Sự độc hại của giới học giả cực tả

Thứ Hai, 12 Tháng Chín 20226:00 SA(Xem: 2219)
Sự độc hại của giới học giả cực tả

06 

Bà Uju Anya, Tiến sĩ (Expectedly, her research focus is language and Critical Race Theory), đang làm việc tại Carnegie Mellon University, là tâm điểm của giới học thuật thế giới và một số trang tin giả Việt Nam gần đây. Bà viết như thế này trên Twitter của mình:

“Tôi nghe rằng trưởng quốc của một đế chế trộm cắp, hiếp dâm, và diệt chủng cuối cùng cũng toi đời.

Mong bà ta chết một cách thê thảm”.

***

Dòng tweet này đang được một số nhóm tại Việt Nam dùng làm minh chứng cho tính “thẩm quyền” của thông tin từ một “minh chứng sống” của tội ác của Đế quốc Anh.

Dù mình không có bào chữa gì cho chủ nghĩa đế quốc nói chung, mình cảm thấy lạ là bà này quá trẻ để thật sự trải nghiệm thời hoàng kim của chủ nghĩa Đế quốc Anh (từ thế kỷ 18 đến giữa thế kỷ 19), và từ đó tạo cơ sở căm hận nước Anh lẫn Nữ hoàng Elizabeth II đến vậy.

***

Tìm hiểu một chút, và cũng theo chính giải thích của bà này, thì thật ra bà ta sinh ra và lớn lên ở thời điểm Nigeria đã được trao trả hoàn toàn độc lập (!).

Vấn đề là bà này là người Igbo, một nhóm sắc tộc đòi ly khai khỏi Nigeria từ năm 1967. Phong trào ly khai biến thành phong trào đòi độc lập bằng vũ lực và từ đó là việc thành lập một nhà nước mới ở thời điểm đó.

Phong trào đòi ly khai không được quốc tế nói chung công nhận. Tuyên bố ly khai đơn phương của Biafra đều bị Đại hội đồng lẫn Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc (bao gồm cả hai cực của Chiến tranh Lạnh) phản đối.

Quan trọng nhất, cả hai quốc gia khác ý thức hệ là Vương quốc Anh lẫn Liên Xô, hỗ trợ tài chính và vũ khí cho chính quyền trung ương Nigeria trong cuộc chiến này (chứ không phải chính quyền Hoàng gia Anh dựng nên chính quyền Nigeria rồi điều khiển nó gì cả).

Đột nhiên, một cuộc chiến ly khai nơi các tộc người tại Nigeria tàn sát lẫn nhau, với chính quyền trung ương Nigeria được công nhận đơn giản vì họ là chính quyền hợp pháp trong pháp luật quốc tế tại thời điểm đó, lại trở thành lỗi của chủ nghĩa đế quốc của Vương quốc Anh, vốn đã không còn tồn tại ở Nigeria. (Mình bảo lưu các vấn đề nhân đạo trong cuộc chiến này - không bàn tới ở đây)

Và một sự kiện gần như không liên quan gì như thế này lại được dùng để lý giải cho những lời xúc phạm một cách thô thiển như vậy.

***

Hiển nhiên, bà Uju Anya có quyền tự do của bà trong phát ngôn, nhưng ở đây cần chỉ những điểm vô lý về mặt lịch sử và pháp luật quốc tế khi bà này sử dụng “đau thương cá nhân” của mình do chính phủ trung ương Nigeria gây ra, rồi lại chỉ trích thù hận lãnh đạo một quốc gia… khác khi họ vừa mất.

Đau khổ của bà Uju Anya không được gây ra vì chủ nghĩa đế quốc của Vương Quốc Anh.

Cũng hài hước là, tại thời điểm đó, Hoa Kỳ cũng có ủng hộ đối với chính quyền trung ương Nigeria, nhưng bà Uju Anya thì lại đang sống - làm việc ở đây và cũng không có động thái chỉ trích gì họ.

[Hiện nay có một số tin giả tại Việt Nam bảo rằng bà này bị sa thải. Tuy nhiên điều này không chính xác. Đây là thông cáo duy nhất của trường đưa ra đến thời điểm này:

“Free expression is core to the mission of higher education, however, the views she shared absolutely do not represent the values of the institution, nor the standards of discourse we seek to foster.”

NGUYỄN QUỐC TẤN TRUNG 11.09.2022

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn