Bác sĩ: 2 loại thực phẩm không nên ăn/uống khi “bụng rỗng”

Thứ Năm, 30 Tháng Năm 20191:00 SA(Xem: 4830)
Bác sĩ: 2 loại thực phẩm không nên ăn/uống khi “bụng rỗng”

Nhiều người do ăn uống không có quy củ nên tạo thành ảnh hưởng không tốt cho dạ dày, một phần khác cũng do những thói quen không tốt gây nên, như uống rượu bia, ăn quá nhiều đồ chua v.v…

Người có dạ dày không tốt cần đặc biệt chú ý đến ăn uống, khi bụng rỗng không nên ăn các ăn đồ lạnh, cứng,…

Bụng rỗng thông thường là nói về trạng thái trải qua sau một đêm nghỉ ngơi không ăn gì, dạ dày trống rỗng và có cảm giác cồn cào. Lúc này, nếu chúng ta ăn hay uống loại thức ăn không phù hợp thì rất dễ sẽ dẫn đến các vấn đề về dạ dày, thậm chí là trào ngược dạ dày thực quản, dẫn đến dạ dày bị tổn thương nặng.

ADVERTISEMENT

Do đó, chúng ta cần phải nắm rõ những thứ có thể ăn/uống và không thể ăn/uống khi “bụng rỗng”:

Loại thứ nhất: Đồ uống mang tính kích thích

1. Các loại rượu

Nhiều người lớn tuổi thích uống một ly rượu khi bụng đói, nhưng khi đó do bụng đang trống rỗng, nên một lượng lớn rượu sẽ được cơ thể hấp thụ, cuối cùng vào máu, và dễ dẫn đến ngộ độc rượu.

7 tín hiệu của cơ thể cảnh báo bạn không nên uống rượu nữa
(Ảnh: Shutterstock)

2. Sữa đậu nành

Uống sữa đậu nành khi bụng rỗng sẽ làm tăng thêm gánh nặng cho vị tràng.

sữa đậu nành
Thường xuyên uống sữa đậu nành sẽ có tác dụng rất tốt cho sức khỏe, tuy nhiên không nên uống khi bụng đang rỗng. (Ảnh: Pixabay)

3. Đồ uống lạnh

Cần tránh các đồ ăn và đồ uống lạnh khi bụng rỗng, bởi vì 2 loại thực phẩm này sẽ kích thích dạ dày co bóp, càng lâu về sau sẽ dẫn đến sự rối loạn của các phản ứng hoá học emzyme, gây ra các bệnh về đường tiêu hoá.

Đối với phụ nữ, nếu thường xuyên uống nước lạnh trong thời kỳ kinh nguyệt cũng sẽ gây ra sự rối loạn kinh nguyệt.

Loại thứ hai: Một số loại quả

1. Dứa

Protein trong dứa được phân giải rất mạnh bởi enzyme, vì vậy ăn dứa khi đói bụng có thể gây tổn hại nghiêm trọng cho dạ dày. Đối với các thành phần dinh dưỡng khác, tốt nhất chúng ta nên ăn sau khi ăn cơm, như vậy các chất dinh dưỡng mới có thể được cơ thể hấp thụ một cách tốt nhất.

Bác sĩ: 2 loại thực phẩm không nên ăn/uống khi "bụng rỗng"
(Ảnh: Shutterstock)

2. Sơn trà (đào gai)

Nhiều người biết rằng sơn trà có tác dụng hỗ trợ đường tiêu hoá, vì trong nó chứa một lượng lớn axit hữu cơ, axit trái cây, axit Behenic, axit citric,…

Tuy nhiên nếu chúng ta ăn lúc bụng rỗng, sẽ dẫn đến sự gia tăng đột ngột của axit trong dạ dày, gây ảnh hưởng xấu đến niêm mạc dạ dày, dẫn đến tăng nhanh cảm giác đói bụng, làm chướng bụng, ợ chua và làm tăng thêm cơn đau dạ dày.

Bác sĩ: 2 loại thực phẩm không nên ăn/uống khi bụng rỗng
(Ảnh: Pixabay)

3. Chuối

Chuối là một loại thực phẩm rất tốt cho hệ tiêu hoá, có thể cải thiện cảm xúc, do đó có nhiều người lựa chọn ăn chuối mỗi ngày. Trong chuối có chứa hàm lượng magiê lớn, giúp cải thiện chứng trầm cảm.

Mặc dù chuối rất tốt, tuy nhiên, nếu buổi sáng ăn chuối khi bụng rỗng, sẽ làm tăng đột ngột hàm lượng magiê trong máu, dẫn đến sự mất cân bằng của tim mạch.

Do đó, đối với những người mắc bệnh tim mạch và mạch máu não, không nên ăn loại thực phẩm này lúc bụng rỗng vào buổi sáng.

Bác sĩ: 2 loại thực phẩm không nên ăn/uống khi bụng rỗng
(Ảnh: Shutterstock)

Vậy sáng dậy bụng rỗng thì nên ăn những loại thực phẩm nào?

1. Một bát cháo ấm

Carbonhydrate là nguồn năng lượng chính trong cơ thể người. Hơn nữa vào buổi sáng, thân thể người trải qua một đêm nghỉ ngơi, nên mức cung cấp năng lượng cho cơ thể là trạng thái thấp nhất trong ngày.

Vì vậy, không thể thiếu các thực phẩm chứa carbonhydrate khi bụng rỗng vào buổi sáng. Một bát cháo nóng không chỉ cung cấp hàm lượng carbonhydrate cho thân thể mà tính ôn hòa của cháo còn có tác dụng đánh thức chậm rãi chức năng tiêu hoá của cơ thể.

Chao-bot-yen-mach
(Ảnh: Shutterstock)

2. Một cốc nước ấm

Vì cơ thể đã trải qua một đêm nghỉ ngơi, một lượng lớn chất lỏng đã bị tiêu hao, do đó sáng sớm sau khi thức dậy, chúng ta cần bổ xung kịp thời một cốc nước ấm. Nước ấm có tác dụng giúp gột rửa những chất không tốt trong ruột và đánh thức dạ dày, cũng có tác dụng gột rửa đối với hệ tiêu hoá.

(Ảnh: Shutterstock)

Kiện Khang

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn