“7 điều” bác sĩ không muốn bạn làm nhất mà bạn vẫn luôn làm

Chủ Nhật, 21 Tháng Tư 20193:00 CH(Xem: 4833)
“7 điều” bác sĩ không muốn bạn làm nhất mà bạn vẫn luôn làm

Con người hiện đại ngày nay do công việc bận rộn, thường không chú trọng chăm sóc sức khỏe, dù ăn cơm cũng là ăn trong lúc đang làm việc, lâu dần sẽ gây ảnh hưởng đến chức năng tiêu hóa của dạ dày, cùng với một số việc thường làm hàng ngày đều sẽ tác động đến sức khỏe.

Có những người thì đôi khi không để tâm những việc nhỏ nhặt để đến mức bị bệnh nặng. Thật ra rất nhiều vấn đề nghiêm trọng của cơ thể đều là do bình thường không chú ý đến sức khỏe.

Dưới đây là “7 điều” mà các bác sĩ không mong bạn làm nhất nhưng bạn vẫn luôn làm:

1. Bác sĩ nội tim mạch: Thức khuya lâu ngày

Khi thức khuya, cơ thể thường ở trong trạng thái căng thẳng, không ngừng tiết ra hooc môn tuyến thượng thận adrenalin, có thể gây co mạch bất thường.

Thiếu ngủ trong thời gian dài ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe, tăng cảm giác căng thẳng, lo âu, gây ra hoặc khiến bệnh cao huyết áp nặng hơn. Đối với những người bị bệnh rung tâm nhĩ, nhịp tim không đều, bệnh mạch vành…, thức khuya vô hình chung sẽ gây quá tải cho tim, dễ gây nhồi máu cơ tim và các sự cố khác.

thức khuya
(Ảnh: Shutterstock)

2. Bác sĩ da liễu: Thường xuyên tẩy tế bào chết

Lớp da sừng là lớp chống tia cực tím thứ nhất của da. Tẩy tế bào chết quá thường xuyên sẽ làm mất chức năng cản tia cực tím của da, kết quả là làm giảm khả năng giữ ẩm và bảo vệ của da. Thường ngày chủ yếu chỉ nên làm sạch da, nếu muốn tẩy tế bào chết, tốt nhất là mỗi nửa tháng một lần.

"7 điều" bác sĩ không muốn bạn làm nhất mà bạn vẫn luôn làm
(Ảnh: Shutterstock)

3. Bác sĩ khoa chấn thương chỉnh hình: Mang giày cao gót

Đi giày cao gót có thể khiến bệnh thoái hóa đốt sống cổ nặng hơn. Cột sống của con người được nối bằng nhiều đốt sống, mặt tiếp xúc của các đốt sống gần như là mặt phẳng, đi giày cao gót sẽ khiến trọng tâm cơ thể đổ về phía trước, làm cho xương chậu nghiêng ra trước, dẫn đến tăng độ cong của cột sống, khiến mặt tiếp xúc giữa các đốt sống nhỏ đi, đốt sống lưng và đốt sống cổ chịu nhiều lực, thậm chí sẽ chỉ tập trung lực vào một điểm, nhanh chóng làm tăng áp lực lên các đốt sống, dễ gây tổn thương nặng hơn.

"7 điều" bác sĩ không muốn bạn làm nhất mà bạn vẫn luôn làm
(Ảnh: stokpic/Pixabay)

4. Bác sĩ tiết niệu: Thường xuyên nhịn tiểu

Khi bàng quang chứa quá nhiều nước, vượt ra khỏi mức mà bàng quang có thể chịu được sẽ gây tổn thương nội màng bàng quang, cũng như gây viêm bàng quang.

Lông mao của một số vi khuẩn gây bệnh có thể bám vào niêm mạc đường tiết niệu, đi qua ống dẫn niệu đến bể thận gây viêm bể thận. Về mặt lâm sàng sẽ có những biểu hiện như đau lưng, đi tiểu thường xuyên, tiểu buốt, đi tiểu ra máu v.v…. Nhiễm trùng mạn tính lặp đi lặp lại lâu dài cũng có thể gây tổn thương thận.

"Dạ dày không khỏe nan trường thọ": 4 loại thực phẩm tốt cho dạ dày
(Ảnh: Shutterstock)

5. Bác sĩ khoa mắt: Thường xuyên đeo kính áp tròng màu

Kính áp tròng màu có tỷ lệ gây tổn thương mắt cao hơn kính áp tròng thường, bởi vì loại kính này dày hơn, tính thoáng khí kém hơn; thành phần chất hóa học tạo màu cũng làm tăng nguy hiểm đối với sức khỏe. Dùng loại kính này lâu ngày dễ gây mỏi mắt, khô mắt, dẫn đến bỏng mắt và mờ mắt.

"7 điều" bác sĩ không muốn bạn làm nhất mà bạn vẫn luôn làm
(Ảnh: Shutterstock)

6. Bác sĩ khoa tiêu hóa: Uống trà đặc

Trà đặc dễ gây trào ngược dạ dày thực quản, axit dạ dày có tính ăn mòn, nếu thường xuyên bị trào ngược sẽ gây kích thích đối với thực quản và cổ họng. Chứng trào ngược thực quản cũng là một trong những nguyên nhân chính gây ung thư thực quản.

"7 điều" bác sĩ không muốn bạn làm nhất mà bạn vẫn luôn làm
(Ảnh: Shutterstock)

7. Bác sĩ khoa tai: Đeo tai nghe nhét tai

Tiếng ồn trên tàu điện ngầm và xe buýt ở mức 70 dB, trong môi trường nhiều tạp âm, chúng ta sẽ tự động chỉnh tăng âm lượng tai nghe, điều này sẽ gây tổn thương thính giác. Các bác sĩ khuyên nên sử dụng tai nghe chụp tai, tốt nhất là không nên đeo tai nghe để nghe nhạc trong môi trường nhiều tạp âm.

tai nghe
Sử dụng tai nghe không đúng cách sẽ gây tổn thương khó phục hồi cho tai. (Ảnh: Shutterstock)

Khi sử dụng tai nghe, cần kiểm soát âm lượng ở mức có thể nghe thấy người khác nói chuyện khi đang nghe nhạc là được, nhằm tránh kích thích tai quá mức. Ngoài ra, nhất định không được sử dụng tai nghe liên tục quá lâu, nên tháo tai nghe xuống mỗi nửa giờ để tai được nghỉ ngơi.

Minh Ngọc

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn