Ăn uống điều độ, đúng bữa, đúng giờ giúp ngăn bệnh tiểu đường, huyết áp cao?

Thứ Ba, 07 Tháng Giêng 20201:00 SA(Xem: 3377)
Ăn uống điều độ, đúng bữa, đúng giờ giúp ngăn bệnh tiểu đường, huyết áp cao?

Một nghiên cứu mới đây của các nhà khoa học Mỹ đã mang tới những hiểu biết hoàn toàn khác về cách chúng ta ăn uống sao cho đúng để bảo vệ sức khỏe và chống lại bệnh tật.

Nghiên cứu: Ăn uống điều độ, đúng bữa, đúng giờ giúp ngăn bệnh tiểu đường, huyết áp cao? - Ảnh 1.

Nghiên cứu của nhóm các nhà khoa học tại Phòng thí nghiệm sinh học điều tiết thuộc Viện Salk ở California, Mỹ quan sát trên 9 người. Họ đều là những người mắc chứng rối loạn chuyển hóa, đặc trưng với biểu hiện là huyết áp cao, đường huyết lúc đói luôn cao và béo phì. Theo Hiệp hội Tim mạch Mỹ, hội chứng này ảnh hưởng đến khoảng 23% người trưởng thành và làm tăng nguy cơ mắc các chứng bệnh khác như bệnh tim mạch, tiểu đường và đột quỵ.

Để kiểm chứng những lợi ích của việc hạn chế thời gian ăn uống, các nhà nghiên cứu đã yêu cầu các tình nguyện viên, gồm 13 đàn ông và 6 phụ nữ ăn tất cả thức ăn của họ trong khoảng thời gian kéo dài 10 giờ và trong suốt 12 tuần.

Các tình nguyện viên được cho ăn và tập luyện như bình thường. Họ cũng được uống bất cứ thứ gì họ muốn. Ho sẽ phải sử dụng một ứng dụng để theo dõi lượng calo nạp vào người trong 2 tuần trước khi bắt đầu giới hạn giờ ăn trong suốt 12 tuần. Trong số tình nguyện viên có 16 người đang dùng thuốc statin hoặc chống cao huyết áp.

Trong 12 tuần, hầu hết người tham gia dành khoảng 2 giờ ăn sáng và ăn tối trong 2-3 giờ trước khi đi ngủ.

Nghiên cứu: Ăn uống điều độ, đúng bữa, đúng giờ giúp ngăn bệnh tiểu đường, huyết áp cao? - Ảnh 2.

Đồng tác giả nghiên cứu kiêm giáo sư Satchidananda Panda cho biết, giai đoạn cuối của nghiên cứu ghi nhận các bệnh nhân trung bình đã giảm từ 3-4% chỉ số khối cơ thể, ví dụ như mỡ bụng và vòng eo. Huyết áp của họ cũng thấp hơn và mức độ chất béo trong cơ thể thấp. Họ cũng tiết lộ cảm thấy ngủ ngon hơn. Bên cạnh đó, họ không hề tiết lộ gì về những tác dụng phụ xảy ra.

Đồng tác giả nghiên cứu Pam Taub, một bác sĩ tim mạch và là phó giáo sư tại Trường Y thuộc Đại học California ở San Diego cho biết, một số người đã dừng uống thuốc sau khi nghiên cứu kết thúc.

Nhóm nghiên cứu tin rằng, việc giới hạn thời gian ăn uống là một cách can thiệp lối sống rất khoa học và có thể ứng dụng để điều trị chứng rối loạn chuyển hóa. Tuy nhiên nhóm cũng thừa nhận việc ăn trong một thời gian hạn chế có thể đã làm cho tính tương tác thuốc tốt hơn.

Ăn đúng giờ, đúng giấc là tiền đề quan trọng để phòng ngừa và điều trị các bệnh chuyển hóa

Cũng trong chia sẻ với trang Newsweek, các nhà nghiên cứu tiết lộ họ thường khuyên bệnh nhân mắc hội chứng chuyển hóa phải thay đổi triệt để chế độ ăn uống và lối sống, bao gồm cắt giảm lượng calo, chuyển sang chế độ ăn uống lành mạnh hơn và chăm tập thể dục hơn. Nhưng nếu những biện pháp đó không hiệu quả, họ sẽ phải dùng thuốc điều trị.

Đã có nhiều bằng chứng cho thấy, việc ăn vào những thời điểm bất thường trong ngày làm đảo lộn đồng hồ sinh học 24 giờ và nhịp sinh học của chúng ta, qua đó là tăng nguy cơ mắc bệnh liên quan đến hội chứng chuyển hóa. Vì vậy nhóm nghiên cứu muốn tìm hiểu xem, nếu chúng ta ăn uống đúng giờ quy định và ăn trong thời gian hợp lý có giúp cải thiện tình hình hay không.

Panda giải thích, nhóm của ông trước đã phát hiện những lợi ích liên quan đến việc giới hạn giờ ăn ở chuột. Cách làm này giúp giảm đường huyết của chúng ngay cả khi chúng đang ăn theo chế độ dễ làm trầm trọng bệnh tiểu đường.

Nghiên cứu: Ăn uống điều độ, đúng bữa, đúng giờ giúp ngăn bệnh tiểu đường, huyết áp cao? - Ảnh 3.

Emily Manoogian, một nghiên cứu sinh khác thuộc phòng thí nghiệm của Panda khẳng định, việc ăn và uống trong một khoảng thời gian nhất định, cụ thể là 10 tiếng cho phép cơ thể bạn phục hồi và nghỉ ngơi trong 14 tiếng còn lại. Khi đó cơ thể sẽ học được cách dự đoán khi nào chúng ta cần ăn uống và tự động tối ưu hóa quá trình trao đổi chất.

Tất nhiên Panda cũng lưu ý rằng, đa số người bệnh tiểu đường và mắc hội chứng chuyển hóa thường sử dụng một hoặc nhiều loại thuốc để kiểm soát bệnh, kết hợp với chế độ ăn uống hợp lý và tập thể dục. Panda không phủ nhận lợi ích của thuốc nhưng ông khẳng định, lợi ích từ một chế độ ăn uống khoa học cũng đóng vai trò quan trọng không kém.

Ông khẳng định: "Tôi đã thấy cách tiếp cận này giúp nhiều thành viên trong gia đình tôi chống lại được bệnh tiểu đường giai đoạn đầu. Họ đã kiểm soát lượng đường huyết trong 4 năm qua mà không cần dùng đến thuốc. Vì vậy tôi có một linh cảm mạnh mẽ rằng, phương pháp giới hạn giờ ăn sẽ đem tới hiệu quả cho bệnh nhân".

Hiện tại nghiên cứu mới chỉ được thực hiện trên một nhóm nhỏ nên sẽ cần thêm thời gian để kiểm chứng trên một nhóm bệnh nhân đông hơn.

Tuy nhiên Panda nhấn mạnh, người bình thường hoàn toàn có thể áp dụng phương pháp này. Người khỏe mạnh có thể thử giới hạn giờ ăn một ngày của mình trong vòng 10 giờ và liên tục ít nhất 6-7 ngày để thấy kết quả.

Panda cho rằng, giới hạn thời gian ăn uống đôi khi có thể là một cách nhịn ăn gián tiếp. Nhưng ông khẳng định, đây không phải là một hình thức nhịn ăn. Bởi lẽ nhịn ăn là một cảm giác ăn thiếu, bụng luôn thấy đói. Thêm vào đó việc nhịn ăn sẽ chỉ càng làm hại sức khỏe của bệnh nhân.

Nếu bạn đang thừa cân béo phì, việc giảm cân sẽ góp phần làm giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường và tim mạch. Và nếu biết cách kết hợp với phương pháp nhịn ăn gián tiếp này, hiệu quả đạt được chắc chắn sẽ rất tốt.

Tham khảo Newsweek

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn