Lỗi chẩn đoán gây tử vong cho bệnh nhân

Thứ Tư, 19 Tháng Chín 201810:00 SA(Xem: 7469)
Lỗi chẩn đoán gây tử vong cho bệnh nhân
bbc.com
Maya Dusenbery BBC Future

Getty Images Bản quyền hình ảnh Getty Images

Phụ nữ dễ phải chờ đợi lâu mới được chẩn đoán y tế, và dễ bị cho là 'bị bệnh tưởng'. Điều đó có thể gây tử vong: lỗi chẩn đoán đã gây ra 40.000- 80.000 ca tử vong riêng ở Mỹ.

So với nhiều bệnh khác, chẩn đoán khối u não khá đơn giản. Bệnh có thể được phát hiện nhanh chóng từ các triệu chứng sớm - trong đó bao gồm từ mệt mỏi đến co giật, đến thay đổi tính cách - theo đó bệnh nhân sẽ được chụp não để phát hiện xem có khối u hay không.


Nhưng năm 2016, Tổ chức Từ Thiện Khối U Não đã phát hành một báo cáo về điều trị bệnh nhân u não ở Anh. Gần một phần ba số người đã phải thăm bác sỹ hơn năm lần rồi mới được chẩn đoán, gần một phầ tư đã không được chẩn đoán trong hơn 1 năm.

Phụ nữ và các bệnh nhân có thu nhập thấp phải chờ đợi lâu hơn. Họ phải trải qua 10 tháng hoặc thậm chí lâu hơn so với đàn ông, kể từ lần khám đầu tiên đến khi chẩn đoán, và phải tới khám bác sỹ trên năm lần trước khi được chẩn đoán.

Một phụ nữ 39 tuổi được trích dẫn trong bản báo cáo kể lại: "Một trong những bác sĩ đa khoa chế giễu tôi nói 'Chị tưởng nhức đầu là cái gì, u não à?' Tôi phải yêu cầu giới thiệu sang khoa thần kinh. Tôi đi lại nhiều lần và chỉ nhận được thuốc chống suy nhược, biểu đồ giấc ngủ, thuốc giảm đau, v.v... Không ai nghiêm túc xem xét bệnh tôi."

Bản quyền hình ảnh Getty Images
Image caption Các trường hợp được ghi nhận cho thấy 6 trong số 11 loại ung thư, phụ nữ phải trải nghiệm thời gian chậm trễ lâu hơn, tính từ khi bắt đầu có triệu chứng cho đến được chẩn đoán

Một cơ quan nghiên cứu đang điều tra cách thức mà sự thành kiến 'tàng ẩn' (thường không liên quan đến thái độ có ý thức) góp phần vào sự phân biệt trong điều trị y tế.

"Chúng ta nghĩ rằng bác sĩ chỉ xem ta là bệnh nhân, và sẽ đối xử với mọi người như nhau, nhưng họ không làm thế," Linda Blount, chủ tịch hội 'Black Women's Health Imperative', nói. "Sự thành kiến của họ hoàn toàn đã thâm nhập vào phòng khám bệnh."


Một trong những thành kiến ngầm phổ biến nhất trong hệ thống y tế là thành kiến giới tính.

U não chỉ là một ví dụ.

Một nghiên cứu năm 2015 cho thấy bệnh nhân nữ mắc một trong 6 loại ung thư (trong tổng số 11 loại ung thư khác nhau) phải chờ đợi lâu kể từ lúc bắt đầu có triệu chứng cho đến khi được chẩn đoán.

Không phải là họ chờ đợi lâu mới đi khám mà là sự chậm trễ xảy ra sau khi họ đã đến khám bác sĩ đa khoa lần đầu tiên.

Một nghiên cứu năm 2013 kết luận rằng số phụ nữ phải đi khám trên ba lần với bác sĩ đa khoa ở rồi mới được giới thiệu đến bác sỹ chuyên khoa về nghi ung thư bàng quang thì cao gấp đôi so với các bệnh nhân là nam giới. Con số này ở những trường hợp mắc ung thư thận là gần gấp đôi.

Không chỉ là sự bực mình thất vọng của bệnh nhân, những chậm trễ này gây tử vong không cần thiết. Mỗi năm, riêng ở Mỹ, ước tính có khoảng 40.000 đến 80.000 người chết do chẩn đoán sai.

Khi làm báo cáo cho cuốn sách của tôi 'Làm Hại', tôi đã nghe hàng chục phụ nữ ở các điều kiện khác nhau mà họ, trong quá trình tìm kiếm sự chẩn đoán, được y tế nói rằng triệu chứng của họ là do lo lắng, trầm cảm, hoặc cái bệnh chung ai cũng bị ít nhiều: "căng thẳng".

Bản quyền hình ảnh Getty Images
Image caption Cả hai việc,chẩn đoán sai và chẩn đoán chậm, đã gây tử vong không cần thiết

Trải nghiệm của Jackie là điển hình.

Cô lần đầu tiên bị bệnh ở tuổi 16, và trong nhiều năm, cô bị bệnh thận mãn tính, sốt, mệt mỏi, và kinh nguyệt khủng khiếp và đau khớp. Cô đến khám một bác sĩ đa khoa, một bác sỹ tiết niệu, và một bác sỹ phổi. "Tất cả đều bảo tôi không làm sao cả," cô nói.

Với kết quả xét nghiệm không có gì bất ổn, bác sỹ đa khoa quyết định rằng cô bị suy nhược, kê đơn thuốc chống suy nhược. Thuốc chẳng có tác dụng gì, nhưng Jackie "làm theo mọi điều bác sỹ nói".


Khuynh hướng gán sự than phiền thể chất của phụ nữ cho bệnh thần kinh có nguồn gốc từ lịch sử của chứng 'hysteria' (điên tình/cuồng loạn) - là rối loạn tinh thần ở phụ nữ, mà qua nhiều thế kỷ, được quy cho 'tử cung chu du' hoặc thần kinh nhạy cảm và cuối cùng, sau Freud, được xem như một vấn đề tâm lý.

Các thuật ngữ đã thay đổi trong thế kỷ trước, nhưng khái niệm- rằng tâm trí vô thức có thể 'tạo ra' các triệu chứng thể chất- vẫn còn tồn tại trong ngành y tế.

Có mối nguy cơ cao về chẩn đoán sai gắn liền với khái niệm này, cho dù nó được gọi là hysteri, hay tâm lý lo lắng, hay 'các triệu chứng không rõ nguyên nhân' do căng thẳng.

Trở lại năm 1965, bác sĩ tâm thần người Anh Eliot Slater cảnh báo rằng cái nhãn hysteria quá thường xuyên cho phép các bác sĩ tin rằng mình đã tìm ra được bệnh, nhưng thực tế, họ chẳng tìm được gì.

Sau khi theo dõi 85 bệnh nhân bị chẩn đoán là 'hysteri' tại Bệnh Viện Quốc Gia ở London suốt thập niên 1950 - kể cả bởi chính Slater - ông phát hiện ra rằng, sau chín năm, hơn 60% bị bệnh thần kinh hữu cơ, kể cả u não và động kinh. Hơn mười người trong số họ đã chết.

Bản quyền hình ảnh Getty Images
Image caption Phụ nữ đặc biệt hay bị người ta bỏ qua các triệu chứng vì cho rằng họ tưởng tượng ra

Phụ nữ từ lâu đã được coi là bệnh nhân điển hình với các triệu chứng tâm thần, do đó không có gì ngạc nhiên khi họ đặc biệt dễ bị người ta bỏ qua các triệu chứng của mình và coi đó là "điều họ tưởng tượng ra".

Ví dụ, trong một nghiên cứu năm 1986, các nhà nghiên cứu đã xem xét một nhóm bệnh nhân có rối loạn thần kinh hữu cơ nghiêm trọng, mà ban đầu họ bị chẩn đoán là hysteri. Các bác sỹ tìm ra các đặc điểm khiến một bệnh nhân dễ bị nguy hại vì bị chẩn đoán sai. Người mà chẩn đoán trước đó là bị rối loạn tâm thần. Một trường hợp sai nữa chỉ vì là phụ nữ.


Điều thực tế phụ nữ có tỷ lệ rối loạn tâm trạng cao hơn rất có thể là một trong những lý do thường phụ nữ bị gắn nhãn bệnh tâm thần. Ở Mỹ, phụ nữ dễ bị chẩn đoán là trầm cảm và lo lắng gấp 2 lần so với đàn ông.

Nhưng trong khi phụ nữ có thể thực sự có nguy cơ cao hơn, sự khác biệt về tỷ lệ mắc bệnh có thể ít nhất là một phần của hậu quả của việc chẩn đoán nhiều lần quá ở phụ nữ và ít lần quá ở đàn ông.

Các nghiên cứu trong những năm 1990 cho thấy có tới 30-50% phụ nữ bị chẩn đoán mắc bệnh trầm cảm là sai.

Hơn nữa, trầm cảm và lo âu là những triệu chứng của các bệnh khác, mà thường không được phát hiện ra ở phụ nữ. Và, tất nhiên, sự căng thẳng phải chịu khổ vì một bệnh không được chẩn đoán đúng (và do vậy không được điều trị) đã gây ra tác hại tinh thần. Như một bài báo chỉ ra, "Trớ trêu thay, việc chẩn đoán sai bệnh lý có thể gây ra phản ứng trầm cảm ở bệnh nhân nữ."

Một khi đã bị liệt kê vào biểu đồ thì một sự rối loạn tâm lý làm tăng nguy cơ cho bất kỳ các triệu chứng thực thể nào khác mà bệnh nhân có trong tương lai sẽ tự động bị loại bỏ và coi đó là loạn tâm thần.

Bản quyền hình ảnh Getty Images
Image caption Một nghiên cứu cho thấy rằng các nhà cung cấp dịch vụ y tế tin rằng bệnh nhân da đen không cảm thấy đau nhiều bằng người da trắng

Tôi đã nghe một phụ nữ, một người Ý trung niên nhập cư đến Mỹ và có một lịch sử trầm cảm, nói rằng bệnh đau bụng ngày càng tệ hại đã bị bỏ qua, coi đó là đau kinh nguyệt, trong ba năm.

Bệnh bà không được xem xét nghiêm túc ngay cả khi bà nêu thực tế là gia đình bà có một lịch ung thư đại tràng. Và nó không được xem xét nghiêm túc ngay cả khi bà bắt đầu bị chảy máu trực tràng. Cuối cùng khi bà thúc giục để được soi đại tràng, mới phát hiện là ung thư đại tràng giai đoạn ba.

Chỉ cần một vài tháng nữa và nó sẽ sang giai đoạn bốn và không thể chữa được nữa.

Sau một vài năm, Jackie cuối cùng đã được chẩn đoán đúng bệnh. Một người bạn - một phụ nữ da trắng khá giả - đã thúc giục Jackie đến gặp bác sĩ của bà ở một vùng ngoại ô giàu có. Ông nhanh chóng chẩn đoán cô bị lạc nội mạc tử cung, và việc phẫu thuật đã làm giảm được cơn đau vùng chậu.

Nhưng những vấn đề khác vẫn tồn tại và cuối cùng trở nên tồi tệ hơn. Sau khi chuyển đến một thành phố mới để học sau đại học, phải mất vài năm nữa mới tìm được một nhóm bác sĩ khác mà họ xem xét kỹ càng các triệu chứng của cô. "Người ta cứ luôn bảo 'Bạn chỉ có chứng hysteri,'" cô kể lại. "Một trong những điều phổ biến hơn, đặc biệt ở các phòng cấp cứu, là 'Bạn chỉ cần ma túy.'"

Là phụ nữ da màu, Jackie phải đối mặt nhiều hơn cả với thành kiến giới tính. Thành kiến ngầm định về chủng tộc, giai cấp, trọng lượng, khuynh hướng tình dục, và tình trạng chuyển giới, tất cả đều ảnh hưởng đến việc chăm sóc lâm sàng.

Có bằng chứng đặc biệt mạnh mẽ cho thấy bệnh nhân da màu Mỹ, đặc biệt là da đen, được điều trị chống đau không đủ mức. Một phân tích tổng hợp năm 2012 của 20 năm nghiên cứu được công bố cho thấy 22% bệnh nhân da đen nhận được thuốc giảm đau ít hơn bệnh nhân da trắng, và số người được điều trị bằng thuốc phiện opioids ít hơn 29%.

Bản quyền hình ảnh Getty Images
Image caption Phải mất trung bình 12 tháng để nam giới được chẩn đoán bệnh Crohn; với cho phụ nữ là 20 tháng

Các chuyên gia chỉ ra một khuôn mẫu - được phổ biến rộng rãi ở các cơ sở y tế nhưng là hoàn toàn sai - rằng bệnh nhân da đen thường lạm dụng thuốc giảm đau theo đơn. (Thực tế, người da trắng có tỷ lệ cao nhất về lạm dụng thuốc.)

Nhưng sự không công bằng còn lan để cả trẻ em, cho thấy nó không chỉ là giả định về tìm kiếm thuốc. Một nghiên cứu năm 2015 cho thấy trẻ em da trắng bị viêm ruột thừa nhận được thuốc opioid ở phòng cấp cứu gấp ba lần so với trẻ em da đen.

Một nghiên cứu năm 2016 cho rằng các nhà cung cấp dịch vụ y tế có thể đánh giá thấp sự đau đớn của bệnh nhân da đen, tin rằng họ không cảm thấy đau nhiều.

Khi 200 sinh viên y khoa và cư dân da trắng được thẩm vấn về một loạt các tuyên bố về sự khác biệt sinh học giữa các chủng tộc, như "da của người da đen dày hơn người da trắng", thì một nửa số người nghĩ rằng một hoặc nhiều tuyên bố sai đó là đúng.

Và, sau đó khi họ đọc các nghiên cứu điển hình của hai bệnh nhân báo cáo về đau, thì những người đã có nhiều nhận định sai hơn nghĩ rằng bệnh nhân da đen cảm thấy ít đau hơn, và vì thế điều trị thiếu thuốc cho họ.

Không được xem xét nghiêm túc để được điều trị là đủ để gây bực bội. Nhưng nguy hiểm lớn nhất của việc loại bỏ các triệu chứng là ở chỗ một khi các bác sĩ đã kết luận rằng đó là bệnh tưởng tượng ra - hoặc được tạo ra chỉ để lấy thuốc giảm đau- thì họ ngừng tìm kiếm lời giải thích khác.

Hãy xem xét trải nghiệm của những bệnh nhân mắc bệnh hiếm gặp, mà họ phải mất trung bình hơn 7 năm trước khi được chẩn đoán chính xác. Trong quá trình này, họ đến khám 4 bác sĩ đa khoa và 4 bác sĩ chuyên khoa và nhận được 2-3 chẩn đoán sai.

Trong khi một số chậm trễ trong chẩn đoán một căn bệnh ít gặp là không thể tránh khỏi, khoảng cách 7 năm đáng kinh ngạc này không đơn giản chỉ vì nó cần nhiều thời gian đến thế để bác sỹ tìm ra căn bệnh hiếm này. Theo một cuộc khảo sát Eurordis của 12.000 bệnh nhân bệnh hiếm gặp ở châu Âu, những người ban đầu bị chẩn đoán sai phải trải qua hành trình dài hơn. Và, nếu bị chẩn đoán nhầm với căn bệnh thực thể làm tăng gấp đôi thời gian cần thiết để chẩn đoán đúng, thì sự chẩn đoán sai bệnh tâm lý gây kéo dài thời gian hơn nữa- gấp 2,5 đến 14 lần, tùy theo căn bệnh.


Do phụ nữ dễ bị chẩn đoán sai về bệnh có nguồn gốc tâm lý, có lẽ không có gì đáng ngạc nhiên khi họ báo cáo sự chậm trễ là lâu hơn đáng kể so với đàn ông.

Ví dụ, trung bình mất 12 tháng để đàn ông được chẩn đoán mắc bệnh Crohn, một bệnh tự miễn dịch của đường tiêu hóa, thì với phụ nữ phải mất 20 tháng. Đàn ông được chẩn đoán mắc hội chứng Ehlers-Danlos, một nhóm rối loạn di truyền ảnh hưởng đến mô liên kết, trong 4 năm. Đối với phụ nữ là 16 năm.

"Việc là phụ nữ không có ảnh hưởng gì đến khả năng lâm sàng của một bác sĩ để chẩn đoán bệnh," các tác giả của báo cáo đã viết. "Do đó, rất khó để chấp nhận điều là nhìn chung phụ nữ bị chậm trễ nhiều hơn trong chẩn đoán so vói nam giới. Chẩn đoán nhanh hơn với nam giới minh họa rằng khả năng chẩn đoán là có thực."

Còn Jackie thì ra sao? Đang học dở sau đại học, cuối cùng cô phải nghỉ tạm. Cô ốm nhiều tháng vì sốt mà bác sỹ, mặc dù tống cho cố rất nhiều kháng sinh, không thể giải quyết được. "Một bác sĩ đa khoa - một phụ nữ da màu - tin tôi đi, đã thu thập tất cả hồ sơ bệnh án của tôi, rồi mang về nhà bà và cố khâu nối dữ liệu, như chơi trò ghép hình."

Bà nghi rằng Jackie có thể bị bệnh lupus, viêm da. Thử nghiệm xác nhận là đúng. Jackie nghĩ rằng trận chiến của cô để được xem xét một cách nghiêm túc đã kết thúc. Trên thực tế, việc là một phụ nữ da đen chữa một căn bệnh mãn tính thường đưa cô vào khoa cấp cứu và phải chịu đau khủng khiếp, sẽ còn nhiều cuộc gặp gỡ với các nhà chữa trị vô cảm trong tương lai.

Nhưng ít nhất, sau 10 năm tìm kiếm, cuối cùng cô đã được chẩn đoán đúng bệnh - và, với nó, là sự bảo đảm rằng bệnh của cô không phải là bệnh tưởng tượng. Một điều thực sự là sai trái đối với cô. Và bây giờ, nó có thể sẽ tốt hơn.

Bài tiếng Anh đã đăng trên BBC Future.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn