Nguồn gốc loài người: Người Khôn Ngoan thành công hơn người Neanderthal

Chủ Nhật, 18 Tháng Ba 20182:00 CH(Xem: 9029)
Nguồn gốc loài người: Người Khôn Ngoan thành công hơn người Neanderthal
nghiencuulichsu.com

neanderthal-human.jpg

Lê Quỳnh Ba biên tập

Theo phim BECOMING HUMAN,

Viết, sản xuất và chỉ đạo bởi: Graham Townsley

 HHMI  (Howard Hughes Medical Institute)

Loài Người, không còn nghi ngờ gì nữa, là loài thông minh nhất trên Trái Đất. Tuy nhiên chúng ta có gốc gác từ  Khỉ Hình Người. Hàng triệu năm trước tổ tiên chúng ta là Khỉ Hình Người, sống ở châu Phi. Chúng ta tiến từ đó cho đến nay như thế nào. Chuyện gì đã xảy ra ? Điều gì đưa chúng ta vào con đường trở thành Loài Người? Những câu hỏi lớn, nhưng giờ đã có câu trả lời. “Hơn 6 triệu năm trước chúng ta đã đi bước đầu tiên để tách khỏi Khỉ Hình Người. Kể từ đó có ít nhất 20 dạng tổ tiên của loài người trong cây phả hệ của chúng ta Một số tiếp tục con đường trở thành người, số kia đi vào ngõ cụt tiến hóa”. “Mới 50.000 năm trước có thể có tới 4 kiểu Người khác nhau sinh sống cùng thời điểm. Song ngày nay chúng ta là loài Người duy nhất”. Tại sao chúng ta sống sót còn số khác thì không. Những phát hiện mới đang soi sáng những bước tiến hóa cuối cùng của chúng ta. Ta sẽ tìm hiểu xuất xứ giống loài của chúng ta, Người Khôn Ngoan (Homo sapiens). Hồ sơ di truyền chỉ ra rằng: tất cả loài người hiện đại có xuất xứ từ một quần thể nhỏ của khoảng 600 cá thể. Và chúng ta phát hiện ra cách họ phân bố ra khắp thế giới và đẩy lùi những người cổ khác như người Neanderthal. “Người Neanderthal là giống Người rất thành công ở châu Âu, có lẽ 300.000  hay 400.000 năm, nhưng rồi bị Người Hiện Đại thế chổ. Tại sao họ lại bị Người Hiện Đại chiếm chổ”. Bí ẩn về sự biến mất của người Neanderthal rồi cũng được giải quyết khi bí mật về mã di truyền của họ được mở khóa. Hãy cùng đến với chương trình đặc biệt này để khám phá nguồn gốc của Loài Người.

Hãy tưởng tượng 1 Thế Giới có ít người sinh sống, có thể chỉ vài ngàn người. Là loài tiến hóa gần đây, chúng ta hoàn toàn bị định đoạt bởi nhiều lực lượng tự nhiên xung quanh mình. 140.000 năm trước, Người Khôn Ngoan đã chấp chới bên bờ sự diệt vong. Các phát hiện mới hé lộ các cách thức, từ những khởi đầu đầy gian nan đó, chúng ta thống trị hành tinh này và cuối cùng đã thay thế những người cổ xưa khác từng sinh sống trên hành tinh như Người Đứng Thẳng và Người Neanderthal. Con Người có khả năng sử dụng tối đa môi trường sống của mình. Tới Trung Đông Người Đứng thẳng đã bị tuyệt chủng. Khi con người tới châu Âu, Người Neanderthal bị tuyệt chủng.

Trong gần 400.000 năm Người Neanderthal sống ở châu Âu trong kỷ Băng Hà, là những kẻ đi săn siêu hạng. Não của họ lớn hơn não chúng ta, và hồ sơ sinh tồn của họ dài gấp đôi chúng ta. Họ là loài Người tiến bộ nhất trên Trái Đất cho đến khi chúng ta xuất hiện, rồi họ biến mất, tại sao?

Tại sao Người Neanderthal biến mất.

 Cuối cùng chúng ta đang tìm ra câu trả lời. Hài cốt đứa bé niên đại cách đây 100.000 năm tiết lộ điều ta có, họ không có. Cần phải tìm hiểu sự khác biệt giữa Người Neanderthal và chúng ta để biết được chúng ta có gì đặc biệt. Đó có phải là khả năng về thể chất hay lối tư duy mới. Những nghi vấn đó liên quan đến điều biến chúng ta thành con người. Để trả lời ta phải đi ngược thời gian về lại đoạn đầu về câu chuyện về loài người.

Người Đứng Thẳng, có thân hình gần giống chúng ta.

Hãy tưởng tượng toàn bộ thời gian lịch sử loài người được ghi lại, đưa chúng ta về thời kỳ Kim Tự Tháp Ai Cập 5000 năm trước; gấp đôi lên, 10.000 năm trước, khi thực vật được nuôi trồng và nông nghiệp bắt đầu. Gấp đôi lên lần nữa, 20.000 năm trước tới thời kỳ của thợ săn kỷ Băng hà vẽ hình ảnh gây ngạc nhiên trên tường hang động. Gấp thêm 6 lần, đưa chúng ta về 1,3 triệu năm trước, khi sinh vật đầu tiên trông rất giống chúng ta xuất hiện, Người Đứng Thẳng, người đi tiên phong về những gì thuộc về con người. Người Đứng Thẳng ở những đồng bằng châu Phi gần  2 triệu năm trước. Họ là lớp tổ tiên đầu tiên có thân hình giống với chúng ta.  Họ là những thợ săn, hái lượm, người chế tạo ra công cụ bằng đá. Những con người sống thành nhóm xã hội và quan tâm tới nhau. Người Đứng Thẳng nổi tiếng nhất là cậu bé Tukana. Cậu bé Tukana và tổ tiên cậu ta chính là 1 ngưỡng cửa. Họa sĩ cổ sinh học chuyên làm ra các điêu khắc có căn cứ về người cổ đại. Từ hóa thạch còn lại chúng ta đã tái tạo đầu cậu bé Tukana.

Viktor Deak, họa sĩ về Nhân chủng học: “Các đặc điểm giống Khỉ Hình Người nổi rõ, xương trên mắt to, trán thấp hơn và nhô ra, sọ vẫn nhỏ hơn sọ chúng ta. Bất chấp những khác biệt đó cậu bé Tukana bắt đầu trông giống 1 con người. Có lẽ hành vi và cảm xúc phức tạp hơn, xuất hiện từ thời cậu bé Tukana. Và những gì thực sự là của con người bắt đầu manh nha từ đó”. Có lẽ Người Đứng Thẳng, 2 triệu năm trước đã bắt đầu rời châu Phi. Suốt từ đó, châu Phi là nơi tiến hóa cho chúng ta, cho từng đợt sóng di cư người cổ đại, những người cư trú ở châu Âu và châu Á. Cư trú ở những nơi xa xôi và phát triển theo cách riêng của họ.

Người heidelbergensis, với những chiếc rìu màu hồng, niên đại 500 ngàn năm.

Không lâu sau đó, có 1 làn sóng rời châu Phi để tới châu Âu, đây chính là 1 giống loài mà vào 1 ngày đã sinh ra Người Neanderthal. Kể từ khi chiếc sọ đầu tiên được phát hiện ở Heidelberg, họ được gọi bằng cái tên heidelbergensis nhưng hầu như ta không biết gì về họ cho đến cuộc phát hiện kỳ diệu ở vùng Antefurica, phía Bắc Tây Ban Nha. Đây là lối vào của toàn bộ hệ thống, là 1 đoạn đường dài, 1 số nơi bạn phải bò, 1 nơi khó làm việc. Ngày nay phải mất nữa giờ đi bộ, trườn và bò trong bóng tối mới tới được 15 mét đường thông vào trong hố. Nhưng mất gần 10 năm, di chỉ này hé lộ bí mật của nó. Chúng tôi bắt đầu tìm những mảnh xương người. Lúc đầu khó nhận thấy vì chúng rất mảnh, những có quá nhiều mảnh nhỏ xíu nên họ nghĩ họ đang tìm kiếm 1 thứ gì đó quan trọng. Dù không nói với nhau, nhưng chúng tôi cũng bắt đầu nghĩ rằng dưới đây có xương. Vì trong hố đó có nhiều xương nên họ nhận ra họ không chỉ có 1 bộ, mà là nhiều bộ xương hoàn chỉnh. “Chúng tôi có khoảng 30 bộ xương hoàn chỉnh khoảng 500.000 năm tuổi”. Thật đặc biệt chúng là những bộ khung xương của người tiền sử, đó là Người Heidelbergensis 1 trong những người đầu tiên định cư ở châu Âu.

1

Hình: Người Heidelbergensis, tổ tiên chung của ta và Người Neanderthal.

Nhưng sao mà ở 1 nơi mà thu được nhiều bộ xương như vậy. Juan Luis Arsuaga tin rằng chúng được cố ý đặt ở đó bởi những người họ hàng của họ. 500.000 năm trước, hố xương nằm sâu dưới đất, có 1 lổ thông lên trên mặt đất, có lẽ Người Heidelbergensis đã thả xác người của mình xuống hố. Một kiểu hố chôn cất nguyên thủy. Có bằng chứng cho thấy việc đó có thể là 1 nghi thức, cùng với xương Juan Luis Arsuaga còn tìm thấy được 1 đồ tạo tác, một chiếc rìu tay bằng thạch anh màu hồng, 1 khoáng chất chắc được lấy từ 1 nơi rất xa, họ gọi đó là “Excalibur”, theo tên thanh gươm trứ danh của vua Athur. Họ tin rằng đó là 1 tặng phẩm, biểu tượng đầu tiên được tìm thấy.

Nếu đúng thế, đây là loài có tư duy phức tạp, có ý thức về biểu tượng và lòng tin. “500.000 năm trước, những người định cư ở châu Âu đều có kế hoạch, có ý thức, có trí óc của loài người và cả hành vi biểu tượng”. Trước đây ta thường nghĩ các đặc điểm đó chỉ có ở chúng ta, Người Khôn Ngoan với các bằng chứng sớm nhất có ở những hang đá là các bức vẽ ở phía Nam nước Pháp cách đây 30.000 năm. Song kết quả kỳ diệu nhất ở Antefurica có thể đẩy quá trình phát triển trí óc lên sớm hơn 500.000 năm.

Người Neanderthal, vẻ ngoài rất giống chúng ta

Người H. heidelbergensis vẫn tiếp tục tiến hóa và cuối cùng thành giống người định cư ở châu Âu là Người Neanderthal (niên đại 200.000 – 30.000 năm trước). Trong tất cả các giống người cổ, Người Neanderthal gần với chúng ta nhất. Não của họ hơi lớn hơn não của ta. Cơ thể ngắn và chắc giúp họ sống qua nhiều thời kỳ băng hà. Họ là những người thợ săn, sống nhờ vào thú lớn, lang thang ở rìa những tảng băng khổng lồ phủ khắp châu Âu và Trung Á.

Khi hóa thạch Người Neanderthal đầu tiên được phát hiện (cuối 1829), Darwin vẫn chưa công bố thuyết tiến hóa của ông. Ý tưởng cho rằng Người Hiện Đại là hậu duệ của những giống loài nguyên thủy hơn đã gây ra sự tranh cãi lớn. Đây là hộp sọ hóa thạch đầu tiên của Người Neanderthal được tìm thấy. Michel Toussaint, University of  Liège: “Nó được phát hiện vào cuối năm 1829, sau thời kỳ đó nhiều người không hài lòng với ý nghĩ đây là 1 con Người giống như chúng ta”. Nhiều người khẳng định Người Neanderthal bị bệnh, là những người méo mó. Khi đó, vì khái niệm tiến hóa đã có chổ đứng, nên nhiều người tự hỏi họ có phải là liên kết bị thiếu giữa ta và Khỉ Hình Người hay không. Jean-Jacques Hublin, Max Planck Institute: “Nếu ta trở lại hồi đầu thế kỷ 20, thì Người Neanderthal được coi là sinh vật giống khỉ”. Nhưng kể từ đó, hàng trăm mẫu hóa thạch đã tiết lộ nhiều điểm tương đồng giữa họ và ta. Sau thập kỷ 1970, có 1 quan điểm được gọi là phục hồi Người Neanderthal. “Nghĩa là ta có xu hướng nhìn họ 1 cách con Người hơn”.

Cậu bé Scladina, thuộc Người Neanderthal

Nhưng họ có suy nghĩ và hành động giống ta hay không. Ngày nay, hài cốt của 1 bé trai đã chết 100.000 năm trước, giúp các nhà nghiên cứu thâm nhập những bí ẩn trong trí óc của Người Neanderthal. Thung lũng Mush ở Bỉ, chính các hang đá ở đây là nơi để lộ những hóa thạch đầu tiên  của Người Neanderthal, 150 năm trước. Ngày nay chúng tiết lộ nhiều bí mật sâu xa hơn về thế giới của Người Neanderthal. Trong hơn 20 năm, Michel Toussaint và Dominique Bon Jean, (Archéologie Andennaise) đã khai quật hang đá có tên Scladina. Từng milimét một, họ sàng lớp phế tích. Công việc vất vả của họ đã được đền đáp. Dominique Bon Jean, Archéologie Andennaise: “Tôi có cơ hội có mặt ở đây, khi 1 sinh viên của tôi phát hiện ra 1 cậu bé Người Neanderthal. Khi chúng tôi đến đó, thấy vật này chúng tôi rất bất ngờ, không thể tin nổi”. Thứ họ phát hiện được là xương hàm của 1 cậu bé chết cách đây 100.000 năm. Ở gần đó họ cũng tìm được những mảnh xương và răng, cho đến khi chúng khớp thành 1 bộ hàm hoàn hảo.

2

Hình: Tái hiện cậu bé Scladina, niên đại 100.000 năm tuổi.

Từ đó họ đã nổ lực làm sống lại cuộc đời của cậu bé Scladina. Họ biết vùng rừng và các hang đá và thung lũng Mush chính là nhà của cậu bé. Có lẽ cậu bé sống ở đó trong 1 gia đình nhiều thế hệ. Cậu bé cũng học được từ cha mình kỹ năng trở thành người đi săn. Nhưng ta còn suy ra được gì từ lối sống đó, xương cậu bé chứa đầy manh mối. Và các kỹ thuật mới cho phép các nhà khoa học giải mã chúng. Michel đưa mảnh xương hàm tới 1 trong ít các nơi có thể kiểm tra những thứ ông cần. Viện nghiên cứu Max Planck  ở Leipzig, Đức là 1 trong những trung tâm hàng đầu trên thế giới nghiên cứu về sự tiến hóa của loài người. Ở đây, mảnh xương hàm của cậu bé Scladina được cho đi qua máy chụp CT rất mạnh, nó cho phép các nhà nghiên cứu thấy được cấu trúc bên trong răng và xương. “Đây là hàm dưới được “scan” vào ngày hôm trước, hàm dưới của cậu bé Scladina. Chúng tôi đã xây dựng được thứ gọi là mô hình bề ngoài. Về cơ bản đó là hình ảnh ảo của hàm dưới trên máy tính. Chúng tôi có thể tách răng và xương trong mẩu vật này. Những đặc điểm chúng tôi có thể xem xét cho thấy Người Neanderthal rất giống chúng ta về nhiều mặt, song cũng rất khác với chúng ta”.

Thời thơ ấu ngắn hơn ta.

Răng của trẻ chính là kết quả có giá trị nhất của mọi khảo cổ vì chỉ chúng cho ta biết tốc độ lớn của trẻ. “Nếu ta nhìn vào kiểu mọc răng của cậu bé Scladina đó, theo tiêu chuẩn hiện đại thì cậu bé khoảng 12 tuổi. Chiếc răng hàm thứ 2 đã nhú lên gần như hết. Song sau khi xem xét cấu trúc bên trong của men răng, chúng tôi biết được thật ra cậu bé ít tuổi hơn nhiều. Chúng tôi biết cậu bé đó qua đời lúc 8 tuổi”. Tuy cậu bé trông có vẻ giống chúng ta, nhưng có thể cậu ta phát triển nhanh hơn nhiều. Nghĩa là cậu bé đó có ít thời gian hơn cho não phát triển và học tập, nhưng hoàn toàn giả định Người Neanderthal kém thông minh hơn chúng ta hay không?

Bằng chứng quan trọng có trong hộp sọ. Kết quả cho thấy dấu vết bên trong hộp sọ Người Neanderthal đã tiết lộ não của họ có nhiều nét tương đồng với não của chúng ta. “Khi xem phía trong não của Người Neanderthal chúng ta thấy có thùy trán mà chúng ta không thể phân biệt được với Người Khôn Ngoan. Vùng Roca kiểm soát hoạt động ở mọi khía cạnh có hình thức hoàn toàn giống với con người”. Thế nên, nếu phía trước não của Người Neanderthal giống chúng ta thì phần còn lại sẽ như thế nào.

Khả năng tư duy bị hạn chế.

Ngày nay nhiều nhà khoa học như Katerina Harvati đang cố gắng đo kích thước hộp sọ với độ chính xác cao. Cô sử dụng 1 dụng cụ đặc biệt để số hóa hộp sọ và tạo ra những hình ảnh 3D hoàn hảo. Katerina Harvati, University of  Tubingen: “Từ lâu ta đã biết Người Neanderthal trông khác Người Hiện Đại kể từ họ được tìm thấy và mô tả lần đầu tiên. Nhưng sự khác biệt đó có ý nghĩa gì”. Đây là hình ảnh 3D sọ của ta, với 1 mái vòm cao đặc trưng. Trái lại sọ Người Neanderthal thấp hơn và thon dài cho thấy não có hình dáng khác. Các phần não của Người Neanderthal có tên thùy đỉnh, thùy thái dương có vẻ hơi bé hơn, nét khác biệt nhỏ đó có thể ảnh hưởng tới khả năng tư duy của họ. Daniel Lieberman, Trường ĐH Tổng hợp Harvard: “Nhiều vùng ở thùy đỉnh và thùy thái dương rất quan trọng đối với nhận thức nhất là về ngôn ngữ, trí nhớ, khả năng nhớ các vị trí trong không gian”. Kích thước nhỏ hơn ở các vùng đó của Người Neanderthal có thể là 1 dấu hiệu về khả năng tư duy bị hạn chế.

Người Neanderthal  hầu như chỉ ăn thịt

Nhưng xương hàm của cậu bé Scladina cho ta biết nhiều hơn về những hạn chế khác. Trở lại Viện Max Planck nhìn kỹ hơn về cấu trúc xương để tìm hiểu chế độ ăn uống của cậu bé. Thứ ta ăn sẽ để lại dấu hiệu hóa chất trong cơ thể ta. Những dấu hiệu đó được tích hợp vào protein trong xương. Michael Richards, Max Planck Institute: “Ta lấy xương tách protein và đo các số liệu đó, ta có thể suy ngược lại và nhận biết người này đã ăn thứ gì trong suốt cuộc đời”. Ông phát hiện ra rằng Người Neanderthal  hầu như chỉ ăn thịt, tuy có nhiều trái cây và quả mọng, và rễ cây ăn được trong môi trường sống của họ. Chúng tôi không thấy bằng chứng cho thấy protein thực vật trong chế độ ăn của họ. Và có vẻ họ không hề ăn thức ăn dưới biển. Họ săn thú ăn cỏ như bò pidon, tuần lộc. Họ là loài ăn thịt, có chế độ ăn giống thú ăn mồi như loài sói hơn là con người. “Họ có dấu hiệu ít thay đổi dù sống ở bất cứ đâu. Cho tới nay chúng tôi đã xem xét các dạng Người Neanderthal ở Đức, Người Neanderthal ở Scladina, Người Neanderthal ở Pháp và Croatia, có từ cách đây trên 100.000 năm”. Dù ở những môi trường khác nhau, Người Neanderthal đều làm 1 việc giống nhau. Vậy nên xương của cậu bé Scladina và người của cậu ta tiết lộ nhiều manh mối về hành vi của Người Neanderthal  họ đều làm 1 việc là đi săn thú lớn. Họ cứ làm thế hàng trăm ngàn năm.

Kỹ thuật của họ đã cho thấy 1 câu chuyện tương tự. Kỹ thuật của họ là nhanh, thô, và đơn giản. John Shea, Stony Brook University: “Có 1 số công cụ Người Neanderthal làm ra, ta có thể sao chép trong tích tắc hoặc cùng lắm là vài phút. Dù là săn thú lớn nhưng họ không phóng lao hay bắn tên. Không công cụ bằng đá nào của họ có hình dáng và kích thước đủ để bắn đi được. Chúng đều quá lớn khó có thể phóng đi được. Nghĩa là thợ săn Neanderthal phải đến gần con mồi, mới giết được chúng”. Từ đó khiến đi săn là 1 việc đầy rủi ro. Hầu hết xương của đàn ông Neanderthal đều có vết nứt. Cuộc sống của họ rất vất vả, nguy hiểm nên ngắn ngủi. Xương của họ cho thấy rất ít người thọ trên 30 tuổi.

Nhưng với tư cách là 1 loài, Người Neanderthal lại tồn tại gần 400.000 năm, dài gấp đôi chúng ta. Nhưng rồi 1 ngày, thời gian của họ trên Trái Đất cũng kết thúc. 25.000 năm trước, họ biến mất khỏi hồ sơ hóa thạch. Đã có chuyện gì xảy ra?

Người Khôn Ngoan, loài Người tiến hóa sau cùng

Để tìm hiểu chúng ta phải trở lại châu Phi. Thung lũng Vết Nức Lớn thời kỳ diễn ra rất nhiều sự tiến hóa của loài Người. Chính tại nơi đây hàng triệu năm về trước, thiên nhiên bắt đầu 1 cuộc đại thí nghiệm với nhiều sinh vật như Lucy, Người Đứng Thẳng. Chính tại nơi đây hơn 1 triệu năm về trước cậu bé Turkana và người của cậu ta với bộ não và cơ thể lớn hơn đã hình thành xã hội đi săn và hái lượm. Và cũng tại nơi đây, khoảng 200.000 năm trước, hộp sọ của 1 loài mới bắt đầu được tìm thấy, loài Người tiến hóa sau cùng, Người Khôn Ngoan (Homo sapiens).

Người Khôn Ngoan, thời kỳ đầu

Họ vẫn chưa hẳn là chúng ta, phần xương trên mắt họ hơi to hơn, mặt họ hơi lớn hơn, còn kỹ thuật thì vẫn đơn giản. Đồ đá của Người Neanderthal và đồ đá của Người Khôn Ngoan giống hệt nhau. “Không thể phân biệt được ai làm cái gì, khi họ cùng làm 1 thứ”.

Một thời kỳ băng hà dài và nặng nhất làm Người Khôn Ngoan tiến hóa vượt bậc

Vậy điều thay đổi là gì. Điều gì khiến chúng ta thành loài tháo vát như ngày nay. Tất cả các bằng chứng đều hướng tới sự biến đổi khí hậu. “Chúng ta tiến vào 1 thời kỳ băng hà dài và nặng nhất”. Vào 200.000 năm trước những tảng băng khổng lồ đã tràn xuống xa hơn. Ở châu Phi các trận đại hạn đã biến nhiều vùng thành sa mạc. “Về cơ bản chúng ta chịu thiên tai kép. Thách thức về khí hậu đối với châu Phi khiến dân số giảm xuống”. Nhà di truyền học Spencer Wells, Nat Geo Explorer-in-Residence tin rằng: những giao lưu trong dân số cổ đại đã để lại dấu vết về gen của ta. Nó có tên là “Hiệu ứng cổ chai”. Các chủng con người (hiện nay) tuy bề ngoài có vẻ khác nhau nhiều, nhưng thực ra có rất ít sự đa dạng về di truyền. Chúng ta giống đến 99,9%. Còn loài Khỉ, Tinh tinh, Khỉ đột hay Đười ươi thì sự đa dạng ADN nhiều gấp 4 đến 10 lần. ADN ở người thiếu sự đa dạng chính là manh mối cho thấy có thể có 1 cuộc khủng hoảng đã quét sạch dân số. Lý do chúng ta có ít sự đa dạng ở góc độ di truyền chính là vì ta đánh mất nó ở 1 điểm nào đó. Cứ hình dung chiếc chai thạch đậu này là dân số ban đầu. Trong này sự đa dạng là rất lớn. Vậy thì điều gì đã xảy ra ở cổ chai, khi đi qua cổ chai thì ít loài sống sót. Do đó, có sự sụt giảm dân số xảy ra ở ngay đây. Mọi người đang sống hôm nay là hậu duệ của 1 số ít cá thể này. Bạn có thể thấy ta bị mất đi nhiều màu sắc so với gốc gác. Hiệu ứng cổ chai là thế đấy. Mọi người hôm nay là hậu duệ của 1 số ít cá thể vượt qua được cổ chai đó.

3

Hình: Minh họa “Hiệu ứng cổ chai”

Dữ liệu khí hậu cho thấy, khoảng 140.000 năm trước hầu hết châu Phi nhiệt đới đều trở nên hoang vu. Tổ tiên chúng ta buột phải tìm nơi trú ẩn dọc vùng duyên hải hoặc các cao nguyên. Xem ra có từ 4 – 6 điểm ở châu Phi là vẫn có thể có lợi cho quần thể săn bắt và hái lượm. Những nơi trú ẩn đó vẫn có bằng chứng cho thấy tổ tiên chúng ta bị đẩy đến bên bờ của sự tuyệt chủng. Curtis Marean, Institute of Human Origins: “Hồ sơ di truyền cho thấy chúng ta là con cháu của 1 quần thể xấp xỉ 600 cá thể. Có sự bất đồng về số lượng và thời gian. Nhưng có vẻ mọi người trên Trái Đất đều là con cháu của 1 quần thể rất nhỏ sống ở châu Phi”. Curtis Marean tin rằng họ sống ở dọc bờ biển Nam Phi. Chính cuộc sống dựa vào biển đã khiến họ buột họ phải thay đổi. Ở 1 cái hang ở Nam Phi, ông tìm thấy nhiều hang được tổ tiên Người Khôn Ngoan sử dụng trong suốt thời kỳ đại hạn.

Khí hậu khắc nghiệt buột Người Khôn Ngoan phải thay đổi chế độ ăn

Chúng có đầy manh mối gợi ý về những lối tư duy và hành vi mới. Ở đây ông tìm được các bằng chứng lâu đời nhất cho thấy con người đã sống nhờ vào biển. “Vật liệu sẫm màu này chính là tro của 1 bếp lửa, phần lớn chất liệu này là vỏ sò bị đốt. Do đó rõ ràng việc nướng sò đã diễn ra tại chính tại điểm này. 76.000 năm trước, ai đó đã có bữa tối ngon lành với món sò nướng ở đây”. Đây chính là quần thể đã mở rộng chế độ ăn uống, cần đến sự khéo léo, không có ở tổ tiên thời kỳ đầu. Nếu bạn đi bắt sò không đúng lúc, bạn sẽ bị chết ngay. Bạn phải biết thời điểm ra bờ biển khi có thủy triều thích hợp mới bắt được sò. Thời điểm thích hợp nhất là lúc thủy triều xuống tới mức thấp nhất.  Để tiên đoán điều đó thì việc hiểu chu kỳ của Mặt Trăng sẽ rất có ích. Đó là thời điểm bạn muốn bắt sò biển. Chổ nước này sẽ rút ra xa ngoài kia vào thời điểm đó, ở chổ tảng đá kia. Thế nên, kẻ đi biển khôn ngoan sẽ biết dùng Mặt Trăng để xác định thời điểm thích hợp nhất.

Những người dân ở hang này không những săn bắt sò mà còn săn bắt ở đồng bằng bên trong bờ biển. Họ còn hái lượm những quả mọng và đào rễ cây, lối sống của họ phản ánh 1 nét linh hoạt mới. “Việc sử dụng có hệ thống nguồn hải sản cho thấy có sự phức tạp trong nhận thức”.

Công cụ đá chuyên biệt hơn

Tổ tiên chúng ta ở trong những chiếc hang này trong hơn 140.000 năm và để lại bộ tài liệu kỳ diệu về sự thay đổi của mình. Khu này là 1 tài liệu về sự thay đổi phong cách làm công cụ bằng đá. “Họ làm công cụ bằng đá thạch anh cứng. Khoảng 71.000 năm trước, họ có sự thay đổi trong việc chế tạo công cụ bằng đá có hình lưỡi dao mỏng. Trước khi đẽo gọt họ đốt nóng vật liệu này, đó là thời điểm cách đây 71.000 năm, còn trước đó 40.000 năm, thì điều đó chưa được phát hiện”. Kỹ thuật của tổ tiên chúng ta đã mở rộng từ rìu cầm tay đa năng ra nhiều loại công cụ chuyên biệt nhẹ hơn. “Khi đó, họ bắt đầu làm công cụ này, họ làm công cụ có đầu nhỏ và đục lỗ, họ còn làm nhiều cộng cụ khác có mũi chạm trổ đặc biệt”.

4

Hình: Công cụ đá từ Rìu tay đa năng thành nhiều loại công cụ chuyên biệt.

Những đồ dùng chuyên biệt cho phép tổ tiên chúng ta đi xa hơn khỏi môi trường sống của mình. Nhưng đó chưa phải là thay đổi duy nhất. “Lúc này ta bắt đầu thấy con người xem các công cụ đá là biểu tượng, họ làm chúng phức tạp hơn mức cần thiết để có thể dùng được. Do đó lúc này công cụ bằng đá không còn là công cụ dùng để cắt nữa mà còn là công cụ mang thông tin xã hội của người chủ sở hữu nó”. Một dạng hiểu biết mới về biểu tượng đã xuất hiện. Bằng chứng đầu tiên về nghệ thuật trang điểm được làm từ khoáng chất đầu tiên có tên là hoàng thổ đã được phát hiện ở Blombos, 1 cái hang khác dọc bờ biển Nam Phi.

Bắt đầu biết sáng tạo hình ảnh biểu tượng

Trong khi khai quật ở vùng này, chúng tôi phát hiện 1 khối hoàng thổ. Christopher Henshilwood, University of  Bergen: “Khi phủi sạch bụi trên bề mặt của khối này chúng tôi mới biết thật ra đó là nét trang trí ở 1 bề mặt, khi xem kỹ hơn khi soi ánh sáng, chúng tôi thấy có hoa văn và các đường chéo song song, có cả các đường chữ chi chạy ngang. Trên bề mặt rất phẳng này còn có nhiều đường thẳng chạy từ đầu xuyên qua phần giữa rồi dọc xuống phía dưới. Bạn có thể hình dung chúng tôi mừng thế nào vì chúng tôi không mong tìm 1 thứ có thể đại diện cho hình ảnh biểu tượng cách đây 75.000 năm. Đây thực sự là 1 bất ngờ lớn đối với chúng tôi”. Ở Blombos họ cũng tìm thấy nhiều vỏ sò có lỗ được cho là để làm vòng cổ.

5

Hình: Khối hoàng thổ ở động Blombos, niên đại khoảng 75.000 năm trước.

Biết trang trí

Vậy tổ tiên chúng ta giờ đã biết đeo đồ trang sức và còn có thể vẽ lên cơ thể mình nữa. Christopher Henshilwood: “Với tôi, điều quan trọng là lần đầu tiên chúng ta có bằng chứng cho biết rằng con người có thể lưu thông tin ngoài bộ não”. Đó là sự ra đời của 1 nét văn hóa mới của con người, phức tạp hơn song dễ lưu truyền hơn từ thế hệ này qua thế hệ khác.

6

Hình: Người Khôn Ngoan biết vẽ mặt, biết dùng vỏ sò đeo cổ.

60.000 năm trước, tổ tiên chúng ta đạt mức kỹ thuật và văn hóa mới.

Vậy là, 60.000 năm trước, tổ tiên chúng ta bắt đầu xuất hiện với kỹ thuật và văn hóa mới. Hàng ngàn năm hạn hán đã buột họ phải thay đổi. Họ đã sẵn sàng để khám phá thế giới. Khi khí hậu hiền hòa hơn, họ đã bắt đầu rời khỏi châu Phi. Có thể họ bị bất ngờ khi phát hiện ra nhiều lục địa đã được người khác cư trú. Những vết tích của người di trú trước đó rất lâu. Khi tới châu Á có thể họ đã gặp Người Đứng Thẳng hoặc người tí hon Hobbit. Không có bằng chứng về cuộc gặp gỡ nói trên, nhưng chúng ta biết chắc đã có 1 cuộc chạm trán. Như 1 con sóng từ từ đi qua Trung Đông vào châu Âu, chắc chắn họ đã gặp Người Neanderthal.

 Những cuộc gặp gỡ đó như thế nào? Đã nhiều năm các nhà khoa học ghi chép Người Khôn Ngoan thời kỳ đầu đã lai cả Người Neanderthal thông qua hôn phối. Nếu thế đã có dấu vết ADN của Người Neanderthal trong gen chúng ta ngày nay.Nhưng không có cách nào lần ra ADN của Người Neanderthal cho đến khi các nhà nghiên cứu của Viện Max Planck  tiến hành 1 cuộc phiêu lưu khoa học táo bạo tìm cách lập chuỗi bộ gen Người Neanderthal.

Lập Bộ gen hoàn chỉnh của người Neandertan.

Bộ gen của người có xấp xỉ 3 tỉ baze hóa học A,C,T và G cấu thành nên gen người. Lập bản đồ gen là 1 công việc khó khăn. Ý nghĩ lập bản đồ gen của loài đã tuyệt chủng từ lâu xem ra là 1 ý nghĩ kỳ quặc. Nhưng điều này cũng không ngăn Svante Paabo (Viện Max Planck)  mơ tới điều đó. Vấn đề trước mắt là thu ADN từ xương của Người Neanderthal đã trên 30.000 năm tuổi.

“Trong phần lớn các trường hợp, ADN giảm phân đều đặn theo thời gian và chỉ để lại những đoạn nhỏ. Nhóm của tôi tham gia đến nay đã  20 năm vào việc phát triển kỹ thuật để thu mẫu ADN của người cổ từ các hóa thạch và xương. Chúng tôi luôn mơ làm được thế với Người Neanderthal, họ hàng gần nhất của chúng ta”.

Cuối cùng nhờ thận trọng không gây ô nhiễm, họ đã tách được ADN mẫu đầu tiên của Người Neanderthal. Giấc mơ của Svante giờ đã trở thành hiện thực. Ông và cộng sự đã tạo được 1 bảng sao về bộ gen hoàn chỉnh của Người Neanderthal. Giờ đây các nhà khoa học trên khắp thế giới có thể so sánh phần chính của bộ gen đó và bộ gen người.

Gen fóctê (2), gen duy nhất có liên quan sự phát triển lời nói và ngôn ngữ ở người.

Và 1 so sánh như vậy đã cung cấp cho ta 1 cái nhìn sâu hơn về não của Người Neanderthal. Gen fóctê (2) đó là gen duy nhất ta có thể biết có liên quan sự phát triển lời nói và ngôn ngữ ở người. Ta biết được như thế là vì nếu 1 bản sao ở người bị mất do đột biến ta sẽ gặp vấn đề về lời nói. Khi lần đầu tiên được phát hiện gen fóctê (2), mang lại nhiều niềm vui sướng. Tuy nhiều động vật cũng mang gen fóctê (2) nhưng phiên bản ở người là đặc biệt hơn cả. Một số người nghĩ đó là gen của ngôn ngữ, nhưng giờ ta biết các đặc điểm phức tạp như ngôn ngữ được nhiều gen qui định. Tuy nhiên các nhà nghiên cứu nhất trí rằng phiên bản gen fóctê (2) ở người quan hệ gần gũi với 1 số kỹ năng vận động cơ bản cần thiết cho lời nói. Có 1 câu hỏi lớn, dĩ nhiên là điều đó có ở Người Neanderthal hay không? Svante Paabo: “Khi nhìn Người Neanderthal ta thấy họ giống hệt ta”. Bằng chứng trớ trêu là bất chấp hạn chế về trí óc cậu bé Scladina và người của cậu ta vẫn có thể biết nói. Nếu có chung khả năng ngôn ngữ với Người Neanderthal thì liệu ta và họ có cùng thừa hưởng 1 nguồn gốc chung hay không, và đó là ai. Bằng 1 kỹ thuật có tên đồng hồ phân tử, các nhà khoa học ngày nay có thể biết được điều đó là vì ADN chỉ đột biến hay biến đổi ở 1 tốc độ đều đặn đến bất ngờ. Nhờ xem xét các khác biệt trong 1 mã di truyền ở người Người Neanderthal và ta. Đơn giản là so sánh A,C,T và G trong ADN của ta các nhà khoa học có thể ước đoán 2 loài đã phân rẽ bao lâu.

ADN tiết lộ ta có chung tổ tiên với Người Neanderthal.

Ta có thể ước đoán thời điểm có chung tổ tiên khi 1 số cá nhân tiếp tục trở thành Người Hiện Đại còn số khác tiếp tục trở thành Người Neanderthal. Svante Paabo:  “Đó là cách đây khoảng 300 – 400.000 năm trước”, thời gian đó ứng với các tổ tiên đã rời châu Phi 500.000 năm trước và chôn cất người chết ở các ngọn đồi phía Nam Tây Ban Nha đồng thời bỏ lại chiếc rìu đá màu hồng đặc trưng. Đó chính là Người H. heidelbergensis. Loài người mà giờ đây ta biết cũng là tổ tiên của mình. Ở châu Âu họ tiến hóa thành Người Neanderthal, còn ở châu Phi các nhóm người chưa di cư trở thành Người Khôn Ngoan. Do đó ADN tiết lộ ta có chung tổ tiên với Người Neanderthal. Nhưng ta có mang dấu vết ADN của Người Neanderthal trong gen của mình hay không. Có 1 bằng chứng cho việc ta thừa hưởng gen qua hôn phối. Có 1 số người khẳng định có con lai của Người Neanderthal và Người Khôn Ngoan.

Jean Jacques Hublin, Max Planck Institude: “Trong hồ sơ di truyền chúng tôi chưa thấy có bằng chứng rõ ràng. Điều quan trọng là Người Neanderthal  bị thay thế bởi những con người khác và chỉ ít lâu sau chúng tôi không thấy dấu vết của Người Neanderthal  ở châu Âu. Và dĩ nhiên ngày nay chúng ta không thấy dấu vết của Người Neanderthal . Vì không có bằng chứng về sự hôn phối nên xem ra rất có thể vì dân số của ta phát triển nên ta đã đẩy Người Neanderthal ra khỏi môi trường sống của họ”. Con người có cách sử dụng triệt để môi trường, hình như chúng ta có khả năng đẻ nhiều và con cháu chúng ta xem ra có khả năng sống sót cao hơn.

Tại sao Người Neanderthal tuyệt chủng.

Daniel Lieberman: “Thế nên, tăng trưởng dân số là 1 phần quan trọng trong việc thích nghi của con người”. Sự xuất hiện của Người Khôn Ngoan không phải là vấn đề duy nhất mà Người Neanderthal phải chiến đấu. Châu Âu đã bị tê liệt bởi sự đỏng đảnh của khí hậu. Người Neanderthal đã đấu tranh để tồn tại. Jean Jacques Hublin: “Có thể  mật độ của Người Neanderthal ở vùng này rất thấp. Điều đó có lý do hợp lý. Kỹ thuật của Người Neanderthal rất hạn chế, trong khi đó năng lượng họ cần là rất lớn. Họ có cơ thể to lớn, bộ não lớn, sống trong môi trường lạnh, do đó có thể ước lượng mức năng lượng tiêu thụ hàng ngày của họ khoảng 5.000 Kcal bằng với 1 cuarơ xuyên Pháp tiêu hao trong mỗi ngày”. Nhưng với cơ thể mảnh và cao hơn Người Khôn Ngoan có nhu cầu thấp hơn về năng lượng. Họ đã phát triễn 1 kỹ thuật mới có tính đột phá, đó là vũ khí bắn, phóng lao.

So sánh 2 loại giáo

John Shea, Stony Brook University: “Đây là 2 loại lao khác nhau. Đây là loại nặng làm bằng gỗ, Người Neanderthal và tổ tiên họ đã dùng. Đây là lao nhẹ hơn, làm bằng xương mà Người Khôn Ngoan sử dụng. Những vũ khí này có nhiều đặc tính. Giáo nặng có hiệu quả ở cự li ngắn và vì chúng nặng nên bạn chỉ có thể cầm được ít. Còn giáo đầu nhọn bằng xương nhẹ hơn và bền hơn, có hiệu lực ở cự li xa hơn. Về bản chất giáo đầu nhọn bằng xương do tổ tiên ta sử dụng cho phép săn được nhiều hơn và an toàn hơn. Do đó nó có quan hệ rộng hơn với sinh thái. Những ngọn giáo lớn, tương đối nặng và ngắn cũng giống như đi săn bằng súng ngắn, còn những lao nhẹ này giống việc dùng súng trường bắn tự động, vừa bắn được nhiều mà lại được xa hơn. Một loại vũ khí hiệu quả hơn”. Ném lao cho phép tổ tiên ta săn đuổi được nhiều con thú lớn mà ít bị rủi ro hơn. Jean Jacques Hublin: “Người Hiện Đại có xu hướng tăng cường khai thác môi trường sống, để có được mọi thứ có thể có từ môi trường sống, xu hướng đó đã được xác lập ở châu Phi và trở nên rõ ràng hơn khi tổ tiên ta đi khắp Thế giới”.

7

Hình: So sánh 2 loại giáo nặng và giáo nhẹ.

Các nhà khảo cổ đã có thể lần ra sự di chuyển của họ nhờ những con thú lớn bị tuyệt chủng. Ở châu Âu và châu Á sự xuất hiện của Người Khôn Ngoan trùng với sự biến mất của loài voi Ma mút có lông, của loài sư tử sống trong hang và các động vật có vú lớn. Còn ở Úc, những động vật trên 45 kg đều bị biến mất chỉ trong vài ngàn năm khi ta xuất hiện. Ảnh hưởng của Người Khôn Ngoan đến các quần thể thú lớn trở nên lớn hơn khi ta càng đi xa châu Phi. John Shea: “Do đó ở châu Phi có rất ít vụ tuyệt chủng lớn, chỉ có ít vụ tuyệt chủng liên quan đến Người Khôn Ngoan khi họ đến vùng Âu Á. Khi họ tới Úc và Tân thế giới thì có 1 đợt quét sạch khác”. Người Người Neanderthal chỉ là 1 trong nhiều loài bị biến mất khi chúng ta xuất hiện. Dần dần họ bị đẩy ra các vùng biên của châu Âu, nơi trú ẩn cuối cùng của họ có vẻ là dãy núi Gibranta cách đây 28.000 năm, rồi họ biến mất không để lại di sản mà chỉ để lại xương hóa thạch.

 Chỉ còn lại 1 loài Người

Lần đầu tiên, chỉ có 1 loài Người trên hành tinh này. Nhưng loài này sống khắp hành tinh, tới những nơi có giống Người khác sinh sống khiến họ tới chổ tuyệt chủng. Họ tới châu Úc, châu Mỹ, lên Mặt Trăng và sao Hỏa. Jean Jacques Hublin: “Điều đó rất khác thường vì cách con người tăng cường khai thác môi trường sống là rất đặc biệt. Ban đầu biến đổi khí hậu biến ta thành ra như bây giờ, chúng đem lại cho chúng ta khả năng sáng chế mới và đã đưa chúng ta tới 1 luồng tiến bộ kỹ thuật mới, và điều làm chúng ta khác đi vẫn là 1 bí ẩn”. Ta sẽ sớm phát hiện ra những thay đổi về gen chỉ có ở loài người. Nhưng gen chỉ là 1 phần của điều khiến ta trở nên đặc biệt.

Phần kia chính là tác phẩm đầy bí ẩn chỉ có ở con người, đó là Văn hóa. Donald Johanson, Institute of  Human Origins: “Người Khôn Ngoan là loài thích nghi nhất, nghĩa là Thế giới có thế nào đi chăng nữa, chúng ta vẫn có cách để thích nghi. Ngày nay cách đó gọi là Văn hóa.  Nếu các dòng sông băng trôi về Arizona, nơi tôi sinh sống, chúng tôi sẽ không có nhiều lông và da dày mà sẽ làm lò sưởi và hệ thống sưởi ấm”.

Văn hóa chính là nhà kho chứa chất tư duy và nhận thức phức tạp mà ta truyền lại cho con cháu chúng ta như truyền lại gen vậy. Cách thức tiến hóa văn hóa và tiến hóa di truyền tương tác với nhau sẽ là điểm đầu trong công cuộc nghiên cứu trong tương lai. Có 1 điều chắc chắn là tiến hóa không dừng lại. Spencer Wells, Nat Geo Explorer-in-Residence: “Tốc độ tiến hóa ở góc độ di truyền đã gia tăng trong 10.000 năm qua và có thể tiếp tục tăng trong vài ngàn năm nữa”. Không ai biết điều đó sẽ đưa chúng ta đi đâu. Nhưng chúng ta vẫn còn là 1 loài non trẻ và tương lai phía trước vẫn còn dài./.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn