Ăn chất béo không khiến bạn béo, nhưng ăn đường thì có

Thứ Tư, 08 Tháng Tám 20185:00 CH(Xem: 5664)
Ăn chất béo không khiến bạn béo, nhưng ăn đường thì có

Thế nhưng, các nhà khoa học đang nghiên cứu để tìm ra điều gì sẽ diễn ra trong cơ thể chúng ta nếu thường xuyên nạp vào một lượng lớn đường hoặc chất béo.

Tại nhiều nơi trên thế giới, hai loại nguyên liệu này hiếm khi được ăn riêng. Bánh donut là một ví dụ. Khi bạn cho một chiếc donut đầy carb vào chảo dầu, bạn sẽ thu được một combo đường - chất béo thơm ngon mà hiếm ai có thể chối từ.

Nhưng ngày càng có nhiều bằng chứng ngay trong cơ thể con người cho thấy khi ăn riêng lẻ, chất béo không khiến bạn tăng cân. Ngược lại, hàng tá nghiên cứu đã chỉ ra rằng chỉ riêng đường cũng đã đóng góp đáng kể làm vòng eo của bạn tăng lên.

Aaron Carrol, giáo sư nhi khoa tại Đại học Y Dược Indiana đã nói trong một cuốn sách gần đây rằng: "Có một điều chúng ta biết về chất béo, đó là tiêu thụ chất béo không khiến cơ thể tăng cận. Ngược lại, nó thực sự có thể giúp chúng ta giảm vài kg nữa".

Điều đó có nghĩa là những thức ăn như kem bơ, cá hồi giàu béo, và các loại hạt mặn có thể được đưa vào thực đơn ăn kiêng của bạn. Nếu bạn từng ngừng sử dụng chúng theo trào lưu ăn kiêng ít béo vào những năm 1990, đã đến lúc mang chúng trở lại.

Bằng chứng nằm trong món puddin

Ăn chất béo không khiến bạn béo, nhưng ăn đường thì có - Ảnh 1.

Để khẳng định nguyên liệu nào - chất béo hay đường - là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng sức khỏe xuống cấp, chúng ta cần so sánh giữa những người ăn kiêng ở chế độ ít béo (low-fat) và ít carb (low-card).

Qua nhiều lần thực hiện so sánh, các kết quả cho thấy người cắt giảm chất báo không chỉ không giảm cân, họ còn không thu được những lợi ích sức khỏe như giảm nguy cơ bệnh tật.

Ngược lại, những người ăn nhiều chất béo nhưng cắt giảm carb tinh chế như ngũ cốc đường, bánh mì trắng và gạo trắng sẽ có xu hướng đạt được cả hai lợi ích nêu trên.

Nói cách khác, bằng chứng rằng đường có mối liên hệ với tăng cân nằm trong món pudding - theo đúng nghĩa đen. Tại sao?

Các nhà khoa học đã so sánh hơn 135.000 người ở 18 quốc gia khác nhau về các chế độ ăn kiêng ít béo và ít carb. Người ăn ít béo sẽ có khả năng tử vong cao hơn dù bất kỳ nguyên nhân gì; họ cũng có nguy cơ chết vì đau tim và các bệnh tim mạch cao hơn. Ngược lại, người ăn ít carb có tỉ lệ mắc các chứng bệnh trên thấp hơn đáng kể.

Chính vì những kết quả bất ngờ này, các tác giả của nghiên cứu đã kết luận rằng "những hướng dẫn ăn kiêng trên toàn cầu cần được xem xét lại"!

Điều gì xảy ra khi chúng ta cắt chất béo?

Ăn chất béo không khiến bạn béo, nhưng ăn đường thì có - Ảnh 2.

Kết luận đó càng có lý hơn khi chúng ta tìm hiểu xem điều gì xảy ra khi mọi người cố cắt giảm chất béo từ bữa ăn kiêng. Thông thường, họ chỉ đổi các nguyên liệu giàu chất béo và kem với các món ăn đầy đường và carb.

Trong đợt theo dõi kéo dài đến 8 năm, với gần 50.000 phụ nữ tham gia, các nhà khoa học cho một nửa trong số họ ăn kiêng ít béo. Những người này không chỉ không giảm được nhiều cân (nếu có giảm), nguy cơ mắc các bệnh như ung thư vú, ung thư đại trực tràng, hay các bệnh tim mạch cũng không giảm đi, trong khi đây là những kết quả thường được quảng cáo là sẽ xuất hiện nếu có kế hoạch ăn uống khỏe mạnh.

Một phần của vấn đề nằm ở những điều xảy ra với phần còn lại của bữa ăn kiêng khi chúng ta đột nhiên cố ăn chỉ đồ ăn ít béo. Hầu hết các món "ăn liền" nằm trong danh mục ít béo đều có nhiều đường và carb. Thử nhìn nhãn dinh dưỡng của những món như ngũ cốc, thanh yến mạch cán nhỏ, và yogurt mà xem: chúng đều có nhiều đường và carb dù lượng chất béo rất thấp.

Trong khi đó, thử nghiệm còn cho thấy cả hai nguyên liệu này đều liên kết chặt chẽ đến việc tăng cân. Khi đánh giá lại 50 nghiên cứu về ăn kiêng và tăng cân, người ta phát hiện ra rằng, tính trung bình, một người ăn càng nhiều các loại hạt tinh chế (như ngũ cốc và thanh yến mạch đã xử lý), họ càng tăng cân nhiều hơn trong suốt thời gian tham gia thử nghiệm.

Do đó, dù các sản phẩm ít béo được quảng cáo là công cụ giúp giảm cân, nhưng trên thực tế chúng lại đóng góp nhiều hơn vào quá trình tăng cân so với một sản phẩm nhiều béo nhưng ít carb tinh chế hơn.

Như vậy, chất béo là một nguyên liệu tối quan trọng trong ăn kiêng, trong khi đường - dù hiện diện ở khắp nơi trong hàng tá đồ ăn mỗi ngày - lại không phải. Có nghĩa là tuy giảm đường là một việc đòi hỏi sự kiên trì, thì đó vẫn là một việc nên làm nếu muốn giảm cân, thay vì tập trung cắt giảm chất béo.

Tham khảo: BusinessInsider

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn