Mùa đông “Dưỡng thận phòng hàn” là yếu tố tiên quyết

Chủ Nhật, 01 Tháng Mười Hai 20191:00 CH(Xem: 4736)
Mùa đông “Dưỡng thận phòng hàn” là yếu tố tiên quyết

Vào mùa đông, có rất nhiều người bị lạnh tay chân và đặc biệt là dễ bị cảm lạnh. Tay chân lạnh chủ yếu là do khí huyết kém, Đông y gọi đây là “thận dương hư”.

ADVERTISEMENT

Mùa đông chủ khí hàn, thiên về âm tà, dễ gây tổn hại dương khí của cơ thể, những người dương khí yếu, các chức năng sinh lý bị ức chế sẽ sinh ra hàn tượng. Thận là nội tạng trong cơ thể ứng với mùa đông, là nguồn của sự sống, chức năng thận khỏe mạnh có thể điều hòa để thích nghi với sự thay đổi nhiệt độ vào mùa đông, nếu không sẽ khiến quá trình trao đổi chất trong cơ thể mất cân bằng và gây bệnh. Vì vậy, dưỡng sinh vào mùa đông cần chú ý “dưỡng thận phòng hàn”.

Mùa đông "Dưỡng thận phòng hàn" là yếu tố tiên quyết
(Ảnh: Shutterstock)

Điều chỉnh ăn uống: Dưỡng thận phòng hàn, giảm mặn thêm đắng

Điều chỉnh ăn uống là điều vô cùng quan trọng đối với việc dưỡng thận phòng hàn, vào mùa đông nên lựa chọn những loại thực phẩm ấm thận tráng dương, sinh nhiệt lượng cao, rất có lợi cho người bệnh hư hàn.

Nên ăn những loại thực phẩm bổ thận như quả óc chó, hạt dẻ, nhãn v.v… Các loại thực phẩm có màu đen như gạo đen, đậu đen, mè đen, nấm mèo có tác dụng bổ thận. Nếu nấu các loại nêu trên với cháo, vừa giúp khứ hàn, lại vừa bổ thận.

Các chuyên gia cho rằng do sự khác biệt về thể chất và độ tuổi của mỗi người nên khi ăn cũng có những điều nên tránh mà chúng ta cần hiểu rõ.

1. Thận dương hư

Những người thận dương hư cần bổ thận dương, nên ăn các loại thực phẩm ấm dễ tiêu bổ thận như thịt heo nạc, thịt gà v.v…

2. Tinh khí suy

Đối với những người lớn tuổi tinh khí suy, vào mùa đông nên ăn kỷ tử, củ mài, nấm mèo để dưỡng âm.

3. Không ăn quá mặn

Vào mùa đông không nên ăn quá mặn, vì vị mặn sẽ vào thận, khiến thận thủy càng hàn, gây ảnh hưởng đến tâm dương. Ngoài ra cần tránh thực phẩm hàn nhằm tránh khiến cơ thể càng thêm lạnh sẽ hại dương khí. Các chuyên gia cho rằng mùa đông là mùa cất giữ tinh khí, lúc này nên chú ý đến thận khí, ăn uống cần giảm mặn thêm đắng, đồng thời cũng nên ăn những loại thực phẩm có vị đắng như rau cần, rau diếp ngồng, rau sống, cúc đắng, măng, củ cải, tỏi v.v… Trái cây thì nên ăn nhiều táo, cam, chà là v.v… Đồng thời nên ăn các loại hạt cứng như quả óc chó, hạt dẻ, hạnh nhân v.v… Ngoài ra, hải sản nên ăn rong biển, sứa để dưỡng tâm khí.

Bên cạnh đó, chúng ta thường ăn nhiều thực phẩm dạng thịt để giải hàn, điều này sẽ gây tổn thương tỳ vị, ngăn cản chức năng vận chuyển của hệ tiêu hóa. Vì vậy, vào mùa đông cần chú ý ăn các loại thực phẩm bảo vệ đường ruột, thúc đẩy tiêu hóa như sơn dược, sơn tra, bưởi v.v… Ngoài ra cũng có thể ăn cháo kê, cháo kiện tỳ khứ thấp.

4. Nên ăn nhiều cháo thuốc bắc

bo-than-trang-duong
Ăn nhiều cháo thuốc bắc có công dụng hành khí hoạt huyết, khứ thấp trục hàn, phòng ngừa bệnh tật, bảo vệ sức khỏe. ((Ảnh: Shutterstock)

Quả óc chó, hạt dẻ, nhãn nhục giúp thúc đẩy tuần hoàn máu trong cơ thể, hành khí hoạt huyết, khứ thấp trục hàn, phòng ngừa bệnh tật, bảo vệ sức khỏe, có thể dùng nấu thành cháo, bên cạnh đó nên kiêng ăn thực phẩm có tính hàn.

Cách dưỡng sinh tốt nhất và đơn giản nhất nhằm bổ thận, bảo vệ dương khí vào mùa đông là ăn thực phẩm có màu đen như gạo đen, đậu đen, mè đen, nấm mèo đen.

5. Chăm sóc thận dương hàng ngày

Khi vào mùa đông, “ngủ sớm dậy muộn để đợi ánh nắng mặt trời” là phương pháp dưỡng sinh quan trọng. Ngủ sớm để dưỡng dương khí trong cơ thể, giữ nhiệt độ của cơ thể. Phơi nắng là cách đơn giản nhất và hữu hiệu để gia tăng sức sống.

Vận động vừa sức có thể làm tăng dương khí, nâng cao mức trao đổi chất trong cơ thể, tăng cường khả năng khứ hàn. Đồng thời nên mặc quần áo dày để giữ ấm.

6. Giữ ấm vào mùa đông

(1) Giữ ấm đầu

Nếu phần đầu bị lạnh, các mạch máu sẽ co lại và các cơ đầu bị căng dễ gây đau đầu, cảm lạnh, thậm chí còn khiến dạ dày khó chịu.

(2) Giữ ấm lưng

Khí lạnh có thể ảnh hưởng đến các cơ  và nội tạng thông qua các huyệt vị ở lưng, từ đó gây hại cho cơ thể. Ngoài gây đau lưng, lưng bị lạnh còn ảnh hưởng đến cơ ở tay chân và các khớp, nội tạng thông qua đốt sống ở cổ và lưng, gây khó chịu cho cả cơ thể.

giu-am
(Ảnh: Shutterstock)

(3) Giữ ấm chân

Người ta thường nói “Lạnh bắt đầu từ bàn chân”. Vào mùa đông, có rất nhiều người bị lạnh tay chân, chủ yếu là do khí huyết không thông, khi chân bị lạnh có thể sẽ khiến các mao mạch ở niêm mạc đường hô hấp co lại, lông mũi dao động chậm hơn, sức đề kháng suy giảm. Hậu quả là các loại vi khuẩn, virus sẽ tấn công, sinh sôi với số lượng lớn khiến chúng ta bị cảm. Vì vậy, mỗi tối trước khi đi ngủ nên ngâm chân bằng nước nóng khoảng 45-50 độ C. Giữ ấm chân bằng cách đeo thêm tất ấm, giày khi ra ngoài.

Minh Ngọc

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn