Điều gì xảy ra khi một quốc gia vỡ nợ? ( VC không quan tâm, chúng đổ vấy cho tại Thế Lực Thù Địch )

Chủ Nhật, 19 Tháng Mười Một 20171:00 CH(Xem: 8883)
Điều gì xảy ra khi một quốc gia vỡ nợ? ( VC không quan tâm, chúng đổ vấy cho tại Thế Lực Thù Địch )
Những người gửi tiền trong nước, nhà đầu tư nước ngoài, thấy trước sự mất giá của đồng tiền quốc nội, sẽ ào ạt rút tiền khỏi ngân hàng và đưa tiền ra nước ngoài. Để tránh chảy máu và mất giá tiền tệ, chính phủ có thể sẽ đóng cửa ngân hàng và áp dụng các biện pháp kiểm soát khẩn cấp thị trường vốn. Nước vỡ nợ sẽ bị trừng phạt bằng cách tăng lãi suất trên thị trường vốn hoặc thậm chí là bị từ chối vay…
1_321391
Người dân đụng độ cảnh sát khi biểu tình phản đối
 chính phủ ở Hy Lạp (Ảnh: semancha.com)
Nợ công hiểu đơn giản là món nợ mà đối tượng mang nợ là chính phủ, thông thường chủ nợ là các nhà tài trợ, nhà cho vay nước ngoài. Nợ công gắn liền với quyền và lợi ích của người dân, vì các chính phủ đều đi vay dưới danh nghĩa phục vụ phát triển kinh tế... và trả nợ bằng tiền thuế mà người dân đóng góp.
Tuy nhiên, chính vì là “nợ công” nên ở nhiều nước, nhất là tại các quốc gia có trình độ phát triển còn thấp, người dân chưa hẳn đã cảm thấy sự “sát sườn” của nợ công, món nợ mà đời này vay có khi nhiều đời sau con cháu trả chưa xong.

Từ thời kỳ các vương triều vay mượn quá mức để đầu tư vào các thương vụ đầy tính mạo hiểm, tới sự kiện gần đây khi Argentina không trả được các khoản nợ tới hạn, nhiều quốc gia đã lâm vào tình cảnh phá sản, vật lộn để trả các khoản vay.

Thế kỷ 16, vua Tây Ban Nha Philip II trị vì trải qua bốn lần đất nước vỡ nợ. Hy Lạp và Argentina đã thất hứa với những người, tổ chức nắm giữ trái phiếu chính phủ (Hy Lạp 7 lần, Argentina 8 lần) trong vòng 200 năm qua. Và hầu hết các quốc gia trên thế giới ít nhất từng phá sản một lần. Nhưng chính xác thì điều gì sẽ xảy ra khi một quốc gia không trả được nợ đúng hạn?

Tái cấu trúc?

Theo tờ The Economist, khi một nước không thể trả nợ đúng kỳ hạn, người ta coi nước này đã rơi vào tình trạng vỡ nợ. Nhưng vỡ nợ cấp nhà nước khác nhiều so với phá sản doanh nghiệp bởi sẽ khó khăn hơn rất nhiều để các chủ nợ chiếm hữu lại tài sản của một quốc gia có chủ quyền so với việc chiếm hữu tài sản của doanh nghiệp để giải quyết công nợ (vụ một tàu hải quân không mang vũ khí của Argentina bị giữ ở Ghana trong 10 tuần hồi năm 2012 là một ngoại lệ).

Ở khả năng đầu tiên, để xoa dịu thị trường quốc tế, các nước vỡ nợ có xu hướng tái cấu trúc nợ thay vì đơn giản là từ chối trả nợ. Nhưng cái gọi là “cắt tóc”, khi giá trị ban đầu của trái phiếu (phiếu ghi nợ của chính phủ vỡ nợ) bị giảm đi có thể sẽ rất đau đối với các chủ nợ.

Sau khi không trả được khoản nợ 81 tỷ USD trong năm 2001, Argentina đề nghị được trả 1/3 số nợ - 93% số nợ cuối cùng được chuyển đổi thành cổ phiếu trong năm 2005 và 2010. Nhưng phần còn lại mà chủ nợ là các quỹ đầu tư mạo hiểm và các nhà đầu tư khác, vẫn còn gây tranh cãi. Những chủ nợ dạng này đang chờ để lấy thêm 1,3 tỷ USD tiền lãi tăng thêm. Và khi Hy Lạp vỡ nợ năm 2012, các chủ nợ buộc phải xóa nợ 50%.

Trong các trường hợp ít nghiêm trọng hơn, nhiều nước có thể chọn cách tái cấu trúc nợ bằng cách yêu cầu có thêm thời gian trả nợ. Việc này làm giảm giá trị hiện tại của trái phiếu, có nghĩa là các nhà đầu tư không hẳn là không mất mát gì cả. Một số người cho rằng hiện nay Ukraine đang làm đúng theo kịch bản này để nhằm cân bằng giữa những nhu cầu cấp bách của nền kinh tế xã hội trong nước và nghĩa vụ với các chủ nợ.

Tất nhiên đã vỡ nợ thì quốc gia ấy khó tránh khỏi những khó khăn, rất có thể là cực kỳ nặng nề, đặc biệt là khi quốc gia ấy chưa sẵn sàng cho việc vỡ nợ và kiểm soát không tốt dễ dẫn đến rối loạn.

Những người gửi tiền trong nước, nhà đầu tư nước ngoài, thấy trước sự mất giá của đồng tiền quốc nội, sẽ ào ạt rút tiền khỏi ngân hàng và đưa tiền ra nước ngoài. Để tránh chảy máu và mất giá tiền tệ, chính phủ có thể sẽ đóng cửa ngân hàng và áp dụng các biện pháp kiểm soát khẩn cấp thị trường vốn. Nước vỡ nợ sẽ bị trừng phạt bằng cách tăng lãi suất trên thị trường vốn hoặc thậm chí là bị từ chối vay…

Chưa có quy định rõ ràng

Các tổ chức xếp hạng sẽ ngay lập tức đưa ra cảnh báo đầu tư vào đất nước vỡ nợ. Nhưng lịch sử đã cho thấy, ở hầu hết các quốc gia, các chủ nợ sẽ lại nhanh chóng cho vay miễn là họ đạt được lợi ích mà vì nó họ đã chấp nhận rủi ro.

Hơn nữa, chuyển đổi nợ - các công cụ tài chính đóng vai trò một hình thức bảo hiểm đối với nợ quốc gia và nợ tập đoàn - cho phép các đơn vị cho vay ngăn chặn rủi ro. Nhưng không phải kiểu vỡ nợ nào cũng giống nhau: Argentina lại vỡ nợ trong năm 2014 vì từ chối trả khoản vay 1,3 tỷ USD tiền lãi cho hợp đồng từ năm 2001.

Điều đáng ngại là không có các quy định luật pháp quốc tế hay tòa án nào xét xử chuyện vỡ nợ quốc gia, chính vì thế mỗi vụ vỡ nợ lại có những đặc điểm riêng, tính chất nghiêm trọng khác nhau. Người ta đã đề xuất thêm nhiều quy định mang tính quốc tế, theo The Economist, bao gồm các định chế nhằm ngăn chặn một số ít các chủ nợ “bắt cóc làm con tin” tiến trình phá sản quốc gia nhưng những điều kiện này hoàn toàn phụ thuộc vào quốc gia ban bố quy định.

Sau đề xuất (do Kazakhstan và Việt Nam đưa ra), đã có các khoản vay đi kèm điều kiện này. Các nước khác có thể theo kiện khi có chuyện vỡ nợ xảy ra, nhưng không thể giải quyết các khoản vay trị giá 900 tỷ USD, cấp vốn theo các quy định cũ. Giống như một cuộc ly hôn ồn ào, các cuộc thương lượng giải quyết sau khi một nước không trả được nợ đúng hạn có thể dẫn đến thiệt hại cho các bên liên quan. “Bàn bạc để rồi đưa ra các điều khoản "tiền hôn nhân” kỹ càng hơn không phải là một ý kiến tồi”, tờ The Economist bình luận.

(CafeF)
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn