Cùng là thỏa thuận hạt nhân, tại sao ông Trump cứng với Iran nhưng lại mềm với Triều Tiên?

Thứ Tư, 09 Tháng Năm 20185:34 SA(Xem: 4772)
Cùng là thỏa thuận hạt nhân, tại sao ông Trump cứng với Iran nhưng lại mềm với Triều Tiên?

Việc tổng thống Mỹ Donald Trump rút khỏi thỏa thuận hạt nhân Iran từ thời người tiền nhiệm Obama đã khiến thế giới lo ngại về tương lai của cam kết hạt nhân Mỹ - Triều Tiên trong thời gian tới.

Sự trái ngược trong cách tiếp cận vấn đề hạt nhân của ông Trump đối với 2 quốc gia sở hữu hạt nhân (Iran và Triều Tiên) đã trở thành thách thức ngoại giao lớn nhất dưới thời kì cầm quyền của ông Trump.

Chính tổng thống Mỹ đương nhiệm đã nêu mối liên quan giữa hai quốc gia kể trên. Đứng trước các đại biểu có mặt trong khán phòng, ông Trump tự hào tuyên bố: "Mối quan hệ [giữa Mỹ và Triều Tiên] đang được vun đắp. Tôi hi vọng thỏa thuận hạt nhân sẽ được kí kết."

Và sau đó, ông Trump tiết lộ rằng Tân Ngoại trưởng Mike Pompeo đã khởi hành tới châu Á để gặp mặt các quan chức cấp cao Triều Tiên, với mục tiêu chuẩn bị cho cuộc họp thượng đỉnh giữa ông Trump và nhà lãnh đạo Kim Jong Un.

Theo CNN, ông Trump rất "khao khát" có một bản thỏa thuận hạt nhân của chính mình. Nhưng đây cũng là điều khiến ông "đi vào vết xe đổ" của người tiền nhiệm Obama. Trước đây, ông Trump đã bày tỏ quan điểm chỉ trích ông Obama quá nhẹ tay với Iran, dẫn tới kí kết một thỏa thuận hạt nhân bất lợi cho Mỹ và tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho Tehran.

Nhiều quan chức Mỹ nhận định, ông Obama đã kí kết thỏa thuận với Iran để tạo dấu ấn trong nhiệm kì của mình, và họ lo ngại rằng ông Trump cũng đang làm điều tương tự với vấn đề Triều Tiên.

Tổng thống Trump: Thỏa thuận hạt nhân Iran là điều khủng khiếp

Ông Trump một mực khẳng định sẽ không kí kết bất kì thỏa thuận nào tương tự như bản Kế hoạch Hành động Chung toàn diện (JCPOA) với sự có mặt của Mỹ cùng các quốc gia đồng minh. Ông Trump nhắc lại nhiều lần cam kết rút khỏi thỏa thuận và đưa Mỹ rời khỏi bàn đàm phán.

John Holton, tân cố vấn an ninh quốc gia Mỹ nhận xét: "Tôi nghĩ rằng ông Trump muốn gửi thông điệp nghiêm túc tới Triều Tiên. Khi muốn loại trừ hoàn toàn mối hiểm họa từ việc phát triển công nghệ hạt nhân, chúng ta cần phải giải quyết vấn đề triệt để ở mọi mặt. Thỏa thuận hạt nhân Iran không làm được điều đó. Thỏa thuận mới với Triều Tiên sẽ tạo nên sự khác biệt."

Thỏa thuận hạt nhân Iran và Triều Tiên

Xét trên nhiều phương diện, phi hạt nhân hóa hoàn toàn Triều Tiên khó khăn hơn nhiều việc thuyết phục Iran đóng băng chương trình hạt nhân.

Cả hai quốc gia đều theo đuổi mục tiêu hạt nhân trong nhiều năm, nhưng tới thời điểm hiện tại, Triều Tiên đã có kho vũ khí vượt trội. Triều Tiên tự khẳng định rằng đang sở hữu đầu đạn hạt nhân, trong khi Iran nói nước này chỉ phát triển hạt nhân vì mục đích dân sự.

Ngoại trừ việc "phi hạt nhân hóa hoàn toàn", ông Trump không tiết lộ chi tiết về các yêu cầu khác của ông với Triều Tiên. Nhưng rõ ràng, so với Iran, giám sát và thanh tra Bình Nhưỡng trong việc tiêu hủy toàn bộ kho vũ khí và các cơ sở sản xuất hạt nhân tốn kém và khó khăn hơn rất nhiều.

Trong bài phát biểu của mình, ông Obama không một lần nhắc tới người tiền nhiệm Obama.

Ngược lại, khi nêu ra quan điểm của mình vào ngày 8/5, ông Obama cũng không nhắc tới ông Trump một cách trực tiếp mà tuyên bố rằng: "Việc phá bỏ các thỏa thuận Washington từng tham gia kí kết khiến uy tín của Mỹ bị ảnh hưởng nghiêm trọng và đặt Mỹ vào thế đối đầu với các cường quốc lớn trên thế giới."

Rút khỏi thỏa thuận hạt nhân, ông Trump hứng chịu chỉ trích từ những người ủng hộ chính quyền thời ông Obama và từ những đồng minh khác trên thế giới.

Nhiều chuyên gia tỏ ra quan ngại về tương lai của thỏa thuận hạt nhân Triều Tiên.

Tony Blinken, cựu cố vấn quốc gia từng tham gia đàm phán thỏa thuận hạt nhân năm 2015, bày tỏ: "Xét tới việc ông Trump hủy bỏ thỏa thuận kể cả khi Iran và các nước khác tuân thủ rất chặt chẽ, liệu ông Kim Jong Un có còn tin tưởng vào ông Trump nữa hay không?"

"Vì lí do đó, ông Trump cần phải chuẩn bị một thỏa thuận tốt hơn với Triều Tiên. Liệu ông Trump có thể buộc Triều Tiên đóng cửa tất cả các cơ sở sản xuất hạt nhân hay không? Liệu ông Trump có thể đưa các thanh sát viên tới Triều Tiên như đã từng đưa tới Iran hay không? Tôi không nghĩ như vậy."

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn