Dấu hiệu nhận biết loãng xương và liệu pháp ăn uống để phòng ngừa

Thứ Tư, 05 Tháng Chín 201810:00 SA(Xem: 6691)
Dấu hiệu nhận biết loãng xương và liệu pháp ăn uống để phòng ngừa

Loãng xương thường xảy ra ở người trung và lão niên, phụ nữ sau mãn kinh ngoài 45 tuổi. Đa số người bị loãng xương giai đoạn đầu thường không thấy triệu chứng gì rõ ràng, thường thì sau khi gãy xương đi chụp X quang hoặc kiểm tra mật độ xương mới phát hiện bị loãng xương. Ngăn ngừa loãng xương cần lưu ý cân bằng chế độ ăn uống, sớm nâng cao nhận thức bảo vệ sức khỏe. Nếu bạn đã bị loãng xương, cần trị liệu toàn diện mới có hiệu quả, trong trị liệu bao gồm cả liệu pháp về dinh dưỡng.

loãng xương
Ngăn ngừa loãng xương cần lưu ý cân bằng chế độ ăn uống, sớm tăng cường nhận thức tự bảo vệ sức khỏe (Ảnh: Adobe Stock)

Triệu chứng lâm sàng của loãng xương

1. Đau

Người bệnh có thể bị đau lưng hoặc đau xương cốt khắp cơ thể, khi áp lực tăng lên thì đau nhiều hơn hoặc thấy khó khăn hơn trong vận động, trường hợp bị nặng thì trở mình, đi đứng cũng thấy khó khăn.

2. Giảm chiều cao và gù lưng

Loãng xương nghiêm trọng có thể làm giảm chiều cao và gù lưng, gây biến dạng cột sống và khó khăn trong co duỗi cơ thể. Cột sống ngực co rút có thể dẫn đến biến dạng lồng ngực, ảnh hưởng đến chức năng tim phổi. Xương sống thắt lưng thay đổi có thể thay đổi kết cấu giải phẫu của bụng, gây táo bón, đau bụng, đầy hơi, ăn không ngon…

3. Gãy xương

Ở đây đề cập đến gãy xương do xương bị giòn, tức gẫy xương không phải do hoạt động mạnh hoặc do hành vi bạo lực gì gây ra. 

Một số dạng loãng xương và món ăn cần thiết

 1. Trường hợp gan và thận bị âm hư

Cho dù phòng ngừa hay điều trị loãng xương, chế độ ăn uống là rất quan trọng.

Từ góc nhìn Đông y thì gan và thận cùng nguồn gốc, có nghĩa là bệnh thận có thể ảnh hưởng đến gan, bệnh gan cũng lan sang thận, kiểu dạng này thường do làm việc quá sức hoặc già yếu.

Triệu trứng biểu hiện như đau mỏi lưng, mỏi gối, chóng mặt, ù tai, miệng khô, đau gót chân hoặc dễ gãy xương. Nên ăn nhiều thực phẩm giàu canxi như sữa, trứng, đậu nành, các sản phẩm từ đậu nành, canh thủ lợn, cá, tôm, sò hến; về rau quả như củ cải, bắp cải, cần tây, tỏi, hẹ, táo đỏ, hồng. Kiêng đường, cà phê.

Cơm tẻ với trái dâu tằm và câu kỷ

Thành phần: Quả dâu tằm 30 gram, câu kỷ 30 gram, gạo tẻ 8 gram, và 20 gram đường.

Phương pháp: Dâu tằm, câu kỷ, gạo làm sạch cho vào nồi, thêm lượng nước thích hợp và thêm đường trắng, đun lửa liu riu đến khi thành cơm, dùng như món ăn chính. Dâu nên chọn dâu tươi.

Công hiệu: dâu, câu kỷ bổ gan và thận, gạo tẻ điều hòa dạ dày. Thích hợp cho bệnh loãng xương vì gan-thận âm hư.

2. Trường hợp lá lách và thận bị dương hư

Do thường ngày ăn quá nhiều đồ lạnh, mùa đông mặc phong phanh, công thêm làm việc quá sức mà ra. Các triệu chứng biểu hiện như tay chân lạnh, đau lưng, đau chân, mất cảm giác ngon miệng, đầy bụng, phân lỏng. Nên ngừng ăn thực phẩm lạnh, chẳng hạn như hải sản, đồ uống lạnh, ăn ít đường; ăn nhiều khoai từ, hạt sen, chế phẩm đậu nành, cải dầu, cải trắng, hẹ, táo đỏ.

Cháo yến mạch với sữa bò và khoai từ

Thành phần: 500 ml sữa bò tươi, 100 gram bột yến mạch, 50 gram khoai từ, 30 gram đường.

Phương pháp: Sữa bò tươi cho vào nồi, khoai từ gọt vỏ và cắt miếng, cho cùng với bột yến mạch vào nồi, đun nhỏ lửa, vừa đun vừa khuấy đến khi yến mạch và khoai từ chín nhừ, thêm đường là được. Kỵ dùng nồi sắt.

Công hiệu: Khoai từ kiện tỳ ích thận; bột yến mạch hạ mỡ máu, chống xơ cứng động mạch; sữa để bổ sung protein và canxi, có tác dụng bổ trợ làm chắc khỏe xương tủy. Dùng kết hợp để kiện tỳ ích thận, bổ sung canxi, thích hợp dùng cho bệnh loãng xương do lá lách và thận bị dương hư.

Cháo xương heo với đậu nành

Thành phần: 250 gram xương heo, 100 gram đậu nành.

Phương pháp: Trước tiên ngâm đậu nành trong nước từ 6-8 giờ; rửa sạch xương heo, chặt miếng rồi cho vào nước sôi để khử máu đông tồn đọng; sau đó cho xương heo vào nồi, thêm gừng tươi 20 gram, 200 gram rượu vàng, lượng muối vừa dùng, 1000 ml nước, sau khi đun sôi hạ nhỏ lửa cho đến khi xương nhừ thì cho đậu nành vào và tiếp tục nấu cho đến khi nhừ đậu là được. Dùng mỗi ngày một lần, mỗi lần 200 ml.

Công hiệu: Xương heo là nguồn canxi, collagen tự nhiên, giúp phát triển xương cốt. Đậu nành có chứa các chất dinh dưỡng cần thiết như glycosides, canxi, sắt, phốt pho, thúc đẩy xương phát triển và bổ sung chất dinh dưỡng cần thiết cho xương. Món súp này có hiệu quả rất tốt giúp phòng chống xương cốt lão hóa, loãng xương.

Thanh Xuân

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn