Con người sẽ xóa sổ vĩnh viễn căn bệnh đáng sợ trên phạm vi toàn cầu

Thứ Bảy, 24 Tháng Tám 20191:00 SA(Xem: 4949)
Con người sẽ xóa sổ vĩnh viễn căn bệnh đáng sợ trên phạm vi toàn cầu
1-653

Năm 1980, tổ chức Y tế thế giới WHO xác nhận rằng một trong những căn bệnh đáng sợ nhất lịch sử – bệnh đậu mùa (smallpox) đã chính thức bị xoá sổ. Đó cũng chính là lần đầu tiên con người có thể loại bỏ hoàn toàn một căn bệnh trên phạm vi toàn cầu.

Và nay, nhân loại có thể lặp lại chuyện này một lần nữa. Và lần này, “nạn nhân” là bệnh giun chỉ – hay giun guinea (Guinea worm – Dracunculiasis).

Giun chỉ sắp biến mất hoàn toàn.

Dành cho những ai chưa biết, bệnh giun chỉ vốn không nhận được sự quan tâm cần thiết của con người, đơn giản vì hiếm khi có người chết vì nó. Tuy nhiên, đây là một căn bệnh rất khủng khiếp, có thể gây suy nhược, tổn hại vĩnh viễn đến sức khỏe con người.

Giun chỉ sống phổ biến ở châu Á và châu Phi, có cơ thể dài từ 80cm – 1m khi trưởng thành. Ấu trùng giun xâm nhập cơ thể người khi uống phải nước bị nhiễm khuẩn, sau đó phát triển trong vòng 1 năm trước khi… ra tay.

Khi thời cơ đã chín muồi, giun chỉ bắt đầu xâm nhập vào các cơ bắp – thường là ở chân hoặc bàn chân trước khi chính thức trồi ra, tạo nên một vết bỏng rộp trên da vật chủ. Lúc này, người bệnh sẽ cảm thấy cực kỳ đau đớn, da thịt bỏng rát, mỗi khi giun trồi ra.

Giun chỉ sống phổ biến ở châu Á và châu Phi, có cơ thể dài từ 80cm - 1m khi trưởng thành.
Giun chỉ sống phổ biến ở châu Á và châu Phi, có cơ thể dài từ 80cm – 1m khi trưởng thành.

Để giảm thiểu sự đau đớn, người bệnh có xu hướng ngâm chân xuống nước, và điều này vô tình khiến cho ấu trùng giun phát tán vào nguồn nước, đợi chờ nạn nhân tiếp theo.

Bệnh giun chỉ lần đầu tiên được phát hiện vào thập niên 80 của thế kỷ trước, trong chuyến công du đến Ghana của cựu tổng thống Mỹ Jimmy Carter. Ông chia sẻ như sau: “Tôi nhìn thấy một phụ nữ ôm con… nhưng rồi nhận ra đấy không phải là một đứa trẻ, mà chính là ngực của cô. Nó sưng lên tới hơn 30cm, phía trên đầu trồi ra những con giun Guinea”.

Đó là một cảnh tượng khó quên đối với Carter, khiến ông quyết định đưa ra một nhiệm vụ dành cho Trung tâm Carter trung tâm phi lợi nhuận do Carter lập ra: tìm cách xóa sổ căn bệnh giun chỉ.

Tổng cộng chỉ còn hơn 100 trường hợp nhiễm giun.
Tổng cộng chỉ còn hơn 100 trường hợp nhiễm giun.

Năm 1986, có hơn 3,5 triệu trường hợp nhiễm giun chỉ, trong đó có thể coi là bệnh dịch tại hơn 24.000 làng mạc tại 21 quốc gia châu Á và châu Phi. Có điều, nhờ vào nỗ lực không ngừng nghỉ của con người mà nay chỉ còn tổng cộng 126 ca nhiễm giun trên toàn thế giới.

Chưa kể, giun Guinea giờ chỉ còn là loài đặc hữu tại đúng 30 ngôi làng thuộc 4 quốc gia tại châu Phi. Nếu xu hướng này tiếp diễn, giun chỉ sẽ biến thành bệnh ký sinh đầu tiên bị xóa sổ, đồng thời là bệnh đầu tiên biến mất mà chẳng cần đến vắc xin hoặc thuốc.

Chỉ cần cung cấp cho nông dân phương tiện lọc nước là đủ tiễn đưa giun chỉ.
Chỉ cần cung cấp cho nông dân phương tiện lọc nước là đủ tiễn đưa giun chỉ.

Một số chuyên gia thuộc trung tâm Carter cho biết, giun Guinea có thể bị xóa sổ một phần nằm ở cách chúng lây truyền: chỉ qua duy nhất một con đường, không có trường hợp thay thế. Do đó, chỉ cần cung cấp cho các làng mạc bị nhiễm giun các máy lọc nước là quá đủ để khiến giun chỉ trở thành dĩ vãng.

Hiện, trung tâm Carter đang tổ chức một cuộc triển lãm tại Bảo tàng Lịch sử Quốc gia Mỹ, mang tên: “Đếm ngược: ngày huỷ diệt một căn bệnh”. Và khi ngày đó thực sự đến, đó sẽ là một cột mốc cực kỳ đáng nhớ trong lịch sử ngành y học thế giới.

Theo Khoa Học

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn