Giải Nobel: Vinh quang, cay đắng và những điều... "khuất tất"

Thứ Tư, 04 Tháng Giêng 20233:00 CH(Xem: 1145)
Giải Nobel: Vinh quang, cay đắng và những điều... "khuất tất"

Cũng giống như tấm huy chương lúc nào cũng có mặt trái. Giải thưởng Nobel, một giải thưởng cao quý nhất cho các nhà khoa học trong suốt chặng đường lịch sử của mình cũng có không ít điều khuất tất.

Vì sao có người từ chối nhận và phản đối giải Nobel?

Ngoài những trường hợp do áp lực chính trị, đặc biệt trong thời thế chiến II, thì trong lịch sử giải Nobel cũng có những nhà khoa học chủ động từ chối nhận giải thưởng cao quý này. Năm 1964, nhà văn học hiện sinh Jean Paul Sartre đã từ chối nhận giải Nobel văn học với lí do không cho phép chính bản thân mình hóa thành một thể chế dù đó là một nơi vinh quang nhất. Tới năm 1973, nhà hoạt động chính trị Việt Nam Lê Đức Thọ cũng từ chối nhận giải Nobel Hòa bình vì lúc bấy giờ Tổ quốc chưa thực sự được hòa bình.

Bên cạnh những trường hợp từ chối giải Nobel chính thức như trên cũng còn rất nhiều những đồn đoán thực hư về việc các nhà khoa học lừng danh từ chối nhận giải thưởng này vì việc trao giải không công bằng. Trong số đó có nhà khoa học đại tài Nikola Tesla. Ông là người đã phát minh ra một số thiết bị điện, mà không ít đồng nghiệp thường sao chép lại ý tưởng của ông. Trong cuộc đời kéo dài 86 năm, Tesla đã nhận được 800 bằng sáng chế.

Giải Nobel cũng như tấm huy chương hai mặt!

Năm 1915, theo tin đồn trên các phương tiện thông tin cho biết, Tesla đã từ chối nhận giải Nobel Vật lý cùng với Thomas Edison. Vì ông cho rằng, chính Edison đã khai thác rất nhiều các công trình nghiên cứu của ông. Được biết, trước đấy Tesla đã gặp Edison tại Mỹ và làm việc trong phòng thí nghiệm của Edison. Ông được giao nhiệm vụ cải tiến các máy dòng điện trực tiếp, thậm chí trong một số trường hợp ông còn vượt xa so với phát minh của Edison. Tuy nhiên, Edison luôn phủ nhận công lao của Tesla, cuối cùng ông phải rời bỏ công ty và chết khi “không một xu dính túi” vào năm 1943.

Khác với trường hợp Tesla, nhà khoa học nữ Elsie Rosalind Franklin, dù đã đóng góp phát hiện ra cấu trúc xoắn kép DNA nhưng lại không được công nhận. Cô mất vào năm 1958, 4 năm sau James Watson được nhận giải Nobel về Sinh lý học. Người ta cho rằng, chính James Watson đã đánh cắp bức ảnh nhiễu xạ tia X trong DNA của Franklin để giải thích DNA. Bằng chứng trong các bài báo xuất bản trên Nature, công trình của Franklin chỉ đứng thứ ba và lại theo nghĩa ám chỉ đóng góp cho giả thuyết của hai nhà khoa học Watson và Crick.

40517-iai-thuong-nobelẢnh: huongque.de

Những khuất tất đằng sau giải Nobel thậm chí đã dẫn đến việc kiện tụng. Đó là trường hợp của nhà y học nổi tiếng là Tiến sĩ Rongxiang Xu. Người được cho là cha đẻ của khoa học tái tạo tế bào gốc ở người. Những nghiên cứu về khả năng tái sinh tế bào của ông từ năm 1984 đã được ứng dụng chữa bỏng cho hơn 20 triệu người ở 73 quốc gia trên toàn thế giới. Ông Rongxiang Xu đã nghi ngờ tính không trung thực và công bằng trong đánh giá của Hội đồng trao Giải Nobel và đâm đơn kiện.

Đơn kiện của tiến sĩ Xu đã bác bỏ công trình nghiên cứu của hai nhà khoa học Shinya Yamanaka (Nhật) và John Gurdon (Anh) đoạt giải Nobel Y học 2012, mà theo đánh giá của Hội đồng Nobel là nghiên cứu tái lập trình (hay tái tạo) tế bào gốc của con người của các ông tạo ra một cơ hội mới để nghiên cứu các bệnh, phát triển các phương pháp tầm soát và liệu pháp trị bệnh mới.

Phía Hội đồng Nobel đã từ chối bình luận về những tin đồn dạng như trên và kể cả những thông tin khác liên quan đến việc từ chối hay phản đối trao giải Nobel. Hội đồng lập luận rằng, những người từ chối nhận giải Nobel là vô lý và họ chỉ có thể từ chối khi đã công bố người chiến thắng.

Giải Nobel thời hiện đại và những bất cập

Cùng với những ý kiến chỉ trích Giải Nobel không phải lúc nào cũng công bằng, còn có quan điểm cho rằng, cách đánh giá truyền thống của Giải Nobel không còn phù hợp trong xu hướng hợp tác, đa dạng và liên ngành nghiên cứu khoa học hiện nay.

Chẳng hạn trong năm 2011, Giải Nobel Vật lý được trao cho hai nhà khoa học Mỹ Saul Perlmutter và Adam Riess cùng với nhà khoa học Brian Schmidt mang hai quốc tịch Mỹ - Úc đã được trao giải Nobel Vật lý năm 2011 nhờ những nghiên cứu của họ về siêu tân tinh.

Tuy nhiên, theo ông Martin Rees, nguyên lãnh đạo Học viện Khoa học Hội hoàng gia Anh và là nhà thiên văn học cho biết, cả ba nhà thiên văn được Giải Nobel 2011 làm việc trong hai nhóm. Vấn đề là Ủy ban Nobel chỉ hạn chế trao giải cho không quá ba cá nhân. Giải sẽ công bằng hơn nếu được thực hiện chung cho tất cả các thành viên của hai nhóm.

Cùng quan điểm, Roger Davies, một giáo sư vật lý thiên văn tại Đại học Oxford ở Anh, lưu ý rằng, hai đội nghiên cứu của ba nhà thiên văn học trên gồm những chuyên gia về kỹ thuật quan sát, đo đạc, phân tích dữ liệu và cũng như rút ra kết quả từ tất các kỹ năng này. Những người được giải Nobel chỉ là nhóm trưởng, tuy chỉ đạo việc nghiên cứu nhưng đạt được kết quả lại đòi hỏi mỗi thành viên trong có những đóng góp sáng tạo.

Trước đó, trong năm 2008, tại Pháp nhiều người đã công khai phản đối Hội đồng Nobel khi Jean-Claude Chermann, người đóng vai trò quan trọng trong việc phát hiện ra virus HIV, không được nhận giải trong khi đó ông đã cùng làm việc với hai nhà khoa học đoạt giải Nobel Y học năm đó là Luc Montagnier và Françoise Barré-Sinoussi.

Biên tập viên Roger Highfield của Tạp chí Khoa học Newscientist đánh giá, sự hợp tác với quy mô lớn đang trở thành một xu hướng tất yếu trong khoa học hiện đại. Những đột phá khoa học thời nay được đến từ hàng chục thậm chí hàng trăm cá nhân trong những tập thể lao động, và sự hỗ trợ của nhiều tiểu ngành khoa học khác nhau. Vậy vấn đề chỉ trao cho ba cá nhân có đạt được công bằng hay không?

Ngoài ra còn có quan điểm cho rằng, việc trao giải Nobel không được trao cho các ngành khoa học khác như công nghệ dầu khí, nhựa, thuốc trừ sâu... là những ngành khoa học cực kỳ hữu ích cho xã hội, là một sự ưu đãi sai lệch của Ủy ban xét giải Nobel.

Các nhà khoa học đề xuất, trong bối cảnh ranh giới giữa các ngành khoa học khá mờ nhạt, ngày càng trở nên đa ngành thì Ủy ban xét giải Nobel nên giới thiệu các danh mục đóng góp khoa học mới và thay đổi hàng năm cho phù hợp
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn