2 loại thực phẩm bình dân là “cao thủ” thải độc ruột

Thứ Sáu, 13 Tháng Chín 20193:00 CH(Xem: 4899)
2 loại thực phẩm bình dân là “cao thủ” thải độc ruột

Ruột là cơ quan tiêu hóa và thải độc quan trọng của cơ thể, mỗi ngày chúng ta ăn vào đều phải thông qua đường ruột để tiêu hóa, lâu dần rất nhiều chất độc sẽ tích tụ bên trong đường ruột, dễ gây ung thư đại tràng. Vì vậy chúng ta cần thường xuyên làm sạch ruột, giúp ruột thải độc, giữ gìn sức khỏe đường ruột.

ADVERTISEMENT

Vậy thì thường ngày nên thải độc ruột như thế nào? Ngoài uống nhiều nước, nhai kỹ khi ăn thì trong thực đơn hàng ngày có 2 loại thực phẩm giá rẻ dưới đây sẽ giúp bạn thải độc ruột hiệu quả.

1. Khoai lang

Khoai lang hay còn gọi là địa qua, sơn dụ, phồn thự, cam thự, bạch thự, kim thự, điềm thự, chu thự v.v… có vị tươi ngon, ngọt bùi, mềm, dinh dưỡng phong phú.

Khoai lang là một loại thực phẩm bình dân mà gia đình nào cũng có thể mua được, tuy bề ngoài bình thường nhưng lại là thực phẩm hỗ trợ đắc thực trong việc làm sạch đường ruột.

Trong khoai lang có chứa vitamin A, B, C, chất xơ và hơn 10 nguyên tố vi lượng như kali, sắt, đồng v.v… Trong đó, chất xơ thúc đẩy nhu động ruột, giúp thông bài tiết. Ngoài ra, lượng calo và chất béo có trong khoai lang đều khá thấp, mỗi 100 gam khoai chỉ chứa 0,2 gam chất béo, vì vậy còn có thể giúp giảm cân.

khoai lang, thải độc ruột
Khoai lang tính bình vị ngọt, quy về tỳ vị, có công dụng bổ trung hòa huyết, ích khí sinh tân, thông đường ruột, chữa táo bón. (Ảnh: Shutterstock)

Khoai lang có thể ức chế sự sản sinh các hắc tố melanin, ngăn chặn tàn nhang và đốm đồi mồi ở người lớn tuổi, cũng như ức chế lão hóa da, duy trì sự đàn hồi của da, làm chậm tiến trình lão hóa của cơ thể. Đồng thời, thường xuyên ăn khoai lang còn giúp ức chế ung thư ruột kết và ung thư vú.

Trong khoai lang rất giàu kali, ăn nhiều khoai lang có thể tích lũy một lượng kali nhất định cho cơ thể, vì vậy có tác dụng giảm huyết áp.

2. Trà lúa mạch

Theo “Bản Thảo Cương Mục” ghi chép: “Lúa mạch vị ngọt, tính bình, có tác dụng làm tiêu thức ăn, tiêu sưng, bình vị trị khát, tán nhiệt, ích khí điều trung, bổ phổi, bổ hư, tốt cho mạch máu, làm đẹp da, bổ ngũ tạng, tiêu hóa thức ăn dạng ngũ cốc v.v…”

Trà lúa mạch có chứa 17 nguyên tố vi lượng và hơn 19 loại axit amin, hàm lượng vitamin phong phú, axit béo không no, protein, chất xơ – mà cơ thể cần, phù hợp với nhu cầu thân thiện với môi trường, chăm sóc sức khỏe của con người.

Trà lúa mạch là thức uống được lưu truyền rộng rãi ở Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc v.v… Người ta rang lúa mạch đến khi có màu vàng, trước khi uống, chỉ cần ngâm trong nước nóng là sẽ có được nước trà thơm ngon, có hương thơm nồng của lúa mạch. Uống trà này có thể giúp tăng vị giác, hỗ trợ tiêu hóa, giảm cân…

trà lúa mạch, giải độc ruột
Rang lúa mạch làm thành trà, uống thường xuyên sẽ mang đến nhiều lợi ích cho cơ thể. (Ảnh: Shutterstock)

Trà lúa mạch là một loại thức uống vô cùng tốt cho sức khỏe, trong lúa mạch giàu khoáng chất, axit béo không no và vitamin B, chất xơ v.v… Đặc biệt là chất xơ có thể giúp làm sạch đường ruột, hỗ trợ tiêu hóa. Hơn nữa lúa mạch còn có chứa nhiều enzym amylase giúp làm tăng axit dạ dày và enzym pepsin thúc đẩy tiêu hóa, bảo vệ dạ dày và hỗ trợ giải ngấy do dầu mỡ.

Vì vậy, rang lúa mạch làm thành trà, uống thường xuyên sẽ mang đến nhiều lợi ích cho cơ thể. Thế nhưng cần chú ý rằng trà lúa mạch có tác dụng ngăn sữa, phụ nữ trong thời kỳ cho con bú tốt nhất không nên uống.

Minh Ngọc

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn