm ra các giải pháp thích hợp và hiệu quả.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn