MADE IN AMERICA – SỰ THẬT VỀ NĂNG SUẤT CÔNG NGHIỆP MỸ

Thứ Năm, 15 Tháng Ba 20183:30 SA(Xem: 5250)
MADE IN AMERICA – SỰ THẬT VỀ NĂNG SUẤT CÔNG NGHIỆP MỸ
“Các nước khác đang cướp việc làm của người Mỹ,” “Các doanh nghiệp Mỹ đang thua thiệt và thua lỗ,” “Nothing is made in America anymore” (Chẳng có hàng hóa gì được sản xuất ở Mỹ nữa).

Đó là những gì Donald Trump nói. Nhưng sự thật là gì? Hoàn toàn ngược lại. Là một nhà conservative (cánh hữu), tôi không thể không bất bình với những phát biểu thiếu hiểu biết và vô kiến thức của những bạn cánh hữu khác. Giờ nói gì quá dễ, muốn biện hộ thì cần số liệu và bằng chứng. Sau đây là những thực tế về ngành công nghiệp sản xuất ở Mỹ.

1. Sản xuất công nghiệp là ngành lớn nhất trong nền kinh tế Mỹ. Chiếm $2 nghìn tỷ USD mỗi năm, tầm 11% GDP – sau ngành dịch vụ và chuyên nghiệp. Nguồn: Trading Economics. https://goo.gl/g6YFjM
2. Việc làm ngành sản xuất đứng thứ 2, chiếm 19%. Các việc làm bị mất được chuyển đổi sang việc làm trí thức thay vì lao động tay chân.
3. Tổng sản lượng đầu ra của ngành công nghiệp Mỹ đang ở đỉnh cao với chỉ số Index Real Out ở điểm 119. Nguồn: FED St Louis. https://goo.gl/ZhnYee

Các doanh nghiệp sáng tạo và cải tiến như Apple, Microsoft hay Adobe không bao giờ phàn nàn hay than phiền về “cạnh tranh không lành mạnh” hay “bán phá giá.” Vì họ biết mấy cái đó hoàn toàn vô căn cứ. Cũng chẳng ai phàn nàn về Trung Quốc, vì để phát triển tối đa họ phải tận dùng tài nguyên và nguồn lực ở mọi nơi.

Khi công nghệ càng phát triển thì các nhà máy cần càng ít nhân công. Vì thế mà lương càng cao vì năng suất càng tăng. Mục đích của doanh nghiệp là tạo lợi nhuận, mục đích của kinh tế là tạo sản lượng và giá trị. Việc làm chỉ là công cụ.

Vậy ai là những người kêu gọi thuế mậu dịch, kêu gọi bảo hộ và than phiền về “cạnh tranh không lành mạnh?” Đó không phải là các doanh nghiệp Mỹ cạnh tranh hay sáng tạo, mà đó là những doanh nghiệp có lịch sử cấu kết và vận động hàng lang lâu đời. Thay vì cải tiến công nghệ và sáng tạo, họ lại muốn sử dụng chính quyền để trích lợi ích. Đó là tư bản cấu kết. Nguồn: Forbes https://goo.gl/ebLqu2

Thật nực cười khi Obama trợ cấp doanh nghiệp, chúng ta gọi đó là tư bản thân tộc. Nhưng khi Trump bảo hộ một ngành và ép các ngành khác phải gánh chịu chi phí, họ gọi đó là yêu nước. Ngành thép của Mỹ sử dụng 150,000 người lao động. Nhưng những ngành sử dụng thép – như sản xuất xe, công nghiệp, công nghệ, nước uống – lại sử dụng đến 7 triệu việc làm.

Trợ cấp và bảo hộ 150,000 việc làm và gây thiệt hại cho 7 triệu, đó chưa bao giờ là giải pháp tối ưu mà là cấu kết chính sách. Đó theo lời của Bastiat là Ngụy Biện Kính Vỡ. Thấy một nhưng không thấy hai. Thấy cái lợi ích của một nhóm người nhưng quên lợi ích của hàng triệu người khác. Vậy công bằng ở chỗ nào?

Nói thì hãy đưa ra số liệu và bằng chứng. Còn không thì đó là mị dân hoặc giả dối. Giờ bạn có thể không tin tôi, nhưng bạn có tin những nhà bình luận và tổ chức cánh hữu hàng đầu không – CATO, Heritage, American Enterprise Institute, Forbes, Ben Shapiro, Mark Levin, Art Laffer và các CEO của những công ty hàng đầu. Hãy tìm hiểu trước khi nhận xét.

Ku Búa @ Cafe Ku Búa

28870290_583089498708757_1942196696721129472_n

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn