Thần thoại Ấn Độ 'đã có phi cơ và tế bào gốc'

Thứ Ba, 30 Tháng Tám 20223:00 CH(Xem: 1366)
Thần thoại Ấn Độ 'đã có phi cơ và tế bào gốc'
bbc.com

Thần thoại Ấn Độ 'đã có phi cơ và tế bào gốc'


Phe dân tộc Ấn Độ nay nói thần Ramayana 'đã lái máy bay'

Một số nhà khoa học tự tôn dân tộc Ấn Độ được sự ủng hộ của Thủ tướng Narendra Modi nay bác bỏ cả các tên tuổi lớn như Newton, Einstein và khoe là thần thoại nước họ đã có các công trình khoa học hiện đại.

A temple image of Ram and Sita

Nguồn hình ảnh, Geeta Pandey

Chụp lại hình ảnh,

Ramayana cứu nàng Sita trong thần thoại Ấn Độ

Biến chuyện cổ đại và huyền thoại thành "khoa học" là mục tiêu của Đại hội Khoa học Ấn Độ lần thứ 106 từ 3 đến 7 tháng 1/2019, theo BBC News.

Được chính thủ tướng Modi khai mạc, đại hội này không chỉ bàn về khoa học thời nay mà còn nhấn mạnh đến các thành tựu thời xa xưa, thậm chí thời huyền thoại.

Tại sự kiện vừa qua, hiệu trưởng một đại học miền Nam nước Ấn Độ nói trong sách cổ của đạo Hindu đã có bằng chứng về "nghiên cứu tế bào gốc".

Theo ông G Nageshwar Rao, hiệu trưởng ĐH Andhra, hàng nghìn năm trước nghiên cứu này "đã được thực hiện" ở Ấn Độ.

Ông còn nói vị thần Ramayana từng dùng 24 loại máy bay, và có một mạng lưới sân bay ở chỗ nay là Sri Lanka.

TS KJ Krishnan từ bang Tamil Nadu thì nói cả Isaac Newton và Albert Einstein đều nhầm lẫn.

Newton để lại công trình về lực vạn vật hấp dẫn còn Einstein tìm ra thuyết tương đối.

Nhưng ông Krishnan nói Newton nhầm lẫn, không hiểu gì về sức đẩy của lực hấp dẫn còn thuyết của Einstein hoàn toàn sai.

Ông đề nghị gọi "sóng lực hấp dẫn" là "sóng Narendra Modi", mang tên của thủ tướng đương quyền tại Ấn Độ.

Dân tộc chủ nghĩa và tự tôn

Đây không phải là lần đầu tiên quan chức Ấn Độ cho rằng trong thần thoại nước họ đã có nói về phi cơ.

Hồi 2017, thứ trưởng giáo dục Satyapal Singh in 2017 không chỉ cho rằng thần thoại Ramayana mô tả máy bay, mà còn thêm rằng chiếc phi cơ thực, bay được trên thế giới là do một người Ấn Độ, ông Shivakar Babuji Talpade thiết kế, tám năm trước khi anh em nhà Wright có chuyến bay đầu tiên.

Tuy nhiên, giới bình luận đôi khi không hiểu quan chức Ấn Độ nói thật hay nói đùa.

Theo phóng viên Soutik Biswas, BBC News ở Delhi thì chính quyền Ấn Độ nay đang pha trộn huyền thoại với khoa học và tạo môi trường để 'giả khoa học' (pseudoscience) từ quan điểm bên lề thành dòng chính.

Ông giải thích rằng các phát biểu 'quái lạ' của chính những nhân vật hô hào cho chủ nghĩa dân tộc Ấn Độ và đảng BJP là cách tạo ra hào quang quá khứ để tăng tính tôn giáo cho chính trị hiện thời.

Chụp lại hình ảnh,

Thần Ganesha là bằng chứng thời xa xưa người Ấn đã biết "phẫu thuật chỉnh hình", theo thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi

Thần Ganesha là sản phẩm 'phẫu thuật chỉnh hình'?

Bản thân thủ tướng Narendra Modi hồi 2014 từng nói "thần Ganesha có thân người nhưng mang đầu voi" trong thần thoại Ấn, là bằng chứng thời xa xưa người Ấn đã biết "phẫu thuật chỉnh hình".

Ông Modi nổi tiếng là người từng tu hành theo truyền thống Ấn Giáo và phổ biến yoga ra thế giới.

Việc đề cao cội nguồn văn hóa Ấn Độ cũng khiến một bộ trưởng giáo dục cấp tiểu bang ở Rajasthan nói nghiên cứu bò là hết sức quan trọng.

Vì theo ông, con bò - động vật linh thiêng theo Ấn giáo - là cơ thể duy nhất có cách hấp thụ ô-xy cách hít vào thở ra cùng một lúc.

Nhà nghiên cứu địa chất Ashu Khosla thì nêu quan điểm rằng thần Brahma đã tìm ra các loài khủng long và ghi lại về chúng chi tiết trong các kinh sách cổ xưa.

Công trình này của ông Khosla được giới thiệu trong bản tham luận tại Đại hội Khoa học Ấn Độ đầu năm 2019.

Dân biểu quốc hội Ramesh Pokhriyal Nishank hồi năm 2014 từng nói "khoa học phải nhường chỗ cho chiêm tinh học".

Nguồn hình ảnh, Hulton Archive/Getty images

Chụp lại hình ảnh,

Anh em nhà Wright thực hiện chuyến bay đầu tiên ở Fort Meyer, bang Virginia, Hoa Kỳ tháng 6/1909

Ông cũng nêu quan điểm rằng Ấn Độ từng "thử nguyên tử" hơn 100 nghìn năm trước đây.

Theo một số thuyết, loài người có mặt ở tiểu lục địa Ấn Độ từ 100-120 nghìn năm trước, còn một số thuyết khác tin rằng người chỉ đến vùng Nam Á từ 60-70 nghìn năm trước.

Bằng chứng khảo cổ cho thấy 75 nghìn năm trước, các dụng cụ loài người để lại ở vùng này vẫn là đồ đá thô sơ và khoảng 5000 năm trước họ mới biết trồng cấy.

Nền văn minh sông Hằng mà các chính trị gia thuộc đảng BJP cầm quyền ở Ấn Độ đang đề cao chỉ mới hình thành chừng 5000 năm trước.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn