Tự điều trị bệnh tiểu đường bằng chế độ ăn uống khiến giới y học phải ngạc nhiên

Thứ Sáu, 28 Tháng Chín 201810:00 CH(Xem: 6061)
Tự điều trị bệnh tiểu đường bằng chế độ ăn uống khiến giới y học phải ngạc nhiên

Ở Nhật Bản, có một bác sĩ bị mắc tiểu đường, ông đã dựa vào liệu pháp ăn uống theo chế độ để kiểm soát lượng đường nạp vào cơ thể, mà không dùng thuốc để điều trị nhằm làm giảm tổn thương huyết quản do thuốc gây ra. Điều này đã lật ngược lại cách nhìn nhận về bệnh tiểu đường của giới y học.

Tác giả của phương pháp ăn kiêng này là Ebe Koji, sau khi tốt nghiệp khoa Y học của Đại học Kyoto, phương hướng nghiên cứu chủ yếu của ông là Đông y Nhật Bản và châm cứu. Ông là Chủ tịch hội đồng quản trị Bệnh viện Takao, thành phố Kyoto.

senior-asian-couple-walking-2-1545x1170
(Ảnh: internet)

Sau khi biết mình bị mắc bệnh tiểu đường, ông đã bắt đầu nghiên cứu về phương thức trị liệu chống chọi lại tiểu đường. Nhờ nghiên cứu phát triển được phương pháp “liệu pháp hạn chế thực phẩm đồ uống chứa đường”, ông đã khắc phục thành công bệnh tiểu đường, và đem kinh nghiệm của mình tổng hợp thành sách. Ông Ebe Koji đã điều trị được bệnh tiểu đường bằng cách thay đổi thói quen hàng ngày, việc này khác biệt hoàn toàn với cách làm thông thường của giới y học, và đã tạo thành ảnh hưởng rộng trên đất nước Nhật Bản.

Theo ông Ebe Koji, nguyên nhân dẫn đến tiểu đường đến từ đồ ăn chứa đường (chính là gluxit hay carbohydrate) như cơm, bánh mì, v.v, do đó so với việc tính toán lượng calo trong chế độ ăn uống, không bằng làm tốt những điều sau đây.

Tránh những đồ ăn chứa tinh bột và có vị ngọt

Những đồ ăn chứa nhiều tinh bột như các chế phẩm từ lúa mì như bánh mì và các loại mì, cơm, v.v. Cần phải chú ý đó là, những món ăn làm từ khoai môn, khoai lang, khoai tây cần cố gắng tránh, những thực phẩm có vị ngọt thường chứa nhiều đường fructose hoặc đường cát, tốt nhất là không động đến.

Đồ uống: Sữa bò không phải là thức uống lý tưởng

Cocacola, nước trái cây đều chứa 10% đường cát hoặc đường fructose, tức là với 500ml đồ uống đóng chai có chứa 50g đường, tương đương với 10 miếng đường viên. Mặc dù sữa bò là đồ uống tốt cho sức khỏe, nhưng do trong sữa bò có chứa nhiều đường lactoza nên không phải là thức uống lý tưởng đối với người bị tiểu đường.

Kiểm soát lượng tinh bột dễ gầy hơn so với kiểm soát chất béo

So với ăn cơm (1 bát cơm 150g chứa khoảng 250 kcal), ăn thịt bò (200g thịt chứa khoảng 1000 kcal) là phương pháp giảm béo tốt hơn, mặc dù nghe có vẻ kỳ lạ, nhưng phương pháp này cùng với cách hạn chế chất béo không bằng hạn chế chất đường, đã được chấp nhận và đăng tải trên tạp chí y học The New England Journal of Medicine, và tạp chí Hiệp hội bác sĩ Mỹ JAMA.

Ăn nhiều rau, rong biển, nấm hương

Về tổng thể mà nói, rau không chứa nhiều chất đường, cải bắp, cải thảo, cải bó xôi, cải chip nếu ăn nhiều cũng không có vấn đề gì. Tuy nhiên bí đỏ, ngó sen, cà rốt, đậu răng ngựa đều chứa lượng đường tương đối, nên tốt nhất là tránh không sử dụng. Còn rong biển, nấm hương chứa rất ít đường và calo, rất thích hợp dùng với các loại thức ăn kiêng khác.

Ăn đầy đủ protein và chất béo

Trong các bữa chính hàng ngày của chúng ta, có khoảng 60% là thức ăn chính, cần cố gắng giảm thiểu tỷ trọng đường, lượng calo sẽ được lấy từ protein hoặc chất béo.

Ngoài ra, nếu bị vấn đề về cao huyết áp, có thể thông qua bài tiết natri để giúp giảm huyết áp. Yến mạch chứa nhiều chất xơ giúp hấp thụ canxi, làm cho lượng lớn natri trong cơ thể bài tiết theo phân ra ngoài, do đó hàm lượng natri trong cơ thể giảm thấp, và khởi tác dụng giảm huyết áp.

Yến mạch có thể giảm lượng cholesterol và chất béo trung tính trong máu và, có tác dụng giảm béo, do đó yến mạch vừa phòng chống cao huyết áp vừa giảm mỡ máu.

Cách sử dụng yến mạch:

Mỗi lần ăn yến mạch không nên ăn quá nhiều, ăn nhiều sẽ dẫn đến có cảm giác trướng bụng.

Thời gian nấu yến mạch không quá lâu, nếu không sẽ làm mất chất dinh dưỡng.

Yến mạch nấu lẫn với gạo có thể khống chế đường huyết sau bữa ăn. Do yến mạch có tác dụng ức chế trực tiếp đường huyết tăng cao, ăn cùng với cơm (chứa lượng tinh bột nhiều và dễ làm tăng đường huyết) sẽ có tác dụng khống chế đường huyết sau bữa ăn.

Chuối kết hợp với yến mạch có thể cải thiện giấc ngủ, trong chuối có chứa nhiều vitamin B6, có thể tăng hàm lượng serotonin trong cơ thể; yến mạch cũng có tác dụng nâng cao hàm lượng serotonin trong cơ thể, có thể giúp ngủ ngon hơn. Hai loại này cùng kết hợp, càng có tác dụng tăng serotonin, giúp cải thiện giấc ngủ.

Thanh Xuân

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn