Vì sao cơ thể bạn thường xuyên có cảm giác ớn lạnh?

Thứ Ba, 13 Tháng Tám 20195:00 CH(Xem: 5537)
Vì sao cơ thể bạn thường xuyên có cảm giác ớn lạnh?

Đã bao giờ bạn đang ngồi thì bị rùng mình chưa? Thỉnh thoảng có cảm giác ớn lạnh là chuyện bình thường. Nhưng nếu cơ thể lúc nào cũng lạnh toát thì bạn nên kiểm tra lại sức khỏe của mình.

Dưới đây là 8 nguyên nhân khiến bạn liên tục có cảm giác ớn lạnh.

ADVERTISEMENT

1. Sự giảm hoạt động của tuyến giáp

Suy giáp hoặc tuyến giáp hoạt động kém có thể làm chậm quá trình trao đổi chất và khiến bạn cảm thấy lạnh mọi lúc. Một số dấu hiệu khác của chứng suy giáp là da khô, mệt mỏi, không khí loãng, táo bón và tăng cân. Hãy nói chuyện với bác sĩ để có cách điều trị tự nhiên bằng cách thay đổi lối sống hàng ngày.

ớn lạnh, cảm lạnh
(Ảnh: Shutterstock)

2. Bệnh thiếu máu

Thiếu máu xảy ra khi cơ thể bạn không có đủ các tế bào hồng cầu để vận chuyển lượng oxy mà cơ thể cần. Lượng tế bào hồng cầu thấp làm giảm lưu thông ở các chi khiến bạn cảm thấy lạnh. Thiếu sắt là một trong những nguyên nhân chính gây thiếu máu. Một số nguồn thực phẩm bổ máu cho bạn tham khảo: bí ngô, thịt bò, trứng gà, mía, nho, chuối, quả chà là, các loại hạt, rau có màu xanh đậm…

3. Giảm cân

Hầu hết mọi người không nhận ra rằng giảm cân gây ra nhiều tác dụng phụ, một trong số đó là cảm giác cơ thể ớn lạnh. Chất béo hoạt động như một chất cách điện, vậy nên tỷ lệ mỡ cơ thể thấp có thể làm tăng độ nhạy cảm của bạn với cảm lạnh. Sự thay đổi nội tiết tố và trao đổi chất xảy ra sau khi giảm cân cũng là một phần nguyên nhân làm bạn bị lạnh.

4. Hội chứng Raynaud

Hội chứng Raynaud là một vấn đề về lưu thông máu. Cơ thể không vận chuyển đủ máu đến các chi (ngón tay, ngón chân, tai và đầu mũi), vì vậy bạn cảm thấy lạnh và tê bì. Phần lớn, tình trạng này kéo dài trong thời gian ngắn khi cơ thể bạn phản ứng quá mức với nhiệt độ lạnh. Da ở các vị trí trên sẽ trở nên trắng, chuyển xanh, sau đó tím đi và kéo dài từ vài phút đến vài giờ. Nếu không điều trị kịp thời, người bệnh sẽ bắt đầu bị nhức và nổi nhọt. Nếu tuần hoàn máu quá thấp trong thời gian dài, chỗ da đó có nguy cơ bị hoại tử vĩnh viễn. Nếu thấy dấu hiệu tay chân chuyển sang màu trắng/xanh và tê liệt bạn cần đến gặp bác sĩ ngay. Khi bệnh ở mức nhẹ bạn nên ngừng hút thuốc lá, vì thuốc lá sẽ khiến bệnh nặng hơn. Bệnh nhân cần luôn giữ ấm bàn tay, bàn chân, chẳng hạn cần tập thói quen đeo găng tay, đi tất khi phải tiếp xúc với môi trường lạnh.

ớn lạnh, cảm lạnh
(Ảnh: Shutterstock)

5. Ngủ không đủ giấc

Thiếu ngủ làm cơ thể bị căng thẳng, khiến bạn cảm thấy lạnh. Trên thực tế, nhiều nghiên cứu cho thấy thiếu ngủ trong một đêm có thể dẫn đến mất nhiệt. Nếu bạn có thói quen thức đêm ngủ ít thì hãy thay đổi ngay hôm ngay. Ngủ 6 đến 8 giờ mỗi đêm sẽ giúp cơ thể bạn ngừng ớn lạnh.

6. Chứng vữa xơ động mạch

Bệnh xơ vữa động mạch là 1 loại bệnh rối loạn rất thường hay gặp, mà ở đó các động mạch của người bệnh bị xơ cứng lại do các mảng chất béo, mỡ máu và các chất khác tạo nên. Tất cả những cái đó được gọi chung là mảng bám, nó bám vào thành động mạch qua một thời gian dài (khoảng vài năm) tạo nên các mảng xơ cứng trong động mạch gây tắc nghẽn động mạch hay còn gọi là xơ vữa động mạch. Nó làm giảm lưu thông máu đến tay chân, đầu và các cơ quan khác khiến bạn luôn cảm thấy lạnh. Các triệu chứng khác của xơ vữa động mạch: vết thương chậm lành, chân đau, chuột rút, móng chân và tóc không phát triển.

ớn lạnh, cảm lạnh
(Ảnh: Shutterstock)

7. Bệnh tiểu đường

Bệnh tiểu đường tác động xấu đến sự lưu thông hoạt động ở thận khiến bạn thường xuyên cảm thấy lạnh. Ngoài ra, nó có thể gây tổn thương thần kinh, khiến chân bạn lạnh toát. Các dấu hiệu khác của bệnh tiểu đường bao gồm đi tiểu thường xuyên, mệt mỏi, mờ mắt và khát nước quá mức.

8. Thiếu vitamin B12

Thiếu vitamin B12 có thể dẫn đến thiếu máu, khiến bạn cảm thấy lạnh. Sử dụng chất bổ sung B12 là cách tốt nhất để đưa cơ thể của bạn trở lại bình thường. Một số nguồn thực phẩm nhiều vitamin B12 cho bạn tham khảo: ngao, cá mòi, bò, ngũ cốc, cá ngừ, cá hồi, sản phẩm làm từ sữa, trứng… Lưu ý rằng một số loại thuốc sẽ cản trở cơ thể hấp thụ vitamin B12, vì vậy hãy gặp bác sĩ tư vấn để biết thuốc đang dùng của bạn có như vậy không.

Minh Minh

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn