Đảng Cộng sản VN 'thông minh, tinh tế' hơn ĐCS Pháp ( Chỉ có BBC tiếng Việt mới có cái đề bài nâng bi này )

Thứ Ba, 29 Tháng Năm 20184:15 SA(Xem: 9237)
Đảng Cộng sản VN 'thông minh, tinh tế' hơn ĐCS Pháp ( Chỉ có BBC tiếng Việt mới có cái đề bài nâng bi này )

Đảng Cộng sản VN 'thông minh, tinh tế' hơn ĐCS Pháp


Việt - Pháp Bản quyền hình ảnh Getty Images
Image caption Tổng thống Pháp Emmanuel Macron tiếp Tổng Bí thư ĐCSVN ông Nguyễn Phú Trọng tại Điện Elysee, Paris hôm 27/03/2018

Đảng Cộng sản Việt Nam tỏ ra 'thông minh' và 'tinh tế' hơn đảng bạn ở Pháp và nhờ khả năng 'linh hoạt, thích nghi' được xem là cao hơn sẽ có khả năng tồn tại tốt hơn, theo chia sẻ của một chủ biên tạp chí điện tử chuyên về chính trị và thời sự từ Paris với BBC trong dịp quốc tế đánh dấu 200 năm sinh Karl Marx.

Trong khi đó, theo một nhà nghiên cứu Phật học và tôn giáo từ Vitry-sur-Sein, nếu Đảng Cộng sản Pháp chủ trương 'chiếm chính quyền bằng bạo lực', thì những gì đã xảy ra với các quốc gia cộng sản ở khối Liên Xô và Đông Âu xã hội chủ nghĩa cũ cũng đã xảy ra tại Pháp.

Về tương lai của Chủ nghĩa Cộng sản, một nhà nghiên cứu và nhà báo từ Marne-la-Valée trong dịp này cho rằng chừng nào con người còn có 'ước mơ' về 'bình đẳng', thì lý tưởng này rất khó 'trút bỏ' trong đầu óc nhiều người, tuy chủ nghĩa cộng sản 'có nhiều điểm dở hơn là điểm hay'.

Ai đang muốn đưa Chủ nghĩa Toàn trị trở lại?

Hậu Cộng sản - cuộc chuyển đổi 'chưa có điểm kết'

Nhà văn Vũ Thư Hiên nói về 'Đèn Cù' và Hồ Chí Minh

Tư tưởng Marx 'không phải là già cỗi'

Công lý và phán tòa VN qua hai vụ xử án trong tháng Năm

Trước hết, nhà báo Võ Trung Dung, Tổng biên tập Tạp chí điện tử Châu Á - Thái Bình Dương (Asie - Pacifique Media France) từ Paris đưa ra so sánh giữa hai đảng cộng sản Việt Nam và Pháp:

"Tôi đã sống hai quốc gia là ở Việt Nam và ở Pháp, tôi thấy Đảng Cộng sản Việt Nam rất thông minh và tinh tế hơn là Đảng Cộng sản Pháp, bởi Đảng Cộng sản Việt Nam lúc nào cũng tự chuyển mình, tự điều chỉnh, tự thay đổi, để đáp ứng với tình thế, với những gì tác động ở bên ngoài, để mà tồn tại. Vì vậy Đảng Cộng sản Việt Nam tồn tại đến ngày hôm nay.

Nhà báo Võ Trung Dung (phải) Bản quyền hình ảnh BBC News Tiếng Việt
Image caption Nhà báo Võ Trung Dung (phải) từ Paris so sánh Đảng Cộng sản ở Pháp với Đảng Cộng sản ở Việt Nam ngày nay.

"Ngược lại Đảng Cộng sản Pháp vẫn còn bị 'nhốt' ở trong ý thức hệ của mình, cứng nhắc cho tới ngày hôm nay, họ không biết thay đổi, vẫn dùng những tranh đấu như cách đây vài chục năm, những năm 1940, 1950, 1960, vì vậy Đảng Cộng sản Pháp ngày nay không còn một cán cân nào, không còn một trọng lượng gì ở trong chính trường của Pháp và ngay cả ở châu Âu."

'Cách mạng và sử dụng bạo lực'


Từ Vitry sur Sein, nam Paris, ông Thành Đỗ, Trưởng ban Nghiên cứu Phật học thuộc Học viện Phật giáo Linh Sơn, bình luận về Chủ nghĩa Marx và Đảng Cộng sản tại Pháp nhân dịp này:

"Chủ nghĩa Marx đã có những cái rất hay, rất đúng nhưng cho cái nhìn của một xã hội phương Tây cách đây ít nhất phải là 150 năm... Năm nay là 200 năm sinh của Karl Marx, tôi xin nói là 150 trước, học thuyết của Karl Marx hay lắm, có thể đem đến một số thay đổi vào thời đó, từ chính trị, kinh tế cho đến vấn đề sắp xếp [tổ chức] xã hội.

"Ở châu Âu, bất cứ thời buổi nào, ngay ngày hôm nay cũng vậy, cái lực mà kéo xã hội đi về một hướng nào đó như một tam giác có ba cái đỉnh, một bên là chủ, một bên là thợ và một bên kia là chính quyền.

"Chủ mà mạnh quá - là vào thời của Karl Marx - những người chủ bóc lột thợ rất nhiều, ba lực đó cùng kéo về phía trung tâm ở chính giữa, khi chủ được sự giúp đỡ của chính quyền kéo mạnh quá quyền lợi về hướng của họ, thì ta biết sự việc xảy ra là sẽ có một cuộc cách mạng...

Bản quyền hình ảnh BBC News Tiếng Việt
Image caption Ông Đỗ Thành (phải), nhà nghiên cứu Phật học từ Học viện Phật giáo Linh Sơn tại Paris bình luận về Chủ nghĩa Marx và Đảng Cộng sản tại Pháp.

"Chính quyền và chủ kéo quyền lợi về một hướng, kết quả là những người thợ làm cách mạng, mà lúc đó họ có thêm một vũ khí cực kỳ quan trọng là sự đi theo lý thuyết cộng sản của Karl Marx, tuy vậy tiếc có một điểm là họ sử dụng bạo lực, chính vì vậy có thuyết Marx - Lenin với chiếm chính quyền, ở Pháp chuyện đó không xảy ra, không đáng tiếc lắm.

"Bởi vì tại Pháp, Đảng Cộng sản Pháp không có chủ trương chiếm chính quyền bằng bạo lực, nhưng nếu họ đã chiếm chính quyền bằng bạo lực, thì tất cả những gì đã thấy xảy ra ở những nước cộng sản [Liên Xô, Đông Âu XHCN cũ] cũng sẽ xảy ra tại nước Pháp mà thôi tại vì Đảng Cộng sản Pháp đã có lúc rất mạnh...

Cánh tả 'gặp khó khăn'


Từ Marne-la-Valée, nhà nghiên cứu, nhà báo Nguyễn Văn Huy, cũng trong dịp này chia sẻ về cánh tả tại Pháp ngày nay và tương lai của Chủ nghĩa Cộng sản:

"Cánh tả bên Pháp phải phân biệt là có ba phe, phe cực tả ngày nay lúc nào cũng tồn tại, họ đang chuyển sang một khuynh hướng là vô chính phủ, một phe thiên tả, hoàn toàn tả mà không quá cực, cũng không quá dung hòa, bên pháp gọi là 'La France Insoumise' ngày nay họ có khuynh hướng hơi cực đoan chút xíu, nhưng dù sao cũng đại diện cánh tả.

"Mà cánh tả ngày nay ôn hòa là Đảng Xã hội, bây giờ nhìn lại tình hình nước Pháp, thấy Đảng Xã hội gần như tan rã, tại vì lập trường phúc lợi cho mọi người mà không phải đóng góp gì hết, bắt người giàu phải nuôi mình, thì cái đó không còn ăn khách nữa."

Theo nhà nghiên cứu, nhà báo này, 'phe xã hội' của Pháp hiện đang gặp một số vấn đề, ông giải thích:

p06807n9

Máy của bạn không hỗ trợ nghe xem

TS Nguyễn Văn Huy nói về Chủ nghĩa Toàn trị

"Tức là không thể nào thuyết phục người dân để hy sinh khả năng của mình để nuôi những người mà thấy rằng người đó không đóng góp gì hết. Người ta không chịu nữa, người ta muốn có làm thì mới có ăn, chứ không phải là một người không làm mà vẫn có ăn thì người ta không đồng ý, cũng như nói về vấn đề nhập cư, di dân cũng vậy.

"Còn cánh tả, thiên tả không quá cực đoan, gọi là La France Insoumise, ngày nay là một sự kết hợp tất cả các khuynh hướng cực tả cũ mà bây giờ hơi ôn hòa và những người cực tả bên cánh xã hội, thì tất cả đi vào nhóm này. Nhóm này mục đích thực chất của họ để tạo ra một thế lực để làm đối lập với chính quyền ngày nay và gây tiếng vang, vì nói thẳng là tại nước Pháp này, phong trào khuynh tả vẫn còn mạnh, người ta vẫn còn khuynh hướng xã hội.

"Tức là người ta vẫn còn khuynh hướng xã hội, nhưng xã hội tốt chứ không phải xã hội xấu, nhưng những người làm chính trị lợi dụng danh từ 'công bằng, bác ái', người ta khuyến khích những người khác đòi hỏi những gì quá đáng mà vượt khả năng của một quốc gia thì không được, từ đó mới tìm cách đả kích chính quyền để giành phiếu, tôi nghĩ cái này gần như là Chủ nghĩa dân túy, tôi thấy cái đó không được."

'Tương lai và ước mơ'

Về tương lai của Chủ nghĩa Cộng sản, nhà nghiên cứu, nhà báo này nói tiếp: "Chủ nghĩa Cộng sản ngày nay là một thực tế mà người ta đã trải qua, có những điểm xấu và cũng có những điểm xấu, nhưng mà tôi thấy điểm xấu thì nhiều hơn, nhưng tôi nghĩ không thể nào mà trút bỏ được Chủ nghĩa Cộng sản trong đầu óc nhiều người được.

Bản quyền hình ảnh Getty Images
Image caption Đảng Xã hội Pháp hiện đang suy yếu tới mức gần như 'tan rã', theo giới quan sát chính trị Pháp.

"Tại vì lý tưởng ban đầu đưa ra là con người đều bình đẳng với nhau hết, không có người bóc lột người, thành ra đó là lý tưởng mà ai cũng ước mơ hết, vì trong xã hội nào cũng có bóc lột hết, không phải là bóc lột bắt làm nô lệ, nhưng người này có khả năng cao hơn thì bắt làm nhiều hơn, nhưng không trả công xứng đáng, cái đó có thể hiểu là bóc lột...

"Trong tương lai, tâm lý chống lại việc lạm dụng quá đáng quyền của người lao động, hoặc trục lợi quá đáng tại những quốc gia để làm giàu cho mình, thì những tư tưởng của Karl Marx lúc đầu vẫn còn, tức là làm sao tạo ra một xã hội bình đẳng giữa con người với con người, không có giai cấp, đó mới là quan trọng.

"Và tôi nghĩ đó chỉ là một ước mơ rất khó thực hiện, nhưng người ta vẫn có quyền ước mơ," TS. Nguyễn Văn Huy nói với BBC từ Marne-la-Valée, miền nam Paris.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn