Ăn cua như thế nào mới đúng?

Thứ Hai, 08 Tháng Mười 20183:00 CH(Xem: 6598)
Ăn cua như thế nào mới đúng?

Hấp là cách chế biến tốt nhất để giữ lại dinh dưỡng trong cua; khi nấu thêm bia, gừng giúp tăng hương vị, khử khuẩn và làm ấm dạ dày.

Thịt cua giàu dinh dưỡng, nhưng không phải ai cũng biết cách ăn cua đúng. Dưới đây là các lưu ý khi ăn cua, theo Life Time.

Cách chọn cua

Trên thị trường có rất nhiều loại cua. Tùy vào loại nước được nuôi, cua có thể phân loại thành cua biển và cua nước ngọt.

Về góc độ dinh dưỡng, cua biển và cua nước ngọt đều là thực phẩm có hàm lượng protein cao, ít chất béo. Tuy nhiên, cua biển chứa nhiều axit béo không no hơn còn cua nước ngọt hàm lượng choresterol cao hơn.

Hấp là cách tốt nhất để giữ lại giá trị dinh dưỡng ban đầu của cua.
Hấp là cách tốt nhất để giữ lại giá trị dinh dưỡng ban đầu của cua. (Ảnh: MF).

Cách ăn cua hợp lý

Các chuyên gia dinh dưỡng cho rằng trong xương cua có những vi khuẩn như Vibrio parahaemolyticus và Paragonimiasis dễ gây ngộ độc, dị ứng. Do đó trước khi ăn cua cần nấu chín.

Hấp là cách tốt nhất để giữ lại giá trị dinh dưỡng ban đầu của cua. Khi hấp, bạn có thể kết hợp với bia, gừng, hành tây. Như vậy, bạn vừa tăng hương vị cho món cua lại vừa khử trùng hoàn toàn các vi khuẩn đồng thời làm ấm dạ dày vào mùa thu đông.

Lưu ý, mỗi bữa chỉ nên ăn từ 40 đến 75 g hải sản, tức khoảng 1-2 con cua. Cua chứa nhiều protein nên nếu ăn nhiều sẽ dẫn đến khó tiêu, ảnh hưởng hệ tiêu hóa và gây dị ứng.

Trường hợp nên và không nên ăn nhiều cua

Một số người cho rằng cua không nên ăn kèm với cà chua vì vitamin C trong cà chua có thể khiến các asen hữu cơ trong cua chuyển thành asen vô cơ có hại. Tuy nhiên, thông qua khảo sát và thí nghiệm, Trung tâm Giám sát An toàn Thực phẩm Bắc Kinh (Trung Quốc) kết luận việc kết hợp cà chua và cua không hề ảnh hưởng gì tới quá trình chuyển hóa chất.

Ngoài ra, cua là món ăn rất tốt cho phụ nữ mang thai, giúp bổ sung các chất dinh dưỡng như canxi, protein, omega-3, vitamin nhóm B, hỗ trợ chắc xương và chắc răng. Phụ nữ mang thai chỉ cần chú ý ăn cua vừa phải và tuyệt đối tránh các món cua sống như gỏi cua.

Bệnh nhân viêm gan, phù nề dạ dày niêm mạc, rối loạn bài tiết mật, suy giảm chức năng tiêu hóa không nên ăn cua vì cua dễ gây khó tiêu, đầy bụng nôn mửa. Gạch cua nhiều cholesterol, không thích hợp cho người mắc bệnh tim mạch. Bệnh nhân gout và người hay dị ứng với hải sản cũng nên hạn chế ăn nhiều cua.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn