Những khả năng đáng kinh ngạc của trẻ sơ sinh

Thứ Tư, 05 Tháng Chín 201812:00 CH(Xem: 5698)
Những khả năng đáng kinh ngạc của trẻ sơ sinh

Nhiều người cho rằng trẻ sơ sinh (28 ngày tuổi trở xuống) chưa có khả năng nhận biết được điều gì. Tuy nhiên, các kết quả nghiên cứu khoa học cho thấy, có khá nhiều việc mà trẻ sơ sinh có thể làm tốt hơn so với người lớn mà nếu kể ra, hẳn bạn sẽ vô cùng ngạc nhiên.

Khả năng tự nổi trên mặt nước: Nếu như người lớn nếu không học bơi nghiêm túc sẽ không thể tự xoay xở trong môi trường nước thì những em bé sơ sinh hoàn toàn có khả năng tự nổi trong nước.

Tuy nhiên, khả năng này sẽ dần dần biến mất trong quá trình phát triển, khi trí não quyết định tới vấn đề sống còn. Theo các nhà khoa học, bản năng tự nổi có thể là một trong các "chứng tích" quan trọng chứng minh nguồn gốc có liên quan tới môi trường nước của tổ tiên loài người.

Bản năng tự nổi của trẻ hoạt động như sau: Những em bé từ sơ sinh cho tới 6 tháng tuổi có thể thở một cách bình thường trong môi trường nước, kể cả khi đầu bị ngập trong nước. Lúc đó, nhịp tim của bé sẽ chậm lại, giúp bé giữ được ôxy; máu chủ yếu được lưu thông giữa những cơ quan chính là tim và não.

Đầu ngập dưới nước nhưng bé vẫn có khả năng thở bình thường.
Đầu ngập dưới nước nhưng bé vẫn có khả năng thở bình thường. (Ảnh: Aquatots.wordpress.com).

Khả năng học hỏi siêu tốc: Trẻ em - nhất là trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ - có khả năng học hỏi nhiều thứ một cách "thần tốc". Mọi trải nghiệm mà chúng trải qua sẽ được lưu giữ mãi bởi những neuron kết nối với các tế bào não.

Đến khi đứa trẻ được 3 tuổi, não bộ của chúng có khoảng 100 tỷ tỷ kết nối, nhiều gấp đôi so với số kết nối trong não bộ của người lớn. Khi bắt đầu bước vào độ tuổi 11, bộ não trẻ em bắt đầu một quy trình gọi là "cắt tỉa" những kết nối không cần thiết và khả năng học hỏi của trẻ sẽ giảm dần tốc độ.

Có trực quan lượng tử: Cơ chế lượng tử khá rắc rối. Theo đó, một phân tử (hạt electron hoặc photon) chỉ có thể hoặc ở chỗ này, hoặc chỗ kia chứ không thể ở hai chỗ cùng một lúc hoặc không ở nơi nào cả. Chỉ trong quy mô một nhóm lớn các hạt phân tử, sự mù mờ này mới biến mất, giúp mọi vật trở nên rõ ràng, cụ thể vị trí. Tuy vậy, chính vì sự trải nghiệm thực tế mà chúng ta không hiểu hết được cơ chế của lượng tử.

Theo chuyên gia máy tính lượng tử của Học viện Massachussetts (Mỹ) Seth Lloyd, trẻ sơ sinh là những người duy nhất có khả năng hiểu được cơ chế lượng tử một cách cảm quan. Đến khi 3 tháng tuổi, trẻ bắt đầu bị mất cảm giác về "sự vĩnh cửu của đối tượng" - nghĩa là trẻ không còn cảm nhận được rằng một vật chỉ có thể ở một chỗ tại một thời điểm nhất định.

Có khả năng cảm thụ giai điệu: Một nghiên cứu được các nhà khoa học châu Âu tiến hành vào năm 2009 đã chỉ ra rằng, trẻ sinh ra đã có khả năng cảm thụ giai điệu.

Họ chơi trống cho những em bé 2-3 ngày tuổi ngủ. Sau đó, khi chơi lại, họ thỉnh thoảng bỏ qua nhịp, khiến nhịp điệu bị vấp... Những điện cực gắn trên não trẻ cho thấy phản ứng của chúng trước những lần chơi trống sau (không giống lần đầu).

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn