Dầu đậu nành hay đường gây béo phì và tiểu đường nhiều hơn?

Thứ Hai, 06 Tháng Tám 20184:00 CH(Xem: 6220)
Dầu đậu nành hay đường gây béo phì và tiểu đường nhiều hơn?

Các nhà khoa học thực hiện nghiên cứu đã gọi kết luận này về dầu đậu nành là một “bất ngờ lớn.”

Trong cuộc thi thực phẩm không có lợi cho sức khỏe nhất, đường và chất béo đang giành giật nhau danh hiệu số 1 đã nhiều năm nay. Chiếc vương miện chuyển từ cái này sang cái kia mỗi khi có một nghiên cứu mới xuất hiện. Ngày nay, với sự nhiệt tình quảng cáo cho đồ ăn giàu chất béo và sự phổ biến rộng rãi (ở Mỹ) của chế độ ăn kiêng yêu chất béo Ketogenic – chất béo có vẻ như đang ở người tiêu dùng yêu mến hơn còn đường thì đang bị hắt hủi.

duong-va-dau-dau-nanh
(ảnh: Yagor Larin)

Nhưng không phải tất cả mọi chất béo đều giống nhau.

Hầu hết chúng ta đều biết rằng chất béo chuyển hóa (trans-fats) là không tốt. Một số loại chất béo khác thì tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, theo một nghiên cứu mới đây của trường Đại học California, Riverside, chất béo trong dầu đậu nành có vẻ như không hề tốt cho sức khỏe như chúng ta vẫn tưởng.

Nghiên cứu này phát hiện rằng: với cùng một chế độ ăn có mức calo giống hệt nhau, các con chuột ăn khẩu phần ăn có chứa dầu đậu nành có sức khỏe rất tồi tệ. Dầu đậu nành có chứa nhiều chất béo không bão hòa và là thành phần chủ yếu của dầu thực vật.

Nhóm nghiên cứu chia các khẩu phần ăn làm 4 loại khác nhau, mỗi loại chứa 40% chất béo, tương đương với lượng chất béo trong khẩu phần ăn hàng ngày của người Mỹ.

Khẩu phần 1: chứa dầu dừa, với thành phần chủ yếu là chất béo bão hòa.

Khẩu phần 2: một nửa dầu dừa và một nửa dầu đậu nành.

Khẩu phần 3 và 4: có chứa thêm đường Fructose, giống với lượng mà nhiều người Mỹ đang sử dụng.

Cả 4 khẩu phần ăn có chứa lượng calo như nhau và lượng thức ăn bằng nhau. Vậy nên người ta có thể cho rằng cân nặng của chúng sẽ được duy trì giống nhau. Nhưng không. Những con chuột ăn khẩu phần ăn giàu dầu đậu nành tăng cân nhiều hơn 25% so với những con chuột ăn khẩu phần có dầu dừa và 9% nhiều hơn những con ăn chế độ giàu Fructose. Ngoài ra, những con chuột ăn khẩu phần giàu Fructose tăng cân nhiều hơn 12% so với những con ăn dầu dừa.

Theo trường Đại học, các kết luận rút ra được từ nghiên cứu này là rất đáng chú ý:

So sánh với những con chuột ăn nhiều dầu dừa, những con chuột ăn nhiều dầu đậu nành tăng cân nhiều hơn, chất béo tích tụ nhiều hơn, gan nhiễm mỡ và có dấu hiệu bị thương tổn, tiểu đường và kháng insulin, tất cả những thứ này là một phần Hội chứng Chuyển hóa (đây là một thuật ngữ chuyên môn mà Tổ chức y tế thế giới đặt ra để chỉ hội chứng bệnh do suy giảm trao đổi chất, chuyển hóa năng lượng. Hội Chứng Chuyển Hóa còn có tên gọi khác là Deadly Quarter (4 bệnh tử thần) gồm: Tiểu Đường, Cholesterol cao, béo phì và cao huyết áp).

Fructose trong khẩu phần ăn ít ảnh hưởng nghiêm trọng tới trao đổi chất hơn là dầu đậu nành mặc dù nó có tạo ra nhiều tác động tiêu cực hơn lên thận và và gây ra sự gia tăng đáng kể hiện tượng sa ruột – một triệu chứng của bệnh viêm ruột (IBD). Bệnh này cũng giống như béo phì, đang xuất hiện ngày càng nhiều trên các bệnh nhân Mỹ.”

Đây là một kết luận rất đáng ngạc nhiên với chúng tôi – rằng dầu đậu nành gây ra nhiều béo phì và tiểu đường hơn cả Fructose – đặc biệt khi chúng ta ngày ngày được xem những tin tức mới nhất về vai trò của tiêu thụ đường trong cơn đại dịch béo phì hiện nay,” Poonamjot Deol, một giáo sư sinh học tế bào và khoa học thần kinh, người chủ trì dự án này cho biết.

dau-dau-nanh
Dầu đậu nành hiện chiếm khoảng 60% lượng dầu ăn tiêu thụ tại Hoa Kỳ (ảnh: 123rf)

Trong phần hỏi đáp với các nhà nghiên cứu, có hai câu trả lời đặc biệt đáng chú ý như sau:

Hỏi: Như vậy là dầu đậu nành với chất béo không bão hòa có hại cho sức khỏe hơn là dầu dừa với chất béo bão hòa?

Trả lời: Đúng như vậy, nếu xét tớ các nguy cơ mắc bệnh béo phì, tiểu đường và các ảnh hưởng đến gan.

Hỏi: Nhưng chất béo bão hòa lại được cho là không có lợi cho sức khỏe, còn chất béo không bão hòa thì lại được cho là tốt?

Trả lời: Đây là một phát biểu dựa trên các nghiên cứu dịch tễ học lớn từ thập niên 1950-1960, cho rằng nguy cơ mắc bệnh tim mạch có liên quan tới việc ăn các loại động vật vốn chứa nhiều chất béo bão hòa. Vì chất béo bão hòa bị cho là không tốt cho sức khỏe, nên người ta tự động cho rằng chất béo không bão hòa là tốt mặc dù kết luận chưa bao giờ được kiểm chứng trong các nghiên cứu dài hơi cho tới tận gần đây. Hơn nữa, chất béo bão hòa trong dầu dừa không giống như các chất béo bão hòa trong mỡ động vật. Có rất nhiều loại chất béo bão hòa (và không bão hòa).

Trong vòng 40 năm qua, người Mỹ đã ăn rất nhiều dầu đậu nành, một phần lớn là vì lời khuyên thay thế chất béo bão hòa từ các sản phẩm từ mỡ động vật sang dầu thực vật (Đây vẫn là một lời khuyên tốt, chỉ là hãy tránh xa dầu đậu nành.) Cùng lúc đó, ngành nông nghiệp Mỹ tiếp tục trồng nhiều đậu nành hơn, dẫn tới sự gia tăng đáng kể việc tiêu thụ loại dầu này. Nó đã tìm đường vào các thực phẩm chế biến sẵn, magarine, sa-lát, đồ ăn vặt và nhiều món khác nữa. Nếu bạn có quá nhiều thứ gì đó, thì phải tìm chỗ cho nó – cũng giống như cách sirô ngô giàu đường Fructose có mặt trong hầu hết các loại thức ăn.

Dầu đậu nành hiện chiếm khoảng 60% lượng dầu ăn tiêu thụ tại Hoa Kỳ,” nhóm nghiên cứu của cho biết. “Sự gia tăng lượng tiêu thụ dầu đậu nành đồng dạng với sự gia tăng tỷ lệ béo phì ở Mỹ trong những thập kỷ gần đây.”

Cuối cùng, vòng thi đấu này kết thúc với việc dầu đậu nành trở thành kẻ thù số 1 cho các chế độ ăn uống lành mạnh, đường xếp thứ 2, còn dầu dừa giành được sao vàng cho sức khỏe. Ai mà biết chúng ta sẽ nghe được điều gì vào năm tới, nhưng với tôi, nhưng có lẽ nhiều người sẽ ăn dầu dừa, dầu ô liu và tránh xa cả dầu đậu nành và đường ngay bây giờ.

Bạn đọc có thể đọc thêm về nghiên cứu này tại website của trường Đại học California, Riverside.

Theo Treehugger
Quốc Hùng

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn