Thí nghiệm thất bại tạo ra thuốc chống tăng cân kỳ diệu

Thứ Ba, 21 Tháng Tám 20186:00 SA(Xem: 6008)
Thí nghiệm thất bại tạo ra thuốc chống tăng cân kỳ diệu

Một thí nghiệm thất bại của Đại học Yale (Mỹ) vô tình mở đường cho thuốc chống tăng cân thế hệ mới.

Để phục vụ cho một thí nghiệm, nhóm nghiên cứu của Đại học Yale (Mỹ) đã cố gắng tạo ra những con chuột béo phì. Tuy nhiên, đến một giai đoạn, những con chuột của họ ăn bao nhiêu cũng không tăng thêm được tí cân, tí mỡ nào.

Thí nghiệm thất bại tạo ra thuốc chống tăng cân kỳ diệu - Ảnh 1.

Ảnh minh họa từ internet

Nhóm nghiên cứu quyết định dừng thí nghiệm lại và phân tích những con chuột này kỹ càng để tìm hiểu nguyên nhân vỗ béo thất bại. Họ phát hiện ra rằng trong quá trình thí nghiệm, họ vô tình chỉnh sửa 2 gene có thể giúp bảo vệ các con chuột khỏi tăng cân dù tiêu thụ vô số chất béo.

Theo giáo sư Anne Eichmann và nhà khoa học Feng Zang - 2 người đứng đầu thí nghiệm, những thay đổi trên 2 gene này đã làm thay đổi các yếu tố gọi là lacteals trong ruột. Lacteals đóng vai trò là cửa ngõ cho các chất béo (axit béo) di chuyển vào máu để lấy năng lượng hoặc tích thành mỡ thừa. Tuy nhiên, sự thay đổi trong gene khiến cổng này đóng lại và chất béo chỉ có thể thải ra ngoài.

Điều đáng ngạc nhiên nhất là 2 gene này có thể được chỉnh sửa dễ dàng bằng thuốc, chứ không phải những công cụ chỉnh gene phức tạp trong phòng thí nghiệm. Loại thuốc đó lại là sản phẩm rất phổ biến, được Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm mỹ (FDA) phê duyệt từ rất lâu để trị bệnh tăng nhãn áp (cườm nước): thuốc ức chế Rho kinase ROCK.

Tuy nhiên, các nhà khoa học khuyến cáo rằng bạn không nên vội vã thử giảm cân này vì việc dùng thuốc khi không có bệnh có thể dẫn đến các tác dụng phụ nguy hiểm.

Giáo sư Eichmann cho biết ông và các cộng sự sẽ thực hiện một nghiên cứu mới, theo dõi các bệnh nhân dùng thuốc này để hiểu rõ ràng hơn về cơ chế ngăn hấp thụ lipid và chống tăng cân ở người. Nếu thuốc trị bệnh mắt này được ứng dụng để chữa béo phì, nó sẽ cần những sự thay đổi nhất định và nghiên cứu thêm để chứng minh độ an toàn.

Các kết quả vừa được công bố trên tạp chí khoa học Science.

A. Thư (Theo Independent, Daily Mail, Yale News
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn