Giải mã ChatGPT: Vì sao có cơn sốt Chatbot ở Việt Nam và trên thế giới?

Thứ Năm, 16 Tháng Hai 20233:00 SA(Xem: 1651)
Giải mã ChatGPT: Vì sao có cơn sốt Chatbot ở Việt Nam và trên thế giới?

chatgpt

Nguồn hình ảnh, Getty Images

Chụp lại hình ảnh,

Trí tuệ con người và trí tuệ nhân tạo- bên nào giỏi hơn?

ChatGPT, công cụ trí tuệ nhân tạo tương tác với người dùng đang là một hiện tượng trên toàn cầu, trong đó Việt Nam không phải là ngoại lệ.

Dù chưa khả dụng tại Việt Nam mà mới chỉ có thể sử dụng ở một số quốc gia như Mỹ, Anh, Pháp, Đức…chatbot này đã gây ra cơn sốt trong số đông đảo người dùng Internet và mạng xã hội tiếng Việt.

Đa số thử nghiệm ChatGPT bằng tiếng Anh rồi dịch các nội dung trả lời của chatbot sang tiếng Việt qua GoogleTranslate.

Bài viết này tổng hợp các nguồn tin đánh giá ChatGPT trên thế giới và hiện tượng Hỏi gì đáp nấy với người dùng tiếng Việt.

Hàng triệu người dùng

Được phát hành vào ngày 30/11/2022, ChatGPT đã thu hút hơn một triệu người dùng trong vòng chưa đầy một tuần.

Chỉ sau 40 ngày ra mắt, siêu AI này đã đạt 10 triệu người dùng mỗi ngày, con số mà Instagram đã mất đến 355 ngày mới đạt được.

Đây là dự án được phát triển bởi OpenAI, một công ty nghiên cứu trí tuệ nhân tạo có đội ngũ sáng lập bao gồm tỷ phú công nghệ Elon Musk.

ChatGPT là sản phẩm mới nhất trong một loạt AI mà công ty này gọi là GPT, viết tắt của Generative Pre-Trained Transformer.

Để phát triển hệ thống do AI hỗ trợ này, phiên bản ban đầu đã được đào tạo thông qua các cuộc trò truyện với người thật.

Hệ thống cũng đã được tinh chỉnh thông qua việc truy cập dữ liệu của Twitter, theo một tweet từ Elon Musk, người hiện không còn là thành viên hội đồng quản trị của OpenAI.

Open AI cho biết họ "háo hức thu thập phản hồi của người dùng để hỗ trợ sản phẩm vẫn đang được phát triển của chúng tôi nhằm cải thiện hệ thống này".

Nhưng công ty cảnh báo rằng ChatGPT có thể đưa ra các câu trả lời có vấn đề và thể hiện hành vi thiên vị.

Trên thực tế, nhiều người dùng thử đã có ấn tượng mạnh với ChatGPT. Giám đốc điều hành của OpenAI, Sam Altman đã tiết lộ mức độ quan tâm đến chatbot này trên trang Twitter cá nhân.

Nguồn hình ảnh, Getty Images

Định dạng trò chuyện của ChatGPT cho phép AI trả lời "các câu hỏi được đặt ra, thừa nhận sai lầm của mình, thách thức những tiền đề không chính xác và từ chối các yêu cầu không phù hợp"

Một nhà báo của trang tin tức công nghệ Mashable, người đã dùng thử ChatGPT cho biết rất khó để kích động AI nói ra những điều xúc phạm.

Mike Pearl đã viết rằng trong các thử nghiệm của riêng anh, "hệ thống tránh điều cấm kỵ của ChatGPT khá toàn diện".

Tuy nhiên, OpenAI cảnh báo rằng "ChatGPT đôi khi viết ra những câu trả lời nghe có vẻ hợp lý nhưng không chính xác hoặc vô nghĩa".

BBC cũng đã thử nghiệm bằng cách đặt một vài câu hỏi ngắn gọn cho bài viết này, ChatGPT tỏ ra thận trọng và cho biết mình là một người trả lời phỏng vấn có khả năng diễn đạt rõ ràng và chính xác bằng tiếng Anh.

Chúng tôi hỏi: “Bạn có nghĩ rằng bạn AI sẽ đảm nhận công việc của những người làm nghề viết lách không?”

“Không” - nó lập luận rằng "Các hệ thống AI như tôi có thể giúp người viết bằng cách cung cấp các đề xuất và ý tưởng, nhưng cuối cùng thì người viết là con người để tạo ra sản phẩm cuối cùng".

Khi được hỏi tác động tới xã hội của các hệ thống AI như chính ChatGPT là gì, chatbot này cho biết việc này là "khó dự đoán".

“Bạn đã được học về dữ liệu Twitter?” ChatGPT trả lời rằng không biết.

Chỉ khi BBC đặt câu hỏi về HAL, một nhân vật AI phản diện trong bộ phim ra mắt năm 2001, ChatGPT mới có vẻ gặp rắc rối.

Mặc dù đó rất có thể đây chỉ là một lỗi ngẫu nhiên – điều có lẽ không có gì đáng ngạc nhiên, với khối lượng sử dụng lớn như vậy.

Nguồn hình ảnh, OPENAI/BBC

Chụp lại hình ảnh,

Một câu hỏi mà ChatGPT từ chối trả lời - hoặc có thể chỉ là một lỗi

Mối đe dọa việc làm

Khả năng trả lời câu hỏi của ChatGPT khiến một số người dùng tự hỏi liệu nó có thể thay thế Google hay không.

Những người khác băn khoăn liệu các nhà báo có mất việc hay không. Emily Bell của Trung tâm báo chí kỹ thuật số Tow lo lắng rằng độc giả có thể bị mê hoặc bởi "chuyện không có thật".

Theo chuyên gia Carly Kind tại Viện Ada Lovelace (Anh), những công cụ AI như ChatGPT đặt ra nhiều nguy cơ về đạo đức và xã hội.

Trong số các vấn đề tiềm ẩn mà bà Kind lo ngại là AI có thể tạo ra thông tin sai lệch hoặc "làm gián đoạn các tổ chức và dịch vụ hiện có - chẳng hạn như ChatGDT có thể bị lợi dụng để viết đơn xin việc, bài luận ở trường hoặc đơn xin trợ cấp".

Cũng có những câu hỏi xung quanh việc vi phạm bản quyền "và cũng có những lo ngại về quyền riêng tư, vì các hệ thống này thường kết hợp dữ liệu được thu thập một cách phi đạo đức từ người dùng internet", bà Kind nói.

Tuy nhiên, bà cũng cho rằng ChatGPT cũng có thể mang lại "những lợi ích xã hội thú vị và chưa được biết đến".

Nguồn hình ảnh, Getty Images

Chụp lại hình ảnh,

ChatGPT mang lại lo ngại sẽ khiến những người làm nghề viết lách thất nghiệp

Viết trên trang TechAsia hồi tháng 12/2022, Sau Sheong Chang đã đặt câu hỏi “chúng ta có tin được ChatGPT hay không””

Tác giả này từ Singapore thử hỏi ChatGPT “Bạn có phải là ChatGPT hay không” và nhận được câu trả lời “Tôi là trợ lý” (Assistant).

Chưa hết, công cụ này còn nói nó không hề dựa trên nền tảng GPT-3.5.

Điều này đặt ra câu hỏi cho bên chế tạo ra sản phẩm trên, khi mà nó không nhận nó là như vậy, hoặc chatbot này không được dạy bởi OpenAI?

Sau Scheong Chang nói, như thế thì ChatGPT có đáng tin là nói sự thật không.

Dù vậy, cây bút này cho rằng đây là một “sự phát triển thú vị” và trước mắt ChatGPT xem ra chưa “giành việc làm của bạn, nhưng ai dám chắc về ngày mai? (Tomorrow? Who knows)”.

Cơn sốt ở Việt Nam và trong cộng đ̣ồng tiếng Việt

Hiện tại, Chat GPT vẫn chưa khả dụng tại Việt Nam, mà mới chỉ có thể sử dụng ở một số quốc gia như Mỹ, Anh, Pháp, Đức…

Nhiều người dùng ở Việt Nam đã đổi VPN, thuê số điện thoại ở nước ngoài để được trải nghiệm sớm siêu AI này.

Tuy thế, cuộc tranh luận về ChatGPT cũng xuất hiện nhiều trên các trang Facebook của người Việt ở Âu Mỹ, châu Á.

Nguồn hình ảnh, Ảnh chụp màn hình
Ảnh chụp màn hình

Vì chưa được hỗ trợ tiếng Việt, nên những câu trả lời với những yêu cầu viết bài văn tả mẹ, hay con chó màu vàng của ChatGPT khá ngô nghê...

Trên trang Facebook của nhà báo Hoàng Tư Giang đã chia sẻ về công cụ này như sau:

“ChatGPT, sản phẩm của OpenAI, đã bắt đầu làm mưa làm gió trên thế giới sau thời gian ngắn được đưa vào sử dụng. Nó thông minh đến mức không thể tin được. Chỉ cần một số từ khóa, nó sẽ viết cho những bài diễn văn, bài báo, thông cáo báo chí, tiểu luận, thư,… trong vòng vài chục giây.

Không hiểu ChatGPT sẽ phát triển hay tàn phá tư duy và sức lao động của con người đây?

Tôi nghĩ nó thiên về vế phát triển.”

Chuyên gia IT Đào Trung Thành thì viết về về việc mọi người bị chia rẽ về quan điểm với ChatGPT.

Bài viết có đoạn:

Một số người cho rằng GPT “hay ho” hoặc “thú vị”, "vạn năng" trong khi những người khác nói rằng nó "sai lầm", “kỳ quặc” và “điên rồ”. Nhưng tôi tán thành quan điểm có cả hai mặt trong việc sử dụng AI. Quan trọng là chúng ta tận dụng những ưu điểm và phát hiện, tránh những điểm hạn chế của chatbot nổi tiếng thế giới này.

Chuyên gia này chỉ ra rằng, trong kỳ thi MBA của đại học Wharton, ChatGPT vượt qua với số điểm B theo thang đánh giá.

Các giáo sư luật tại Đại học Minnesota đã cho ChatGPT thử làm các câu hỏi tốt nghiệp. Trong tất cả các bài kiểm tra, công cụ AI đều có thể đạt điểm C+, tức là ở mức trung bình. Ngoài ra, trong một bài báo khác, giáo sư Christian Terwiesch của Wharton đã phát hiện ra rằng ChatGPT đã vượt qua kỳ thi quản trị kinh doanh của trường với điểm từ B- đến B. Như vậy, ChatGPT có thể giúp một sinh viên không cần học hành gì cũng có thể vượt qua kỳ thi!

ChatGPT đã bị cấm tại các trung tâm giáo dục trên toàn cầu như ở các trường công lập ở New York, các trường đại học ở Úc. Giada Pistilli, nhà đạo đức học chính tại Hugging Face, giải thích thách thức mà các cơ sở giáo dục gặp phải với ChatGPT:

“Thật không may, hệ thống giáo dục dường như buộc phải thích nghi với những công nghệ mới này. Tôi nghĩ đó là một phản ứng có thể hiểu được, vì chưa có nhiều việc được thực hiện để dự đoán, giảm thiểu hoặc xây dựng các giải pháp thay thế nhằm giải quyết các vấn đề về AI có thể xảy ra. Các công nghệ đột phá thường yêu cầu giáo dục người dùng bởi vì hông thể đơn giản là ném AI vào mọi người một cách không kiểm soát được.”

Tôi tán thành phát biểu của thần đồng Đào Triết Hiên (Terence Tao), thiên tài toán học của Mỹ gốc Trung Quốc: "Về lâu dài, chống lại điều này dường như là vô ích; có lẽ những gì chúng ta cần làm với tư cách là giảng viên là chuyển sang chế độ kiểm tra Open book, Open AI.

Trang web về giáo dục Nam Lê's Liberal trên Facebook thì viết:

"ChatGPT đang được cho là “túi khôn” chứa văn minh nhân loại đông tây kim cổ. Nhưng để tranh luận với Nam Le’s Liberal thì cũng có lúc phải nhận sai nhé, bốc phét chém gió khoa học gặp đúng PhD rồi nhé...

Mình cho rằng chatgpt được huấn luyện bởi rất nhiều tập dữ liệu của cánh tả, nhưng cũng rất Liberal (trung dung) nhìn đa chiều. Tuy nhiên cũng rất nhạy cảm khi nói đến các chủ đề racism, feminism…"
Woman

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn