Tiết đại tuyết: Dưỡng sinh phải cân bằng, chú ý 10 điều cần phòng tránh

Thứ Ba, 19 Tháng Mười Hai 201711:00 SA(Xem: 5745)
Tiết đại tuyết: Dưỡng sinh phải cân bằng, chú ý 10 điều cần phòng tránh

Trong tiết Đại Tuyết, việc dưỡng sinh vô cùng được chú trọng bởi mùa Đông chính là mùa bồi bổ, cần phải cân bằng âm dương. Mùa này nếu biết cách chăm sóc cơ thể thì có thể nâng cao khả năng miễn dịch, xúc tiến trao đổi chất, đẩy lùi hàn khí.

Tiết đại tuyết, giữ ấm, dưỡng sinh, Âm dương ngũ hành,

>>> Tiết tiểu tuyết: Bí quyết bồi bổ tránh bệnh tật quấn thân

Đại tuyết là tiết thứ 21 trong 24 tiết khí, có nghĩa là tuyết rơi dày, thường bắt đầu vào ngày 7 hay 8 tháng 12 khi kết thúc tiết tiểu tuyết, và chấm dứt vào khoảng ngày 21 hay 22 tháng 12 khi tiết Đông chí bắt đầu. Tiết tiểu tuyết và đại tuyết đều phản ánh tình trạng mưa tuyết. Tiết đại tuyết năm 2017 bắt đầu vào ngày 7 tháng 12.

Vào tiết đại tuyết giữa mùa Đông, buổi sáng nhiệt độ thấp, có cả hiện tượng sương giáng do mưa tuyết qua đi gần mặt đất độ ấm rất lớn, còn có khả năng xuất hiện sương lớn liên miên. Nhất là vùng núi cao, hạt sương to, đọng nhiều, hơi nước trực tiếp ngưng tụ hoặc lạnh quá mà trực tiếp đọng lại, tạo thành băng sương.

Trong cuốn sách cổ “Nguyệt lệnh thất thập nhị hậu tập giải” nói về tiết đại tuyết như sau: “Thập nhất nguyệt tiết, đại giả thịnh dã, chí thử nhi tuyết thịnh dã“. Tức là vào tháng 11 âm lịch, tuyết rơi có thể dày hơn.

Theo Âm Dương Ngũ Hành tương sinh, vào tiết đại tuyết tuy âm khí hưng thịnh, nhưng dương khí trong trời đất cũng đang âm thầm sinh ra, chúng ta đều có thể nhận thấy được điều này qua các loài động thực vật như con hổ, cây mã lận tử…

Ngày Đông giá rét, tuyết lớn, sương giáng kết băng ảnh hưởng lớn đến sức khỏe con người, vật nuôi và đặc biệt khiến nền nông nghiệp bị ngưng trệ, cần có biện pháp ủ ấm và bảo vệ. Khi tuyết tan sẽ làm tăng độ ẩm đất trồng, có thể cung cấp điều kiện sinh trưởng cho cây trồng mùa Xuân. Ngoài ra, hàm lượng nitride trong nước tuyết rất cao, có tác dụng làm màu mỡ đất đai. Do đó, nếu mùa Đông năm nay tuyết rơi dày thì mùa Xuân năm sau sẽ được mùa.

Tiết đại tuyết, giữ ấm, dưỡng sinh, Âm dương ngũ hành,

Tuyết rơi ở Sapa. (Ảnh: Zing)

Sau khi đến tiết đại tuyết, thời tiết càng ngày càng lạnh, gió lạnh vi vu, các tỉnh miền Bắc bắt đầu xuất hiện tình trạng nhiệt độ giảm mạnh trên diện rộng, khiến số người bị cảm cúm, cảm lạnh tăng cao.

Trong thời tiết ngày càng rét lạnh, việc đầu tiên mọi người cần làm là mặc quần áo ấm, vì có nhiều người mắc bệnh do không chú ý giữ ấm. Đông y cho rằng trên cơ thể thì đầu, ngực và chân là ba bộ phận dễ bị hàn tà xâm nhập nhất. Theo Đông y, đầu được xem là “chư dương chi hội”, tức là nơi dương khí hội tụ, nếu đầu bị nhiễm lạnh sẽ xuất hiện triệu chứng đau đầu, choáng váng.

Tục ngữ nói “hàn từ dưới chân lên”, chân cách tim xa nhất nên máu cung cấp chậm mà ít, lớp mỡ dưới da cũng mỏng nên khả năng giữ ấm kém, một khi gặp lạnh sẽ có phản xạ làm mao mạch niêm mạc đường hô hấp co lại, khiến khả năng kháng bệnh hạ thấp, làm viêm đường hô hấp trên. Vì vậy, vào mùa Đông giá lạnh cần phải chú ý giữ ấm chân.

Người già sợ lạnh nên họ thường thích mặc quần áo dày khi đi ngủ vào mùa Đông, nhưng thực tế việc này không tốt cho sức khỏe. Vì khi ngủ, hệ thống thần kinh sẽ hoạt động chậm lại, đại não, cơ bắp tiến vào trạng thái nghỉ ngơi, nhịp tim cũng chậm hơn, lúc này nếu không mặc đồ mà ngủ thì có thể tiêu trừ mệt mỏi rất nhanh, giúp mọi bộ phận trên cơ thể đều đạt đến tình trạng nghỉ ngơi tốt nhất.

Mặt khác, nếu mặc quần áo dày đi ngủ sẽ ảnh hưởng đến việc “hô hấp” của da và ngăn cản mồ hôi bốc hơi. Sự ma sát và gò bó của quần áo với cơ bắp còn ảnh hưởng tuần hoàn máu, dẫn đến nhiệt lượng mặt ngoài cơ thể giảm xuống, cho dù đắp chăn dày cũng cảm thấy lạnh. Theo thống kê vào mùa này, những người bị té gãy xương đa số là người già. Xét theo góc độ dự phòng, người già nên giảm thiểu hoạt động ngoài trời khi xuất hiện tuyết rơi hoặc mưa.

Người xưa có câu: “Thu Đông dưỡng âm”. Theo dưỡng sinh Đông y, đại tuyết là tiết bồi bổ rất tốt. Vào thời điểm này trong năm nên nên ôn bổ trợ dương, bổ thận tráng cốt, dưỡng âm ích tinh. Ôn bổ là làm ấm và bồi bổ, để chữa những bệnh suy nhược do hư hàn. Việc bồi bổ mùa Đông có thể nâng cao khả năng miễn dịch của cơ thể, thúc đẩy sự trao đổi chất, cải thiện tình trạng sợ lạnh. Ngoài ra, còn có thể điều tiết quá trình chuyển hóa vật chất trong cơ thể, giúp chuyển hóa vật chất thành năng lượng tới mức độ lớn nhất trữ trong cơ thể, nhờ đó sinh ra dương khí.

Thực bổ (bồi bổ bằng thực phẩm)

Tiết đại tuyết, giữ ấm, dưỡng sinh, Âm dương ngũ hành, BcKCN8

Vì mỗi vùng có hoàn cảnh địa lý khác nhau nên cách bồi bổ cũng khác nhau. Mùa Đông ở vùng Tây Bắc rét lạnh hơn, do đó nên bồi bổ bằng thực phẩm ôn nhiệt. Trong khi miền Nam ấm áp hơn nên việc bồi bổ lấy bình hòa làm chủ. Còn với vùng Tây Nguyên, thời điểm này là đầu mùa khô, lượng mưa ít, vì vậy ăn rau quả cam nhuận sinh tân là thích hợp nhất.

Thực bổ mùa Đông nên ăn các món giàu protein, vitamin và thức ăn dễ tiêu hóa. Vào trước và sau tiết đại tuyết, nhiều loại cam vào mùa thu hoạch, như cam Vinh, cam canh, cam sành, nếu ăn một lượng hợp lý có thể giúp chống viêm mũi, tiêu đàm khỏi ho. Quả quýt và tinh dầu dùng bạc cũng có công dụng tương tự. Ngoài ra, bạn có thể thường xuyên ăn canh gừng – táo để kháng hàn. Vào những ngày lạnh, lẩu cũng là lựa chọn không tệ.

Khi nhắc đến bồi bổ, rất nhiều người chỉ lý giải theo nghĩa hẹp, cho rằng “bổ” chính là ăn những thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, uống thuốc bổ. Kỳ thực, đây chỉ là một phần của bồi bổ, mà bồi bổ lại là một phần trong dưỡng sinh học. “Dưỡng” ở đây chính là bảo dưỡng, điều dưỡng, bồi dưỡng, bổ dưỡng, hộ dưỡng, còn “sinh” chính là là sinh mệnh, sinh tồn, sinh trưởng. Nói cụ thể chính là thông qua dưỡng tinh thần, phối hợp ẩm thực, rèn luyện cơ thể, cẩn trọng chuyện phòng the, ấm lạnh vừa phải để điều dưỡng, nhằm mục đích cường thân ích thọ. Người mắc chứng dương hư khi ôn bổ dương khí đồng thời cũng nên chú trọng dưỡng âm, bổ sung âm tinh cho cơ thể. Âm tinh tràn đầy cũng có lợi cho dương khí sinh trưởng.

Trong quá trình điều dưỡng nên chú ý 2 điều sau:

1. Dưỡng nên vừa phải: Vừa phải chính là thích đáng, tức là không thể quá mức mà cũng phải kịp thời. Nếu thận trọng quá mức thì sẽ khiến việc điều dưỡng bị giới hạn, không biết phải làm sao. Lao động một chút thì sợ khí tổn thần, cảm sốt nhẹ liền đóng cửa không ra ngoài, ăn uống béo ngọt nặng mùi thì sợ ngấy mà ăn uống theo mùa thì sợ ít món ăn, những người rơi vào trạng thái này là vì dưỡng quá mức mà bị ràng buộc.

2. Dưỡng chớ quá thiên lệch: Có người xem “bổ” là “dưỡng” nên chú trọng dinh dưỡng của đồ ăn thức uống, món ăn cần phải bổ, cuộc sống thường ngày yêu cầu an nhàn, nghỉ ngơi, ngoài ra còn uống thêm thuốc bổ. Tuy nói thực bổ, thuốc bổ, tĩnh dưỡng đều thuộc phạm trù dưỡng sinh, nhưng dùng quá mức ngược lại sẽ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Ví dụ như một số người thực bổ quá mức dẫn đến thừa chất, nghỉ ngơi quá nhiều mà không lao động thì sẽ xuất hiện tình trạng mất cân bằng, còn uống quá nhiều thuốc bổ thì lại xảy ra tình trạng âm dương bên thịnh bên suy, làm mất cân bằng sự trao đổi chất trong cơ thể.

Do đó, khi điều dưỡng nên áp dụng phương pháp kết hợp động và tĩnh, làm việc và nghỉ ngơi, bồi bổ và bài tiết, dưỡng cả cơ thể lẫn tinh thần.

“10 phòng”

Cảnh tuyết bay đầy trời sẽ khiến tâm tình mọi người vui vẻ, nhưng cũng tiềm ẩn mối nguy hiểm với sức khỏe. Vì vậy mọi người nên nhớ “10 phòng”:

Một phòng té ngã: Vào ngày tuyết rơi hoặc mưa gió cẩn thận trơn trượt, té ngã, đặc biệt là với người già. Kiến nghị các cụ bị loãng xương tốt nhất không ra ngoài trong ngày tuyết rơi hay đổ mưa.

Tiết đại tuyết, giữ ấm, dưỡng sinh, Âm dương ngũ hành,

Người già tốt nhất không nên ra ngoài vào ngày tuyết rơi hay mưa gió. (Ảnh: AFP)

Hai phòng trúng gió: Đối với người có vấn đề về sự co giãn mạch máu, khi nhiệt độ thay đổi đột ngột thì huyết áp sẽ không ổn định, dễ bị trúng gió. Rét lạnh có thể làm thần kinh giao cảm trở nên hưng phấn, cơ thể tăng tiết các catecholamines (một nhóm các hormone tương tự nhau được sản xuất bởi tủy thượng thận, phần bên trong của tuyến thượng thận) trong máu, khiến mạch máu toàn thân co lại. Đồng thời, khi nhiệt độ khá thấp, cơ thể giảm tiết mồ hôi, dung lượng máu tăng khá nhiều, những điều này đều có thể làm huyết áp tăng cao, nhanh chóng gây xuất huyết não. Vì vậy, những người mắc chứng cao huyết áp, bệnh động mạch vành, tiểu đường, xơ cứng động mạch… đầu tiên phải điều trị ngay lập tức khi bắt đầu phát bệnh, tiếp theo chú ý các triệu chứng báo trước trúng gió, như đột nhiên chóng mặt, đau đầu dữ dội, nhìn không rõ, tay chân tê cứng…

Ba phòng bệnh tim mạch: Kể cả đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim… Thời kỳ rét đậm và khoảng thời gian cuối Đông đầu Xuân hai kỳ cao điểm phát bệnh nhồi máu cơ tim. Ngoài nguyên nhân nhiệt độ thấp kích thích thần kinh giao cảm cơ thể khiến mạch máu co lại, thì rét lạnh cũng là lý do khởi phát bệnh. Rét lạnh có thể gia tăng hàm lượng Fibrinogen (một yếu tố đông máu (yếu tố I), một protein rất cần thiết cho sự hình thành cục máu đông) trong máu, khiến máu sệt hơn, dễ hình thành cục máu đông gây tắc nghẽn mạch máu. Ngoài ra, người mắc bệnh động mạch vành đặc biệt mẫn cảm với lạnh, vì động mạch vành gặp lạnh sẽ co lại, thậm chí có thể khiến mạch máu tắc nghẽn, làm cơ tim thiếu máu, thiếu dưỡng khí, dẫn phát đau thắt ngực, nặng hơn có thể làm cơ tim tắc nghẽn. Vì vậy, người già phải chú trọng phòng lạnh giữ ấm, dựa vào sự thay đổi của thời tiết mà tăng thêm quần áo, chăn đệm để ngừa lạnh giá xâm nhập.

Bốn phòng loét đường tiêu hóa: Vào thời điểm này, rét lạnh kích thích hệ thần kinh của con người hưng phấn hơn, dưới sự phản xạ của thần kinh phó giao cảm, chức năng điều tiết của đường tiêu hóa trở nên hỗn loạn, a-xít dạ dày được tiết ra nhiều hơn dẫn đến thúc đẩy kích thích niêm mạc hoặc làm viêm loét dạ dày, gây thiếu máu, thiếu dưỡng khí, do đó tái phát bệnh đau bao tử. Vì vậy, phải chú ý giữ ấm dạ dày và ẩm thực điều dưỡng, thức ăn hằng ngày nên ấm, mềm, nhạt, dễ tiêu hóa, nên nấu nhìn món nhưng phân lượng ít, ăn đúng giờ đúng lượng, kiêng ăn đồ sống nguội, cai thuốc kiêng rượu…

Năm phòng bệnh đường hô hấp: Kể cả cảm mạo, ho khan, viêm phổi…

Sáu phòng ngộ độc khói than: Sử dụng than để xông hơi hay sưởi ấm đều có nguy cơ ngộ độc khí CO.

Bảy phòng hư thoát: Thời gian dài tắm rửa bằng nước nóng rất dễ xuất hiện triệu chứng hư thoát mà té xỉu. Lúc này nên để người bệnh nằm ngửa, cho uống nước muối ấm.

Tám phòng bệnh do tập thể dục buổi sáng: Trong thời tiết rét lạnh, một số người vẫn kiên trì tập luyện thể dục vào sáng sớm với suy nghĩ sẽ giúp cơ thể khỏe mạnh, nhưng thực tế vì cơ thể chưa thích ứng hoàn cảnh ngoài trời nên khi rèn luyện rất dễ khiến tim đập mạnh và loạn nhịp, tức ngực buồn hoặc tuột huyết áp. Tuy nhiên, như vậy không có nghĩa là không nên tập thể dục, mọi người có thể căn cứ vào thể chất bản thân để chọn thời gian và địa điểm rèn luyện.BcKCN8

Chín phòng bị phỏng: Vì người già và trẻ nhỏ có cảm giác nóng không tinh nhạy nên khi dùng túi nước nóng để sưởi ấm rất dễ bị phỏng.

Mười phòng cách chống lạnh không đúng: Gồm có cửa sổ đóng chặt, không lọt gió, chui vào chăn che đầu ngủ…

Tú Văn

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn