Vì sao người sống lành mạnh vẫn bị ung thư?

Thứ Hai, 22 Tháng Mười 20182:00 SA(Xem: 6761)
Vì sao người sống lành mạnh vẫn bị ung thư?

Các nhà khoa học kết luận 60% đột biến ung thư do lỗi sao chép DNA ngẫu nhiên, 29% tại môi trường và 5% đột biến di truyền.

Theo Nature, nghiên cứu mới nhất từ Trung tâm Ung bướu Kimmel Johns Hopkins, lối sống và các bệnh di truyền không đóng góp nhiều dẫn tới nguy cơ mắc ung thư. Thực tế, 2/3 các đột biến dẫn tới ung thư là do lỗi của ADN (hay DNA - vật liệu di truyền ở cấp độ phân tử). Phát hiện này đã giải thích tại sao những người có lối sống lành mạnh hoặc ngay cả khi người nhà không ai mắc ung thư vẫn có nguy cơ bị bệnh này.

66% đột biến ung thư là do các lỗi sao chép DNA ngẫu nhiên
66% đột biến ung thư là do các lỗi sao chép DNA ngẫu nhiên. (Ảnh: Nature).

Kết quả được công bố trên tạp chí Science trong cuộc điều tra chống ung thư trên toàn cầu. Theo đó, hầu hết trường hợp ung thư đều do sai lầm ngẫu nhiên trong mã di truyền khi các tế bào phân chia ở pha G1 của kỳ trung gian (tế bào tăng trưởng kích thước). Đây chỉ đơn giản là sự thiếu may mắn cho những ai mắc phải.

Năm 2015, tiến sĩ Vogelstein và nhà toán học Cristian Tomasetti thuộc Đại học Johns Hopkins ở Baltimore, đã phân tích vì sao có những loại ung thư phổ biến hơn những loại ung thư khác. Câu trả lời rằng, ở mỗi vùng bị ung thư khác nhau sẽ có số lượng tế bào gốc khác nhau, ví dụ trong não sẽ nhiều hơn trực tràng. Vì thế người mắc ung thư não phổ biến hơn ung thư trực tràng.

Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu vẫn ủng hộ các khuyến cáo phòng chống ung thư, chẳng hạn như không hút thuốc lá, phơi nắng... Các thói quen này có thể tạo ra những đột biến gây ung thư cao hơn. Các nghiên cứu dịch tễ cho thấy rằng khoảng 42% bệnh ung thư có thể ngăn ngừa được. Kết quả trên không mâu thuẫn với điều đó. Bởi lẽ, nghiên cứu chỉ ra những đột biến gây ung thư, nhưng không có nghĩa đó là nguyên nhân duy nhất.

Các nhà nghiên cứu cũng tính toán tỷ lệ, sự đóng góp của môi trường, yếu tố di truyền và các lỗi sao chép DNA ngẫu nhiên với các đột biến gây ung thư. Một số trường hợp phân tích gene trong tế bào ung thư và tìm ra các kiểu đột biến có biểu hiện phơi nhiễm môi trường cụ thể.

Kết quả cho thấy tỷ lệ phần trăm thay đổi theo từng loại ung thư. Ví dụ ung thư phổi, các yếu tố môi trường chiếm 65%, trong khi các lỗi nhân bản đột biến chỉ chiếm 35%. Tuy nhiên, ung thư tuyến tiền liệt, não và xương, hơn 95% nguyên nhân gây bệnh là do các lỗi sao chép DNA ngẫu nhiên

Nhìn chung, khi tính toán trên 32 loại ung thư, các nhà khoa học chỉ ra rằng khoảng 66% đột biến ung thư là do các lỗi sao chép DNA ngẫu nhiên, chỉ 29% do các yếu tố môi trường và 5% đột biến di truyền.

2/3 các đột biến dẫn tới ung thư là do lỗi của ADN (hay DNA - vật liệu di truyền ở cấp độ phân tử.
2/3 các đột biến dẫn tới ung thư là do lỗi của ADN (hay DNA - vật liệu di truyền ở cấp độ phân tử. (Ảnh: Health).

Tiến sĩ Yusuf Hannun, gGám đốc Trung tâm Ung thư Stony Brook ở New York, lo ngại rằng nghiên cứu đánh giá thấp sự đóng góp của các yếu tố môi trường và di truyền bởi họ chưa biết làm thế nào để dự đoán đầy đủ những tác động mà các yếu tố này gây ra. Ví dụ, hút thuốc lá có nguy cơ gây bệnh ung thư phổi, nhưng không thể tính toán được cụ thể các tác động của nó cộng với những tác động từ ô nhiễm không khí,...

Kết quả nghiên cứu này sẽ làm cho những bệnh nhân và gia đình bớt đi sự áy náy. Họ hiểu được rằng căn bệnh ung thư không chừa một ai, kể cả gia đình không ai mắc ung thư hay bạn có lối sống lành mạnh.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn