Vì sao không nên uống cà phê khi đang bệnh?

Thứ Năm, 14 Tháng Mười Hai 20171:00 CH(Xem: 9862)
Vì sao không nên uống cà phê khi đang bệnh?

Nếu bạn đang khó chịu bao tử, tiêu chảy hay nôn mửa thì không nên uống cà phê. Đặc biệt sau khi xỉn quắc cần câu, bạn cũng đừng đụng vào món này.

Cà phê giúp tỉnh táo và tăng cường năng lượng để chúng ta làm việc hiệu quả. Bên cạnh đó, khoa học cũng chứng minh hàng loạt ích lợi khác của cà phê với sức khỏe, chẳng hạn giảm viêm, hỗ trợ phòng ngừa bệnh tiểu đường, tăng cường sức khỏe trí não...

Vì sao không nên uống cà phê khi đang bệnh? - ảnh 1

tin liên quan

Tin vui cho người uống cà phê thường xuyên

Những người uống cà phê mỗi ngày và nếu không có bất kỳ dấu hiệu nào cho thấy cơ thể bất ổn với caffein thì hoàn toàn có thể tiếp tục duy trì thói quen đó. 

Tuy nhiên, khi đang bị bệnh, bạn không nên dùng loại thức uống hấp dẫn này, dù có "ghiền" cách mấy đi nữa.

Cụ thể hơn, nếu bạn bị đau dạ dày thì càng không được dùng cà phê. Bởi caffein trong cà phê giúp lợi tiểu, khiến bạn "đi" nhiều lần, càng gây mất nước. Mà bạn cần nhớ rằng cơ thể phải đủ nước thì hệ thống miễn dịch mới hoạt động hiệu quả, theo Men's Health.

Ngoài ra, khi bạn đang bị nôn mửa hoặc tiêu chảy thì cà phê là thứ càng khiến tình trạng sức khỏe của bạn trở nên xấu hơn. Bởi nôn mửa và tiêu chảy đều khiến bạn mất chất lỏng trong người, trong khi caffein giúp lợi tiểu nhưng gây mất nước, như đã nói ở trên. Bên cạnh đó, caffein có thể làm co thắt ruột và khiến tình trạng tiêu chảy càng trầm trọng hơn. 

Đặc biệt, nếu bạn đang uể oải do gặp trục trặc với giấc ngủ thì không nên uống cà phê vào buổi chiều tối. Và sau khi say xỉn, tốt nhất bạn đừng đụng tới cà phê. Đó là lựa chọn không hề tốt vì nó làm bạn ngộ nhận về sự tỉnh táo của mình, đồng thời gây rối loạn giấc ngủ.

Vì sao không nên uống cà phê khi đang bệnh? - ảnh 3

tin liên quan

Có nên uống cà phê trước khi ăn sáng?

Nhiều người có thói quen vừa thức dậy là phải uống ngay ly cà phê rồi mới ăn sáng hoặc thậm chí nhịn ăn để đi làm. Liệu thói quen ấy có gây tổn hại gì cho sức khỏe lâu dài?

Trần Ka

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
Thứ Hai, 01 Tháng Giêng 20187:00 CH
A Go-grow là một dự án vườn rau thẳng đứng ở Singapore do ông Jack Ng, giám đốc công ty Sky Greens hợp tác cùng Cơ quan thực phẩm nông nghiệp Singapore thực thiện.
Thứ Hai, 01 Tháng Giêng 20185:00 CH
Một cú đập có thể gây xuất huyết não sau vài ngày. Về mặt lý thuyết, không thể loại trừ khả năng tử vong.
Thứ Hai, 01 Tháng Giêng 20181:00 CH
Ung thư gan là một trong những bệnh ung thư có tỉ lệ mắc và tử vong cao nhất. Bệnh phát triển trong im lặng, khi phát hiện thì thường đã ở giai đoạn muộn, đây là điều bạn nên biết.
Thứ Hai, 01 Tháng Giêng 20186:00 SA
Những người cai thuốc lá có chế độ ăn nhiều cà chua và hoa quả tươi hàng ngày có cơ hội phục hồi các chức năng của phổi vốn bị tổn thương do việc hút thuốc lá trước đây gây ra.
Thứ Hai, 01 Tháng Giêng 20185:00 SA
Chúng ta đang sống trong thời đại mà việc chăm sóc sức khoẻ đang ngày một cá nhân hoá, khi mà phương thức chữa bệnh có thể được thay đổi cho phù hợp với các cá nhân khác nhau.
Thứ Hai, 01 Tháng Giêng 20182:00 SA
Cục Phòng chống HIV/AIDS khẳng định với nghiên cứu mới của CDC (Mỹ), nếu sử dụng thuốc kháng virus HIV đúng phác đồ, 95% người nhiễm HIV không lây bệnh qua đường tình dục, từ mẹ sang con
Chủ Nhật, 31 Tháng Mười Hai 20178:00 SA
Hội chứng đường hầm bàn tay xảy ra rất nhiều (nhưng lạ, người Việt chúng ta ít người biết đến tên nó!). Nhẹ, sớm, nó lằng nhằng lúc này lúc nọ qua tháng, năm,
Thứ Bảy, 30 Tháng Mười Hai 20172:00 CH
Bệnh cao huyết áp không phải là một bệnh xa lạ với người dân Việt Nam. Theo thống kê, có tới 13 triệu người dân bị mắc bệnh cao huyết áp
Thứ Sáu, 29 Tháng Mười Hai 20178:00 CH
An toàn thực phẩm là chủ đề luôn được chính phủ ở các quốc gia trên thế giới quan tâm. Bởi thực phẩm là nguồn cung cấp dinh dưỡng nuôi sống cơ thể mỗi ngày.
Thứ Sáu, 29 Tháng Mười Hai 201710:00 SA
Virus viêm gan B lây truyền qua đường máu. Vì vậy một số biện pháp phòng lây truyền viêm gan B bao gồm sử dụng kim tiêm vô trùng, quan hệ tình dục an toàn,
VIDEO HNPD
Video HNPD 

"Vietnam ! Việtnam !", tài liệu được giải mã. (phụ đề Việt ngữ)

          (muốn phóng hình lớn, click vào ô vuông bên phải phía dưới khung hình)



n đài VOA (Bấm để xem thêm)
Giao Kèo
Web tham khảo