‘Ác mộng’ kháng kháng sinh đã đến: Làm thế nào để chống lại siêu vi khuẩn?

Thứ Tư, 11 Tháng Mười Hai 20193:00 CH(Xem: 4124)
‘Ác mộng’ kháng kháng sinh đã đến: Làm thế nào để chống lại siêu vi khuẩn?

Khoa học từng cảnh báo về chủng “siêu vi khuẩn” có thể chống mọi loại kháng sinh. Chúng có thể lây lan thành đại dịch mà không có loại thuốc nào tiêu diệt được. Hiện nay “cơn ác mộng” này đã thành sự thật.

khang-khang-sinh
Nhiều vi sinh vật đang biến hình thành siêu vi khuẩn khiến kháng sinh ngày càng không hiệu quả. (Ảnh qua Petrotimes)

Khi lần đầu phát hiện thuốc kháng sinh, nhân loại tưởng chừng đã tìm được một phương pháp dễ dàng và hiệu quả để ứng phó các bệnh do vi sinh vật lây nhiễm gây ra. Tuy nhiên, nhiều vi sinh vật đang biến hình thành siêu vi khuẩn và phát triển những đặc tính khiến kháng sinh ngày càng không hiệu quả.

Đây thực sự là một vấn đề nghiêm trọng đối với sức khỏe con người. Nếu chúng ta không tìm được cách giải quyết tình trạng kháng thuốc kháng sinh hiện nay, con người có thể sẽ sớm phải đối mặt với những bệnh nhiễm trùng không thể chữa khỏi.

Theo một báo cáo của chính phủ Anh, hằng năm có khoảng 700.000 người trên thế giới tử vong do nhiễm mầm bệnh kháng thuốc kháng sinh. Con số này riêng tại Mỹ đã là 23.000 người.

Nếu chúng ta không sớm có hành động đúng đắn, số người chết có thể dễ dàng tăng lên đến 10 triệu mỗi năm. Vậy chúng ta nên làm gì? 

Từ bỏ thói quen lạm dụng thuốc kháng sinh

lam-dung-thuoc-khang-sinh-2
Lạm dụng thuốc kháng sinh là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng kháng kháng sinh. (Ảnh qua Mediafeed)

Hiện nay, không ít người chỉ cần hắt hơi, sổ mũi, cảm lạnh… là ngay lập tức nghĩ đến việc sử dụng kháng sinh. Họ không biết rằng, nhiều trường hợp viêm nhiễm đường hô hấp là do virus gây nên, trong khi kháng sinh chỉ có tác dụng điều trị viêm nhiễm do nhiễm khuẩn mà bất lực với virus.

Không những thế, việc lạm dụng kháng sinh, hay sử dụng kháng sinh sai mục đích, liều lượng cũng sẽ dần dần dẫn đến tình trạng “nhờn thuốc”, khi đó vi khuẩn trong cơ thể đã phát triển đến mức không thể điều trị bằng kháng sinh. Đáng sợ hơn, tốc độ tìm ra kháng sinh mới trên thế giới hiện nay đã không theo kịp mức độ phát triển của các vi khuẩn kháng thuốc.

Các chuyên gia khuyên rằng, khi bị các bệnh này, trước tiên cần theo dõi diễn biến bệnh tại nhà và đến bác sĩ thăm khám để được điều trị kịp thời trước khi trở nặng, đừng nên tự ý mua kháng sinh uống.

Tăng cường hệ miễn dịch: Phòng bệnh hơn chữa bệnh

loi-song-lanh-manh
Chế độ ăn uống đầy đủ dưỡng chất, lối sống lành mạnh, nội tâm an hòa là những yếu tố then chốt ngăn ngừa bệnh tật từ gốc rễ. (Ảnh qua Femme Actuelle)

Ngày nay, đa phần chúng ta mắc thói quen có bệnh mới để ý đến sức khỏe. Đến bệnh viện thì y học hiện đại cũng chỉ chú trọng điều trị triệu chứng chứ không hoàn toàn trị được nguyên nhân gốc rễ của bệnh.

Tuy nhiên, một chế độ ăn uống đầy đủ dưỡng chất, lối sống lành mạnh, nội tâm an hòa mới là yếu tố then chốt ngăn ngừa bệnh tật từ gốc rễ.

Việc tăng cường các hoạt động thể chất như: tập luyện thể dục, dưỡng sinh, yoga, khí công, thiền định và từ bỏ những thói quen xấu như hút thuốc lá, uống rượu bia, thức khuya,… cũng góp phần không nhỏ giúp nâng cao sức khỏe và khả năng miễn dịch của bạn.

Một cơ thể có sức đề kháng tốt sẽ giúp giảm thiểu số lần mắc bệnh và rút ngắn thời gian trị bệnh, đồng nghĩa với việc ít phải sử dụng kháng sinh trong quá trình điều trị, từ đó hạn chế tình trạng kháng kháng sinh. 

Sử dụng các phương pháp trị bệnh thay thế Tây y

Ngoài thói quen tìm đến bác sĩ Tây y khi bị bệnh, việc hiểu biết các biện pháp điều trị không dùng thuốc cũng là phương án rất tốt để có một cơ thể khỏe mạnh, cân bằng và có thể tự điều chỉnh ngay khi mầm bệnh mới xuất hiện.

Hiện nay, rất nhiều phương pháp điều trị thay thế cho Tây Y đang được áp dụng, giúp mỗi người tự đề phòng và loại bỏ bệnh tật như: điều chỉnh chế độ ăn uống, dùng thảo dược, tập khí công, thiền định, v.v….

Một cuộc khảo sát hơn 10.000 người tập môn khí công Pháp Luân Công ở Trung Quốc vào năm 1998 cho thấy hiệu quả chữa bệnh và nâng cao sức khỏe lên tới 97,9%. Trong đó tỷ lệ phục hồi hoàn toàn là 77,5%. Những người có sức khỏe được cải thiện nhưng chưa hoàn toàn hồi phục chiếm 20,4%.

hoc-vien-phap-luan-cong
Những người học Pháp Luân Công đang ngồi thiền. (Ảnh qua Meetup)

Tăng cường khả năng miễn dịch bằng liệu pháp nhắm vào vật chủ

Hiện nay trên thế giới có một giải pháp được gọi là Liệu pháp trị liệu nhắm vào vật chủ (HDT – Host Directed Therapy) với mục đích tăng cường hệ thống miễn dịch của một người lên mức độ có thể tiêu diệt mầm bệnh. Như vậy, sự phụ thuộc của con người vào thuốc từ bên ngoài sẽ được giảm thiểu.

Thêm vào đó, Liệu pháp trị liệu nhắm vào vật chủ cũng góp phần hạn chế nguy cơ của tình trạng viêm không kiểm soát. 

 Zahidul Alam, một nghiên cứu sinh sau tiến sĩ tại Đại học Pennsylvania cảnh báo: “Thông thường cơ thể sẽ phản ứng một cách tự nhiên với viêm nhiễm, trong đó có một quá trình các quần thể tế bào miễn dịch đặc hiệu tấn công và tiêu diệt vi khuẩn xâm nhập bằng cách ăn chúng hoặc hạ gục chúng bằng các vũ khí protein. Tuy nhiên, tình trạng viêm không kiểm soát sẽ kích hoạt việc sản xuất protein có thể gây ra suy đa tạng và thậm chí có thể giết chết vật chủ.”

Liệu pháp trị liệu nhắm vào vật chủ bao gồm một loạt các phương pháp điều trị, như liệu pháp tế bào thông qua việc tiêm tế bào tủy xương vào cơ thể sẽ ngăn chặn hệ thống miễn dịch phản ứng quá mức và tránh tổn thương cho các mô.

Thùy Linh (t/h)

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn