Nguyên nhân, tác hại và cách đánh bại sự căng thẳng

Thứ Hai, 02 Tháng Chín 20199:00 SA(Xem: 3720)
Nguyên nhân, tác hại và cách đánh bại sự căng thẳng

Ở đại học, sinh viên mất khoảng 4-5 năm dốc sức học tập, đáp ứng điều kiện và thời hạn của bài tập lớn, tiểu luận hay thi hết môn,… và thích nghi với môi trường mới. Đến tuổi gia nhập lực lượng lao động, áp lực đáp ứng các kỳ vọng về học thuật được thay thế bằng những mong đợi về kỹ năng nghề nghiệp cao,… và sự căng thẳng vẫn cứ đeo bám.

stress-2902537_640
(Ảnh: Pixabay)

ADVERTISEMENT

Hai chuyên gia nghiên cứu về hạnh phúc và uy tín tại nơi là việc Annie McKee và Emma Seppälä, đã chỉ ra trong nghiên cứu của mình rằng mặc dù tình trạng căng thẳng liên tục đã trở thành tiêu chuẩn mới đối với nhiều người thuộc lực lượng lao động, nhưng những mất mát về thể chất và tinh thần do căng thẳng gây ra đang làm lụn bại những những cơ hội thành công của họ, đến việc xem trọng nơi làm và đến độ tinh thông chuyên môn thích đáng của họ.

Với hàng thập kỷ kinh nghiệm làm việc với các công ty Fortune 500, McKee viết trong cuốn sách mới nhất của mình “How To Be Happy At Work” (Làm thế nào để hạnh phúc trong công việc): “Hầu hết chúng ta làm việc nhiều hơn 8 tiếng mỗi ngày. Điều đó có nghĩa là nếu chúng ta không hài lòng trong công việc, đồng nghĩa là 1/3 cuộc đời của chúng ta là phiền muộn.”

McKee lưu ý: “Căng thẳng, tức giận và những cảm xúc tiêu cực khác thực sự có thể âm ỉ giết chết chúng ta.”

“Một số người chỉ thực sự thấy cần đương đầu với tình trạng căng thẳng trong công việc khi nó đã gây ra hậu quả là một cơn đau tim, mối quan hệ tan vỡ, hoặc một bi kịch. Đừng để tình trạng đó kéo dài”, bà viết

Qua nghiên cứu của mình, McKee và Seppälä đã tổng kết lại những cách thức mà sự căng thẳng ảnh hưởng đến cơ thể bạn và những biện pháp để bạn có thể  ngăn ngừa hoặc giảm bớt những tác hại khi làm việc quá sức.

Tại sao chúng ta lại cảm thấy bị căng thẳng trong công việc?

cangthang
(Ảnh: Pixabay)

Nhà tâm lý học Seppälä và là giám đốc khoa học thuộc Trung tâm nghiên cứu chủ nghĩa Vị tha và Từ bi của Viện đại học Stanford, đã đưa ra một lưu ý trong cuốn “The Happiness Track” (Truy tìm hạnh phúc) của bà rằng ngày nay nhiều người sống theo “lý thuyết sai lầm”, họ cho rằng để thành công chúng ta cần phải tấn tốc làm hết việc này và chuyển sang việc khác càng nhanh càng tốt để tiến đến mục tiêu.

Điều này còn tiếp tục tồn tại là bởi “chúng ta có nền văn hoá tán dương sự nghiện làm việc, coi nó là một điều tốt dù nó gây ảnh hưởng tiêu cực đến hạnh phúc về lâu về dài.”

McKee đưa ra dẫn chứng lịch sử: “Xã hội công nghiệp hoá quan niệm rằng công việc cần phải được lớn mạnh một cách đau đớn và nó sẽ lan rộng khi những công nhân bị mất đi quyền tự chủ, niềm vui trong công việc chính là khi nhìn thấy những thành quả lao động của mình và thậm chí chỉ là bầu khí trong lành”.

Ngày nay chúng ta đang sống trong một thế giới khối lượng công việc được định mức quá cao. Bằng việc liên tục thay đổi cấu trúc công ty, yêu cầu phải làm việc nhiều hơn với nguồn lực ít hơn, thời gian làm việc dài hơn cùng với sự tiến bộ của công nghệ.

Theo McKee: “Đồng nghiệp cạnh tranh lẫn nhau một cách thái quá, rất ít thời gian dành để làm những gì cần phải hoàn tất và sự lãnh đạo yếu kém chỉ là ba trong số nhiều nguyên nhân có thể gây ra căng thẳng liên tục ở nơi làm việc, điều đó dẫn đến những vấn đề về thể chất, tinh thần và tình cảm.”

Đây không phải là lối sống bền vững!

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn